Monday, September 30, 2013

Tự do độc lập quá quý hiếm cho VN


Tự do độc lập quá quý hiếm cho VN

 
Hà Xuân Thụ

 
Nước Việt Nam Cộng Hòa kéo dài 21 năm, 1954 - 1975. Những năm thực sự được tự do độc lập và thanh bình chỉ có chừng sáu năm ngắn ngủi từ 1956 đến 1962 mà thôi vì còn lại là chiến tranh. Sáu năm ấy so với quá trình hơn 4,000 năm lịch sử dựng nước dài đăng đẳng chứng tỏ tự do và độc lập quả thật vô cùng quý hiếm cho Việt Nam.

Mỗi lần nhớ về Việt Nam tôi chỉ mong người dân Việt có được đời sống an cư lạc nghiệp tuyệt vời như thời gian sáu năm đã kể trên của VNCH mà thủ đô là Sài Gòn.

Lúc ấy người dân có thể xé làm hai một đồng bạc VN đưa cho người bán hàng một nửa để mua được một gói xôi hoặc một cây cà rem giá 50 xu. Còn bây giờ gói xôi giá tiền 1 đô Mỹ hay 12,000 đồng VN, như vậy có phải là đắt gấp 24 ngàn lần thời Đệ Nhất VNCH không ?

Đó là sự thật, là bằng chứng tuyệt vời nhất không thể chối cãi được. Bởi vậy ngay trong phần mở đầu của bài viết Thiếu Sinh Quân lừng danh quân sử tôi đã viết:

Bất kỳ người Việt nào sống ở miền Nam thời Đệ Nhất VNCH, đều hưởng thụ những sung sướng của an cư lạc nghiệp dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn đó, 1955- 1963, đất nước đã phát triển thịnh vượng, có được độc lập tự do như chưa từng có trong lịch sử vì không còn vua chúa hoặc ngoại bang cai trị nữa. 

Những kỷ niệm an cư lạc nghiệp tuyệt vời này đã được các nhạc sĩ Lam Phương, Văn Phụng, Y Vân xưng tụng và sáng tác thành những nhạc phẩm lừng danh nghệ thuật tuy đã hơn 50 năm rồi nhưng người Việt Nam vẫn còn hát mãi mãi như sau:
 



Friday, September 27, 2013

Vùng trời ngày đó

Vùng trời ngày đó 

Tình hình tháng 3/75 tại Vùng Trời Hỏa Tuyến
T.HG@SONGCHUY  & Hà X Thụ
Vùng I Chiến Thuật , miền Địa Đầu Giới Tuyến , còn được mệnh danh là Vùng Hỏa Tuyến. Đà Nẵng là thành trì cuối cùng dưới con mắt người dân Vùng I Chiến Thuật.
Mất phi trường Đà Nẵng thành phố cũng mất theo. Tất cả dân quân thuộc Quân Khu I từ các nơi kéo về Đà Nẵng coi như không còn đường thoát... Phương tiện eo hẹp của Hải Quân Vùng I Duyên Hải được dành ưu tiên cho hai đơn vị Dù & TQLC.
Hơn 5 giờ chiều 29/3/75 , còn một chiếc trực thăng cuối cùng mang số 107 cất cánh rời kho dầu ở cuối đường Trưng Nữ Vương, Chợ Mới. Hoàn toàn chấm dứt sự hiện hữu của SĐ I/KQ trên Vùng Trời Hỏa Tuyến , bỏ lại sau lưng thành phố thân yêu đang âm thầm đi vào bóng đêm của hận thù, kinh hoàng và sợ hãi....
Những ngày cuối cùng Sư Đoàn I/KQ dồn lại chỉ còn đủ quân số giữ được PĐ 213 di tản xuống Cần Thơ  để sát nhập vào SĐ4/KQ với hai vị chỉ huy mới là T/tá Huỳnh V.Phố (PĐT) và Th/tá Hiền(PĐP).
Anh em đều chán nản chẳng muốn lãnh tàu HQ thì lệnh đầu hàng đến ...  Mai Côn (xạ thủ 213) đến hỏi tôi có đi không cho hắn theo? Tôi hoàn toàn không muốn đi tí nào . Vợ chồng Nguyễn Trà trèo rào vào phi đạo lấy phi cơ , bà xã Trà đang có bầu mà trèo qua hàng rào lẹ làng...
Tôi chờ Th/tá Hiền về để mượn chìa khóa xe pick up chở mấy anh em ra bến xe đò đón xe về Sài Gòn để trở về nguyên quán nhưng chờ mãi không thấy.
Bất chợt Tr/tá Lâm (PĐT 211) đáp ngay bên cạnh cư xá để bốc chị Lâm lên thế là Duyên kéo Đặng Cường và tôi lên theo ; lòng vẫn đinh ninh sẽ tìm một nơi nào khác để tử thủ ! ! !
Trên chuyến tàu của tôi có Đại Tá Thiện , Cựu Tư Lệnh Phó SĐIKQ. Ông mất rất sớm khi mới đặt chân lên đất Mỹ ! Chúng tôi bay ra Côn Đảo rồi đáp xuống Đệ Thất Hạm Đội ngoài hải phận bắt đầu cuộc đời tỵ nạn...Đúng một tháng sau khi mất Đà Nẵng , toàn thể Miền Nam Việt Nam cũng không còn nữa !
Miền Trung với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Trường Sơn cao vút, núi đồi trùng điệp và biển xanh lai láng đã in sâu vào tâm trí tôi như tấm bản đồ hành quân muôn màu. Và Phi Đoàn 213 như người mẹ hiền ưu ái đã cho tôi tất cả niềm hãnh diện của một phi công trực thăng, một đời tận hiến cho Tổ Quốc và Không Gian.
 
