Saturday, December 28, 2013

Hồi Giáo tự nhận quá bạo tàn


Hồi Giáo tự nhận quá bạo tàn

 Trích sưu tầm của Ngô Đ. Tựu

Tác giả bài viết dưới tiêu đề "Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân thực" là bác sĩ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y sĩ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục.

 
Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực

Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo. Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi là một người hồi giáo, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nên văn minh.

Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo.


Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận chế độ đa thê, sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông đánh đập người phụ nữ và sự tử hình đối với những người bỏ đạo hồi để qua các tôn giáo khác.
Chúng ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại quan niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương thức truyền bá đạo chúng ta bằng cách chế ngự những kẻ khác vào đạo hồi và buộc họ phải trả một loại thuế nhục nhã gọi là Jizia.
Chúng ta đòi người khác phải tôn trọng tôn giáo của chúng ta, trong khi chúng ta lúc nào cũng chưởi lớn (bằng tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong những buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong các thánh thất hồi giáo.


Chúng ta phát ra thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta gọi những người Do Thái là “đồ hậu sinh của loài heo khỉ” ? (dù rằng người Ả Rập và người Do Thái đều là hậu duệ của ông Abraham) ! Phải chăng đó là một thông điệp của tình thương và hòa bình, hay là một thông điệp của sự thù hận?
Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện cho những người hồi giáo. Trong khi đó thì mọi lúc chúng ta đều nguyền rủa họ, và dạy cho những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là “bọn bất trung” và thù ghét họ.
Chúng ta lập tức nhảy cửng lên theo “phản xạ của đầu gối” một cách tự động để bào chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông ta là kẻ thích ấu dâm trong khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong sách đạo hồi của chúng ta kể rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi (tên là Aisha) làm vợ khi ông ta đã ngoài 50 tuổi.
Tôi cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết chúng ta, đều hân hoan trong vui sướng sau vụ 9/11 và sau nhiều vụ tấn công khủng bố khác. Trước mặt truyền thông thì người Hồi giáo tố giác những vụ tấn công đó, nhưng chúng ta lại khoan dung cho những kẻ khủng bố hồi giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ.
Đến nay thì những vị đỉnh cao “lừng danh” trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa hay là một thông báo tôn giáo nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một tên lạc đạo, trong khi đó thì nhà văn Rushdie lại bị tuyên bố là tên lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo luật Sharia của hồi giáo chỉ vì ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo hồi. 
Những người hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một niềm đam mê như thế đối với một số quá lớn những vụ ám sát khủng bố. Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những kẻ khủng bố đã khiến chúng có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa của chúng. 
Chúng ta, những người hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây ra các khó khăn của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung đột giữa Do Thái và Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác nhận rằng nước Do Thái là ánh sáng duy nhất của sự dân chủ, của văn minh, của nhân quyền trong khối các quốc gia Trung Đông.


Chúng ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ ả rập mà không chút bồi thường hoặc thương xót để biến họ thành những “người Do Thái vô quê hương” trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho hơn một triệu người ả rập được sống trong lòng của họ, xem họ như những công dân Do Thái để họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của con người.

Ở nước Do Thái, những phụ nữ ả rập không thể bị đánh đập một cách hợp pháp bởi bọn đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ mà không sợ bị kết án tử hình bởi luật “lạc đạo” của hồi giáo, trong khi đó trong thế giới của hồi giáo, không một ai được hưởng một cái gì trong những quyền lợi đó.
Tôi đồng ý là những người dân Palestine đang đau khổ, nhưng họ đau khổ là vì những kẽ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không phải vì Do Thái.
Thật hiếm thấy những người Ả Rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về sống trong những nước ả rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người dân Palestine vui sướng đi lao động tại nước Do Thái là “kẻ thù của họ”. Nếu nước Do Thái đối xử tàn tệ với người Ả Rập như có kẻ đã rêu rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một hiện tượng trái ngược lại.


Chúng ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của chúng ta và đối mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết được vấn nạn để bắt đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với tình nhân loại của con người.
Những vị lãnh đạo tôn giáo phải chứng minh một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại việc đa thê, ấu dâm, nô lệ, kết án tử hình đối với những kẻ bỏ đạo Hồi qua các tôn giáo khác, họ phải kết án những sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông lên phụ nữ, và khuynh hướng tuyên chiến với những kẻ ngoại đạo để bành trướng Hồi Giáo.
Khi đó, và chỉ có khi đó thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi những kẻ khác tôn trọng tôn giáo của chúng ta. Thời điểm đã đến để chúng ta chấm dứt sự giả đạo đức của chúng ta và công khai nói : “Chúng tôi, những người Hồi Giáo phải thay đổi.”