Nhạc sĩ Lam Phương vô cùng ngưỡng mộ các chiến sĩ Không Quân VNCH anh hùng. Ông sáng tác tuyệt phẩm Vùng Trời Ngày Đó. Ông viết những câu hát làm rơi lệ biết bao nhiêu người:
Phút sau cùng vì bàng hoàng anh bỏ nước ra đi. Trên căm hờn giọt lệ tràn anh giã từ quê hương. Còn không gian còn tổ quốc chúng ta vẫn còn.
Xem Thanh Tuyền hát bấm vào >> Vùng Trời Ngày Đó

 

Thursday, September 26, 2013

Úc trừng phạt cần sa Nguyễn Hùng Vân


Úc trừng phạt cần sa Nguyễn Hùng Vân

Trích từ Đ Đ Tuân’s email

MELBOURNE, Úc – Trong một phiên xử kết thúc hôm thứ Hai, Nguyễn Hùng Vân bị kết tội liên quan đến vai trò quản lý 21 căn nhà trồng cần sa ở ngoại ô thành phố Melbourne. Số lượng cần sa bị tịch thu tại những ngôi nhà này được xem là cao nhất trong lịch sử tại tiểu bang Victoria. Quan tòa và luật sư cũng ngạc nhiên khi biết ông Vân có chỉ số thông minh rất thấp.

Trước khi kết phúc phiên xử ngày 16/9/2013, Thẩm Phán Mark Weinberg của Tòa Thượng Thẩm đã ra lệnh cho ông Vân, 42 tuổi, phải ở tù ít nhất sáu năm trong bản án dài hơn tám năm. Đối với một người bị xem là “một quản lý” của một đường dây trồng cần sa tinh vi, thẩm phán đưa ra một bản án nặng vì bản án này “phản ảnh hậu quả trầm trọng của tội phạm.”

Thẩm Phán Weinberg cho biết gần 5,000 cây cần sa với cân lượng khoảng 1.2 tấn là một số lượng cần sa lớn nhất từng bị nhà chức trách tịch thu kể từ khi tiểu bang ban luật cấm trồng cần sa vào năm 2002. Trị giá của cần sa được ước lượng là khoảng $2.3 triệu Mỹ kim.

Theo các tin địa phương, ông Nguyễn Hùng Vân đến Úc bất hợp pháp khoảng 10 năm trước. Ông đã điều hành 21 căn nhà trong cần sa trong 14 khu vực ở ngoại ô tây bắc Melbourne, thành phố lớn hàng thứ nhì của nước Úc.

Cảnh sát đã bắt đầu theo dõi Vân từ tháng Tám, 2011 và bắt ông ta khoảng tám tháng sau đó. Khi điều tra nhà của nghi can, cảnh sát tịch thu nhiều món đồ đắt giá kể cả một đồng hồ Rolex trị giá khoảng $40,000 Mỹ kim, hai cặp mắt kiếng mát hiệu Tag Heuer trị giá gần $1,800 Mỹ kim một cặp, giầy hiệu Louis Vuitton, cộng với $39,000 Mỹ kim tiền mặt giấu trong bếp.

Theo lời khai của một công tố viên, trong vai trò quản lý, Nguyễn Hùng Vân đã lái xe “từ nhà trồng cần sa này đến nhà khác,” mua màn ảnh truyền hình lớn và máy DVD để giúp “những người chăm sóc trong nhà” được giải trí. Cảnh sát đã bắt 14 người và còn truy nã một số người khác từng làm việc tại 21 địa điểm nói trên.

Như trong hầu hết các hoạt động trồng cần sa khác, nhóm của ông Vân dùng những kỹ thuật tối tân nhất trong lãnh vực trồng cây trong nhà để sản xuất cần sa. Họ dùng phương pháp thủy canh (hydroponics) để trồng cây mà không cần đất, chỉ dùng nước và chất bổ cho cây cộng với nhiều ánh sáng mặt trời nhân tạo.

Khi bị bắt, Vân từng nói với cảnh sát rằng ông sống bằng nghề hái nho và dâu, và sửa chữa nhà cửa. Theo lời khai của ông trong biên bản của cảnh sát, thỉnh thoảng ông “cũng có thể từng ghé nhà trồng cần sa nhưng chỉ đến cho vui mà thôi,” chứ ông không có liên quan đến các nhóm phi pháp.

Trong lần ra tòa đầu tiên trong tháng Tư năm nay, Thẩm Phán Weinberg và luật sư Charlie Nikakis đã “ngạc nhiên” khi khám phá chỉ số thông minh của Nguyễn Hùng Vân là 40. Đây là kết quả xét nghiệm của một bác sĩ tâm lý. Bác sĩ cung cấp chỉ số thông minh này nhằm củng cố lập luận của luật sư rằng ông Vân không đủ trí khôn để điều hành một hệ thống trồng cần sa quá tinh vi như trong vụ án này.

Chính thẩm phán cũng nói, “Tôi chưa bao giờ gặp một người có chỉ số thông minh 40 như trong trường hợp này. Một người có khả năng điều hành như vậy thì không thể nào có chỉ số thông minh thấp đến như vậy.” Chỉ số trung bình của một người là từ 80 điểm trở lên. Cả quan tòa lẫn luật sư đều không thể hiểu tại sao những cuộc xét nghiệm của bác sĩ cho thấy ông Vân có số IQ quá thấp như vậy. Phía công tố viên cũng tin rằng chỉ số IQ thật sự của ông Vân là từ 70 trở lên chứ không thể nào quá thấp như báo cáo của phía luật sư.

Một công tố viên nói rằng ông Vân không chỉ quản lý các nhà trồng cần sa mà còn có đủ trí khôn để thương lượng việc mua một chiếc BMW trị giá $130,000 Mỹ kim, lấy được bằng lái xe và gởi tiền về cho gia đình ở Việt Nam ít nhất 20 lần.

Sau tám năm tù tại Úc, Nguyễn Hùng Vân sẽ bị trục xuất về Việt Nam.

 

Tuesday, September 24, 2013

Trong lòng địch

Trong lòng địch

Cám ơn tác giả Trần Trung Quân của hồi ký Trong lòng địch và cám ơn Quan Hưng đã đọc cho thính giả một câu chuyện anh hùng tuyệt vời có thật.

Đã kể lại những hoạt động của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa về cuộc đấu tranh chính nghĩa của chính thể VNCH trước sự xâm lược tàn bạo của Việt gian cộng sản.
 
Xin chọn bài nghe rồi bấm vào mũi tên trắng.

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Monday, September 16, 2013

Tiểu Long Nữ mới bị ‘ném đá’ dữ dội

Tiểu Long Nữ mới bị ‘ném đá’ dữ dội

 Dù chưa ra trường quay nhưng việc Trần Nghiên Hy được giao tái hiện vai Tiểu Long Nữ đã khiến cư dân mạng cũng như những fan của Kim Dung dậy sóng.