Monday, December 23, 2013

Sự Tích Đức Phật


Sự Tích Đức Phật

Sự Tích Đức Phật 1 - The Life of Buddha 1


 
Sự Tích Đức Phật 2 - The Life of Buddha 2




Thursday, December 19, 2013

Built a tiny $11,000 house

Built a tiny $11,000 house

 Marc Walters

December 17, 2013 2:00 PM

 
 

Architect Macy Miller had a big idea: Build a tiny house.

After dealing with a messy foreclosure, the 30-year-old sought a way to have a place of her own while avoiding the mortgage trap. Her solution: Build a micro home.

"I wanted a way to escape dependency on banks without being a 'renter,'" the Idaho resident told Yahoo in an email. "I like having my own space to make my own, which is difficult to do without taking out a large mortgage."

Miller began to build a 196-square-foot house in 2011 right on a flatbed truck. The cost: $11,400. The handy Miller did most of the work herself with advice from her friends and father as needed.

Miller did need some extra help last August: While working on her roof, she fell and broke her foot and her back in two places. She says she has since recovered from her injuries.

The house, finally finished this summer, is parked in an empty lot in a downtown Boise neighborhood. It is connected to the power grid and has potable water. Miller keeps warm with radiant-heat floors. When nature calls, she has an environmentally friendly composting toilet, which requires sawdust instead of water. No need to hook into a septic system.

Miller is settling in for her first winter in the cozy home with her 100-pound Great Dane, Denver, and her baby-to-be: She is pregnant and due in March.

Although she and her boyfriend live separately, she said, "We spend most of our time together in the house cooking dinners or hanging out and it accommodates two people and a dog very well." She adds that she plans to stay in her mini house even after her baby is born.

"The fact is that babies (and big people) don't need a lot of 'things,'" Miller told Yahoo. "The tiny house has everything we need, nothing less, nothing more."


The space itself has a surprising number of amenities. There's a king-size bed, an oversize shower, a fully-functioning kitchen, including a double-basin sink, oven, and stove, plus a living room area with seating for two, a washer and dryer — and plenty of storage.

There's another upside: cheap living. Noting that expenses amount to only about $250 a month, Miller said she is able to live — and save — in her tiny home until she builds her next, slightly bigger, small home.

"It will afford me a way to work much less and spend more time with my daughter," Miller said. In a few years, Miller hopes to build a 600-square-foot cabin in the woods. "I have a plan in the works for a different kind of sustainable small home."

 

 

Friday, December 6, 2013

Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela


Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela

 Thứ năm, 5 tháng 12, 2013

 
 

 


Ông Nelson Mandela, một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất thế giới, người đã dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi và thay thế nó bằng một nền dân chủ đa chủng tộc, vừa qua đời ngày 5/12/2013.
Ông sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918 tại một làng nhỏ thuộc miền đông Nam Phi và là con trai của một tộc trưởng.
Ông học luật và trở thành luật sư năm 1952.
Năm 1956, ông Mandela bị cáo buộc tội phản nghịch cùng với 155 nhà hoạt động khác, nhưng cáo buộc này đã bị hủy bỏ sau phiên tòa kéo dài bốn năm.
Ông đã bị bắt và bị kết tội phá hoại và âm mưu lật đổ chính quyền và năm 1964, ông bị kết án tù chung thân.
Sau khi bị cầm tù 27 năm, ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của đất nước Nam Phi và đóng vai trò dẫn dắt trong việc hướng tới hòa bình cho nửa bán cầu đầy những xung đột.
Sau khi rời khỏi chức tổng thống vào năm 1999, Mandela trở thành đại sứ nổi danh nhất của Nam Phi, vận động chống lại HIV/Aids và giành về cho nước ông quyền đăng cai giải bóng đá thế giới World Cup 2010.

Thursday, December 5, 2013

Tốt nhất dùng Black Berry phone


Tốt nhất dùng Black Berry phone
4 Dec 2013
Dựa theo lời tuyên bố của Tổng Thống Obama trong bài viết đính kèm thì dùng Black Berry phone để gọi hoặc gửi email có lẽ an toàn nhất không bị trộm và không bị chính quyền theo dõi. 