Cách đây vài tháng, nhà sản xuất kiêm biên kịch sinh năm 1978 Vu Chính tuyên bố sẽ dựng lại Thần điêu đại hiệp khiến nhiều người lo lắng, vì anh nổi tiếng "phá phách" và có những sáng tạo "vượt ngoài sức tưởng tượng".
Nhà sản xuất kiêm biên kịch Vu Chính là người đã tạo nên những "cơn sốt" trên màn ảnh.

 Điển hình như bộ phim Tân Tiếu ngạo giang hồ, tuy lên sóng đạt rating khá cao, được đánh giá cao về mặt hình ảnh nhưng câu chuyện của nhà văn võ hiệp Kim Dung đã bị thay đổi đến biến dạng với tình tiết Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung có tình yêu với nhau. Bởi vậy, người ta lo ngại Vu Chính sẽ gây sốc, cho Dương Quá không yêu Tiểu Long Nữ mà yêu… thần điêu, hay Lý Mạc Sầu si mê Dương Quá.

Vốn là người bất chấp dư luận khi giữ vững quan niệm của một nhà sản xuất phim thị trường, Vu Chính chỉ mỉm cười trước những chỉ trích của dư luận. Bởi theo anh: "Vấn đề quan trọng là phim tôi làm luôn ăn khách, được khán giả yêu thích thì đó là thành công".

 
Nam diễn viên trẻ Trần Hiểu được chọn vào vai Dương Quá.

Người đầu tiên Vu Chính công bố trong dự án Tân Thần điêu đại hiệp là Trần Hiểu sẽ đảm nhận vai Dương Quá. Có ngoại hình đẹp trai, hao hao Huỳnh Hiểu Minh, lại vừa tỏa sáng với vai diễn trong phim Lục Trinh truyền kỳ nên chàng diễn viên sinh năm 1987 này không gặp phải sự phản đối của khán giả.

Thế nhưng mới đây, khi thông tin Trần Nghiên Hy  – nữ diễn viên Đài Loan sinh năm 1983 chính thức được chọn đảm nhận vai Tiểu Long Nữ, thiên hạ đã kêu trời vì cô không mảnh mai, không có cốt cách của một tiên nữ, càng không có nhan sắc huyền ảo như những gì Kim Dung miêu tả về nhân vật này. Từ trước đến nay, chưa có nữ diễn viên nào tham gia phim Vu Chính lại bị "ném đá" dữ dội như Trần Nghiên Hy.

Nữ diễn viên Trần Nghiên Hy bị khán giả chê quá tròn, không phù hợp với vai Tiểu Long Nữ.

Thật ra, diễn viên được Vu Chính chọn đóng vai Tiểu Long Nữ là mỹ nhân của Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy, Dương Dĩnh, song vì cô đã lỡ ký hợp đồng với một phim điện ảnh, không thể thu xếp thời gian, vì thế vai diễn được chuyển sang cho Trần Nghiên Hy.

Theo lời Vu Chính, trong số 66 ứng viên đến thử vai, Angelababy và Trần Nghiên Hy là 2 người đúng ý anh nhất. Nếu Angelababy mang hình ảnh Tiểu Long Nữ của Lý Nhược Đồng thì Trần Nghiên Hy có thần thái "tiên nữ" của Lưu Diệc Phi. Tuy nhiên, so với một Lưu Diệc Phi quá trẻ con, Trần Nghiên Hy có ngoại hình một "cô cô", hoàn toàn phù hợp với chuyện tình cô – cháu của Tiểu Long Nữ – Dương Quá, đúng như những gì Kim Dung viết và khán giả đã biết.

Vu Chính tự tin khẳng định: "Chờ vài ngày tới, khi tạo hình nhân vật Tiểu Long Nữ chính thức được tung ra, mọi người sẽ ngỡ ngàng vì Trần Nghiên Hy rất xinh đẹp. Cô ấy đã giảm cân thành công nên hiện tại có vóc dáng mảnh mai, đến nỗi khi gửi hình chụp bằng điện thoại cho Trần Hiểu, cậu ta phải thốt lên là 'Quá xinh đẹp, quá tiên!'".

Mặc cho thiên hạ tiếp tục "ném đá" Tiểu Long Nữ – Trần Nghiên Hy, vẫn có không ít người tin vào con mắt nhà nghề của Vu Chính. Thực tế đã chứng minh, nhà sản xuất kiêm biên kịch này rất "mát tay", lặng xê thành công nhiều gương mặt trẻ như Dương Mịch và Phùng Thiệu Phong trong Cung tỏa tâm ngọc, Đỗ Thuần – Viên San San trong Cung tỏa châu liêm, Lưu Khải Uy– Trương Mông trong Mỹ nhân vô lệ, Triệu Lệ Dĩnh – Trần Hiểu trong Lục Trinh truyền kỳ…


Phùng Thiệu Phong và Dương Mịch đã bước vào hàng sao trên màn ảnh Hoa ngữ nhờ bàn tay của Vu Chính qua bộ phim truyền hình đình đám Cung tỏa tâm ngọc.

Từ một nữ diễn viên hạng C, Viên San San bất ngờ sáng rực khi đóng liền nhiều tác phẩm do Vu Chính đứng tên sản xuất như Cung tỏa châu liêm, Tân Tiếu ngạo giang hồ…




Trần Hiểu và Triệu Lệ Dĩnh đang là 2 gương mặt mới nổi, rất được yêu thích gần đây sau khi tham gia bộ phim Lục Trinh truyền kỳ







Bịnh tình trầm trọng khi bị nhiễm độc


Bịnh tình trầm trọng khi bị nhiễm độc


Chúc mừng bạn ĐĐ Quang đã khỏe lại nhiều và trên đường hồi phục.

Để giải thích phần nào câu hỏi mà bạn N V Nghĩa có viết rằng Quang thắc mắc sao bệnh ruột đến quá thình lình trong khi mấy ngày trước bác sĩ khám tổng quát cho biết cơ thể Quang bình thường !!!

Quí bạn có thể vào blog của tôi, chủ đề 1: Tin tức. Để đọc lại bài viết về thức ăn nhiễm độc ở VN. hoặc click ngay vào tên bài viết dưới đây :


Ngoài ra nếu cạy được miệng bạn Nguyễn V Tần sẽ biết được một chuyện khủng khiếp khác: uống vào ly rượu một người thân chết ngay lập tức.

Wednesday, September 11, 2013

NN Ngạn không che mắt nổi giới trẻ VN

NN Ngạn không che mắt nổi giới trẻ VN

Sưu tầm : Andy Bui    Copy & lưu trữ : Hà X Thụ

Nhận xét của người Bạn trẻ ở Đức rất xác đáng , mong chúng ta , những người đáng tuổi cha, chú của Bạn trẻ này xét lại mình và sống cho hợp với Đạo làm người và giữ tâm hồn trong sáng, đừng để bị cám dỗ vì chút lợi danh mà hối hận muộn màng. Một chút cãm nghĩ xin gưi đên các cô bác.  Mời quý NT & quý Bạn đọc thư của một người trẻ ở CHLB Đức gởi cho MC 3N.

Kính thưa Chú Nguyễn Ngọc Ngạn

Cháu là Fan bất đắc dĩ của Chú, bất đắc dĩ là bởi vì sau một ngày làm việc mệt nhọc Mẹ của cháu ưa thích ngồi trong góc phòng khách để xem phim Việt Nam: Asia, Paris By Night, Vân Sơn... Thương nỗi đơn độc, nhớ nhà của Mẹ ở xứ người, cháu cố gắng dành thì giờ coi chung cho Mẹ vui, nhờ vậy mà cháu giỏi tiếng Việt, yêu thương quê mình hơn và cũng biết chú MC Nguyễn Ngọc Ngạn.

Cách đây hai ngày Mẹ cho cháu coi đoạn Video phỏng vấn Chú do cô Hoàng Anh thực hiện, đến đoạn Chú Ngạn xin lỗi cô Hoàng Anh và giới trẻ, cháu khoái quá muốn cười, nhưng Mẹ cháu bảo: "Chú Ngạn có tài soạn kịch và diễn kịch", riêng Bà Nội cháu thì bảo: "Chú Ngạn đạo đức giả". Và cháu rất shock trước những phản ứng gắt gao của Bà và Mẹ.

Tối hôm đó cháu thức khuya coi đi coi lại, và hôm nay viết thư này bày tỏ ý tưỏng của mình với Chú:

Thứ 1: Cháu phục sự nhận xét nói trên cuả Mẹ, người ta coi thì biết là dàn cảnh đó Chú Ngạn.