Obama says he's not allowed iPhone for 'security reasons'

WASHINGTON (Reuters) - The troubled mobile phone maker BlackBerry still has at least one very loyal customer: U.S. President Barack Obama.

At a meeting with youth on Wednesday to promote his landmark healthcare law, Obama said he is not allowed to have Apple's smart phone, the iPhone, for "security reasons," though he still uses Apple's tablet computer, the iPad.

Apple was one of several tech companies that may have allowed the National Security Agency (NSA) direct access to servers containing customer data, according to revelations by former NSA contractor Edward Snowden. The companies deny the allegation.

Obama fought to keep his BlackBerry after coming to the White House in 2009, though he said only 10 people have his personal email address. Neither George W. Bush nor Bill Clinton used email during their presidencies.

BlackBerry, a Canadian company formerly known as Research In Motion Ltd, virtually invented the idea of on-the-go email, but lost its market stranglehold as rivals brought out more consumer-friendly devices, like Apple's iPhone and phones using Google's Android software.

The company recently halted plans to be sold and is trying to chart a new course by focusing on large business and government clients.

 Copy of few comments:

Stephan.
Companies with a lot of proprietary tech etc. make their staff use Blackberries because it's by far the most secure if you know what you are doing. Only Blackberries meet a lot of government agencies security standards.

Bill S.
Apple couldn't Wait to jump on the NSA bandwagon. Apple granted access to the fed's over 20 years ago in their bid to compete with Windows, in government contracting. If anyone thinks a " U.S. server" doesn't grant access to the federal government is an idiot.
http://www.huffingtonpost.com/2013/12/04/obama-iphone_n_4387929.html

Tuesday, December 3, 2013

Cộng Sản và Hoa Kỳ tiêu diệt tự do của VNCH

Cộng Sản và Hoa Kỳ tiêu diệt tự do của VNCH
 
Rõ ràng chánh quyền Tổng Thống Kenedy đã cùng khối Cộng Sản tiêu diệt tự do của nước Việt Nam Cộng Hòa. Hãy xem lại những video quan trọng dưới đây:

1.- Hành động của Cộng Sản cùng tội đồ Thích Trí Quang:

Bấm vào >>>  http://vimeo.com/10050459 Rồi bấm mũi tên trắng

2.- Tổng Thống Johnson xác nhận Mỹ đã giết TT Ngô Đ. Diệm:

Bấm vào giòng chữ > > LBJ Admits Murder of Diem.

3.- Video buộc tội của Thiếu Tá Liên Thành:

Thích Trí Quang thần tượng hay tội đồ dân tộc

Sunday, November 24, 2013

Tứ Đại Phu Nhân của Việt Nam

Tứ Đại Phu Nhân của Việt Nam
Trích sưu tầm Phạm V. Lý
1.- Bà Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu:
vợ của Hoàng Đế Bảo Đại