Thứ 2: Cuộc phỏng vấn nói về đề tài 30 tháng tư của Dân Tộc mình mà cháu có cảm tường như Chú Ngạn là người ngọai quốc nào đó đang nói chuyện bàng quan của người khác chứ không phải là Ngày Quốc Hận của mình, Ngày Đại Tang của Dân Tộc.

Thưa Chú Ngạn, ngày đó cũng là Ngày Đại Tang của gia đình cháu, vì trong những ngày hấp hối của Miền Nam Việt Nam, Ba của cháu cũng là Chiến hữu của Chú đã hy sinh nằm xuống để bảo vệ lý tưởng của một Quân Nhân: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Và chú bảo long weekend cũng không đúng, vì ngày đó xứ Đức của cháu người ta phải đi làm, đi học.

Thứ 3: Những lời Chú nói trong cuôc PV Cháu có cảm tưởng như Chú rành rọt, nghiên cứu và quảng cáo cho cơ quan của CS hơi nhiều, vì Chú đã nhắc đi nhắc lại.

Thứ 4: Chú bảo không xài internet, và cho rằng Internet là Rác. Cháu ngạc nhiên và khâm phục Chú quá chừng, một người không xài Internet mà sao chuyện gì Chú cũng biết, chuyện trên trời dưới đất, biết hơn cả người xài Internet chuyên nghiệp .

Còn chuyện Rác thì theo cháu nghĩ cũng do mình, nếu mình lấy tâm hồn Rác mà xử dụng Internet thì mình trở thành người xấu, còn nếu mình có ý tưởng xử dụng Internet để học hỏi cầu tiến để vươn lên thì chắc chắn sẽ hữu dụng vô cùng đó Chú Ngạn ạ.

Thứ 5: cháu nhận xét Chú Ngạn đã có lòng từ bi, bác ái không đúng chỗ khi Chú thương và tiếc những bầu show phải chịu tốn kém bỏ show 30 Tháng Tư, chú cũng dư biết họ cũng làm bussiness mà, họ chỉ biết tiền và đâu có nghĩ đến nỗitang thương của người khác, ngoài ra có người là đại gia đó Chú Ngạn à.

Khi coi đến đoạn này cháu tự hỏi: Tại sao Chú Ngạn không nói một lời thương tiếc những Chiến Sỹ Viêt Nam Cộng Hoà đã hy sinh nằm xuồng để cho Chú được có đời sống Tự Do Dân Chủ An Lành ở Miền Nam Việt Nam kể từ khi Chú di cư lánh nạn Cộng sản vào năm 1954?

Tại sao chú không một lời thương tiếc cho những đồng bào ruột thịt cuả mình đã chết bởi ngày 30 Tháng Tư 1975 ở Quê Nhà, trong đó có Chiến Hữu, đồng nghiệp và Thím Ngạn cùng con trai của Chú?.

Tại sao chú không thương tiếc bao người Phụ Nữ Việt Nam bị hải tặc hãm hiếp, mang đi mất tích hoặc bán cho động mãi dâm, có người đã trở thành điên loạn mà cháu đã gặp trong các bịnh viện tâm thần ở khắp nơi?.

Tại sao Chú không thương tiếc cho những những tù nhân lương tâm hiện nay vẫn bị tù tội, và thực tế nhất có nhiều thanh niên trẻ tuổi ở Quê Nhà như cháu ăn chưa no lo chưa tới nhưng muốn bày tỏ lòng yêu nước đã bị giam cầm, đánh đập tra khảo coi như đã mất hẳn tương lai?  Tại sao và tại sao (??) cháu hoàn toàn không hiểu ra đó Chú Ngạn à!

Thưa Chú Ngạn, bà Nội của cháu dạy rằng: Lòng Từ bi , bác ái không đúng chỗ sẽ bị lợi dụng, làm thiệt thòi và làm gương xấu cho người khác.

Thứ 6: Mẹ cháu nói chú Ngạn có tinh thần vọng ngoại, không trung thực khi phê bình về Văn hoá Việt-Nam, vô tình Chú đã bôi bác Cội Nguồn Dân Tộc trước người trẻ như chị Hoàng Anh và chúng cháu mà đáng lẽ ra chú Ngạn phải khuyên nhủ chúng cháu nên có một tấm lòng Tri Ân.

Thực tế trước mắt là nhờ có Văn hoá Việt Nam nên Chú Ngạn có thể làm MC để kiếm cơm thoải mái ở xứ người, trở nên giàu có, được nhiều người mến mộ, riêng cháu thì rất hãnh diện nhờ Văn Hoá Việt Nam đã trở thành một thanh niên hữu dụng ở đất nước tạm dung này.

Thứ 7: Bà nội cháu muốn nhắc với Chú rằng: Ngày xưa khi chúng ta liều chết bỏ Quê hương ra đi vượt biên vượt biển, chúng ta bị lăng nhục là ma cô, đĩ điếm, ngày nay thì Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm. Xin Chú đừng tin vào những lời ve vãn đó bởi vì với bản chất "vắt chanh bỏ vỏ" cộng sản chỉ xử dụng người trong một thời gian nào đó lúc cần.

Ở trong nước có biết bao Bà Mẹ liệt sỹ, đảng viên có công với cách mạng, khi hết xài họ sa thải, tịch thu nhà cửa, "xử lý"không thương tiếc như Dân Oan đầy đường đó Chú Ngạn à, rồi đến vụ chùa Bát Nhã Lâm Đồng của Thiền sư Nhất Hạnh mà ai cũng biết là từng ủng hộ cộng sản, rồi đến ông Tướng tàu bay, lúc sống quay lưng với nỗi đau của đồng bào, quay lưng với vận mạng nguy vong của dân tộc, ông ấy đã hạ mình hoà hợp hòa giải, và sau khi chết chỉ một nắm tro tàn cũng không được công sản cho phép an nghỉ ở Quê hương.

Thứ 8: Mẹ cháu có nhận định rằng: Trong cuộc phỏng vấn thay vì Chú nói một lời cảm thông với khán giả, là một nhà Mô Phạm, Chú Ngạn đã thiếu tinh thần phục thiện, thiếu tinh thần "Tiên trách hỷ, hậu trách bỉ" lại còn coi thường khán giả và lên tiếng dạy đời những người đóng góp dù rằng không được nhẹ nhàng, chú Ngạn với lòng tự hào là nhà giáo, nhà làm Văn hóa và với sự ăn nói lưu loát của nghề MC, Chú đã biểu diễn một màn xin lỗi cô Hoàng Anh và giới trẻ chúng cháu về khuyết điểm không đáng của người khác.

Dựa trên cách xử sự này thì cháu nghĩ rằng Chú Ngạn cũng đã nợ tuổi trẻ Việt Nam chúng cháu một lời xin lỗi, vì Chú Ngạn đã quên câu UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN.

Kính,

Trần Hưng Quốc

 

Sunday, September 1, 2013

CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của


CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
 
 Tóm tắt & Trình bày : Hà X Thụ

Dân chúng Việt Nam Cộng Hòa ai mà không biết tự do quả thật vô giá sau khi Cộng Sản đã cưỡng chiếm miền Nam. Và Biển Đông là nơi đã chôn xác hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam thà chết cũng nhất quyết vượt biên đi tìm tự do. Dưới đây là bài biên khảo của

Sàigòn Times -   Sưu tầm bởi Phạm V Lý

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra.

Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do.

Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn.

Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào...

Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông".

Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển.

Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
 
 Tác giả: Thuyền Trưởng Tàu CSG-92

May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân cuả một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải quân Cát Lái cũ cuả QLVNCH.

Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng Sàigòn, là thuyền trưởng của chiếc tàu kéo CSG 92 , Soài Rạp. Vào khoảng tháng 1 năm 1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sàigòn tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sàigòn gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy.

Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút gì là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú sáu Bền người công nhân đầu não của xưởng nầy về việc lạ lùng này thì chú trả lời rằng: "Chú đâu biết gì đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết gì việc cuả họ".

Con tàu nầy có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu nầy dài khoảng chừng 22m rộng 5, 5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3, 3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu nầy gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1.70 mét.

Bấy giờ những người Hoa kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu nầy xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú hai Lâm Văn Tới làm máy trưởng cho tàu nầy. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài Gòn đi Cần Thơ.

Nhưng chú khước từ, vì tàu CSG 62 cuả chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn lòng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đình chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.

Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út thuyền trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu -Long Xuyên -Sài Gòn và ngược lại, nhận lời. Tên Úc nầy là Việt kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 gì đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R cuả VC và cứu vớt Việt kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.

Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng Tài Công hạng nhất của Bộ giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn hòi, còn mới cứng, chứ thằng nầy nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây thì quẹt quẹt, tiếng Miên thì good, tiếng Việt và tiếng Tàu thì cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, thì nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi.

Giờ đây tôi không nhớ rõ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 4 hay 5 gì đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè.

Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đã giao hàng xong, kéo về lại cảng Sàigòn. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sàigòn, thì tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.

Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tròn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.

Lúc bấy giờ là nước ròng chảy ra biển, và ngay chỗ nầy là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sàigòn và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành dòng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luýnh quýnh và không hiểu biết. Vì vậy tôi chỉ để số vòng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.

Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (dòng xoay) tại ngã ba của ba con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đã cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và canô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo dòng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên phòng đóng giữ.

Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không còn chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại dòng sông lúc đó đang chảy xiết. Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong phòng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái.

Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi sách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sàigòn, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ... rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.

Vì phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc bình thường của tầu tôi là 16 hải lý giờ (khoảng 25 cây số giờ).

Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối thì tên đại tá công an trưởng phòng cứu hỏa đến hỏi chúng tôi có thấy điều gì hay không, có muốn khiếu nại gì không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn gì, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều gì".

Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sàigòn là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, vì vậy về trễ. Chúng bằng lòng gọi phôn giúp cho việc ấy. Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đã cho lập vòng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy.

Vòng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tròn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khaỏng 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. Còn các túi hành lý được chất ngay lên xe truck cuả công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.

Sau đó hai ngày, đội thủy của cảng Sàigòn được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu nầy nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sàigòn xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên.

Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm mãi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sàigòn đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói nầy vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ cảng Sàigòn, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sàigòn, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sàigòn. Nhờ toán người nhái của Sàigòn trước 1975 , công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phiá và kéo tàu Chi Mai lên....

Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai cuả họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần LIFT và dừng tay lại ngay vị trí nầy. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên phòng điều khiển thay thế chu hai Giỏi...

Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rõ lắm vì cảm giác đã chết cứng tê dại, mắt mở nhưng hình như không còn biết gì cả. Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải.

Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non. Chiếc áo Badesuite bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt....

Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không còn gì tồn đọng. Trong cabin lái, xác hai cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tròn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy....

Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt hai bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tài Chi Mai có một lỗ thủng to hình dạng tròn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải còn đủ cả vì lỗ thủng nầy, xác người không thể trôi ra được, vì tàu bị chìm nghiêng về phía nầy, bùn non và đất sét còn bám chặt cả một bên thân tàu.

Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lý bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực nầy. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi nầy là Đại tá VC Đinh Mười, truởng phòng cảnh sát phòng cháy chửa cháy thành phố Sàigòn; và một tên đại tá khác của phòng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Võ Văn Kiệt.

Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đã không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.

Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai còn sống nhăn răng tại Sài Gòn. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách gì che giấu được, vì hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, vì cả hai thứ nước mưa và nước sóng biển.

Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao vì thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả.

Ngay cả như tôi, thuyền trưởng tàu kéo cấp ba (có công suất trên 1200 mã lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của mình nửa đó. Chỉ cấp loại xốp bình cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều nầy phòng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.

Chính các phao nầy đã giúp cho hầu hết những nguời trên boong nầy thóat ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng chìm. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ chìm nầy. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, vì 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Lòng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đã báo cho chính quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.

Còn cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thủy thủ tàu CSG 92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng ký", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngã ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng còn hai xe bus chót chưa vào tới bến phà Cát Lái thì mìn đã nổ.

Không biết rằng vì xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá zỏm, gài kim định giờ không chính xác! Điều nầy từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu Bình Triệu, Bình Lợi, Tân Cảng... Đặc công VC ôm mìn lội ven sông để gài giật xập cầu, nhưng lội chưa tới nơi thì mìn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện nầy!

Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời bình. Hơn nữa VC đã dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "VƯỢT BIÊN LÀ PHẢN QUỐC". Vì vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, vì người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.

Còn 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.

Ngoài ra, còn vụ cho chìm tàu khách Vũng Tàu tại ngã ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán bãi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, hòa âm cho ban nhạc Shootgun.


Tác giả: Thuyền Trưởng Tàu
CSG-92