Bà là vợ của Hoàng Đế Bảo Đại, vua của nước Việt Nam, khuê danh bà là Nguyễn Hữu Thị Lan, còn có tên khác là Maria Therese Nguyễn Hữu Hào, là ái nữ của nhà đại điền chủ phú hào Phước Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào, người xứ Gò Công miền tây nam phần. Bà cũng là cháu của ông Lê Phát Đạt tức ông Huyện Sỹ một trong những người giàu nhất Nam Kỳ vào thế kỷ XX.
Ông Bảo Đại có cho biết trong cuốn Con Rồng An Nam: Cô Nguyễn Hữu Thị Lan học tại trường Couvent des Oiseaux tại Pháp, và trở về nước vào năm 18 tuổi. Dịp này, do sự sắp đặt cố ý của nhà toàn quyền Pasquier, ông bà Hào và bà Charles, mẹ đở đầu của ông vua tại Pháp, bà gặp vua Bảo Đại tại Đà Lạt.
Trai tài gái sắc hạp ý mến mộ rồi yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, một lễ cưới uy nghi diễn ra tại hoàng cung, và trong ngày trọng đại này, cô tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan được vinh dự hưởng một biệt lệ lần đầu tiên trong triều đình nhà Nguyễn. Bà được tấn phong là Nam Phương Hoàng Hậu  với ý nghĩa tôn quý là hương thơm của miền Nam. Ngoài ra bà cũng được phép mặc phẩm phục màu vàng da cam, là màu sắc chỉ dành cho Hoàng Đế.
Theo như tài liệu của ông Nguyễn Văn Lục, bà Hoàng Hậu là người phụ nữ đầu tiên có tân học, ảnh hưởng nếp sống nếp suy nghĩ phương Tây. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên ở nước ta cùng vua tiếp khách ngoại quốc như tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch, Quốc trưởng Shianouk… Trong những lễ lạc tiếp kiến, bà đóng vai trò đệ nhất phu nhân.
Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia các sinh hoạt xã hội như đi thăm cô nhi viện, trường học hoặc những cơ sở xã hội ..v..v.. Ngày Chủ Nhật, bà đi lễ nhà thờ Phú Cam như mọi người dân bình thường.
Toàn quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà là một người đức hạnh, nề nếp hài hoà giữa hai nếp sống Đông Tây. Về phía quốc tế, Hoàng Hậu nhận được những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Trong những năm tháng hạnh phúc, bà sinh hạ được 2 Hoàng tử và 3 Công chúa. Đến tháng 9 năm 1945 triều đình đến hồi mạt vận quốc phá gia vong, vua Bảo Đại do sự thúc ép của Việt Minh buộc phải từ chức thoái vị và hạnh phúc của bà mỏng dần trong những mối tình trăng hoa của chồng.
Càng ngày ông Vĩnh Thụy,tên tộc của Bảo đại, càng sa đoạ trác táng thì bà Vĩnh Thụy càng im lặng nghiêm trang, có lẽ vì muốn giữ uy tín cho Hoàng tộc và cho cả con cái mình cho nên bà cứ cam chịu theo cái cách của người vợ có học và có nhân cách.
Vào năm 1950 bà Vĩnh Thụy quyết định mang các con sang Pháp, chấm dứt những liên hệ dây dưa với những tai tiếng của chồng. Trong những năm dài cuối đời, bà sống trong sự lẽ loi nhưng kiêu hảnh. Bà là một vị mệnh phụ uy nghi, đẹp trang trọng quý phái, nhưng trên hết, dù trong bất hoàn cảnh nào, bà vẫn sống một cách đàng hoàng đúng bậc mẫu nghi của một bà hoàng hậu.
Ngày 14 tháng 9 năm 1963. Bà đột ngột nhẹ nhàng lặng lẽ qua đời tại làng Chabrignac cách thủ đô Paris khoảng 500 km.
Trong một cuốn sách có đoạn thật buồn bã mà ông Bảo Đại đã kể về bà trong ngày cưới như sau: Vâng, bây giờ, chung quanh đầy văn võ bá quan, Bà vẫn cô đơn, và cả đời bà sau này cũng cô đơn. Trong suốt mười năm sống ở Huế, bà vẫn cô đơn như thế giữa đám thị nữ, quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt, miền, tiếng nói, tôn giáo, nếp sống, văn hoá, học vấn. Chỉ những sự khác biệt đó thôi cũng đẫy bà vào tư thế một mình. Và đã theo đuổi suốt đời còn lại của bà
2. Bà Trần Lệ Xuân
Vợ ông Ngô Đình Nhu.
 

Bà tên Trần Lệ Xuân, là thứ nữ của ông bà luật sư Trần Văn Chương đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn. Chồng bà là ông Ngô Đình Nhu, vừa là phụ tá, Cố Vấn, vừa là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nền đệ nhất Cộng Hoà miền Nam VN.
Trong lịch sử của nền Dân Chủ nước Việt Nam , chưa có một mệnh phụ nào bị mang nhiều tiếng xấu bởi những lời thêu dệt vô cùng ác ý.
Có lẽ vào thời gian phôi thai đó, người ta chưa chấp nhận một phụ nữ ra tham chính. Khi bà là một dân biểu vì muốn cải tổ xã hội, bà vận động quốc hội ban hành bộ luật gia đình cấm ly dị và chỉ một vợ một chồng.
Bà gặp không ít rắc rối trong vấn đề này, vì bị dân chúng sống trong một xả hội đầy rẩy phong kiến và đa thê ngầm chống đối. Bà còn là chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới, lập ra Thanh nữ Cộng Hoà, tập cho phụ nữ biết xử dụng súng ống phòng khi giặc tới.
Bà cũng là một phụ nữ dám nói, có tham vọng và dám dấn thân. Có lẽ vậy mà bà không được cảm tình của nhiều người (Bà giống hình ảnh Hillary Clinton của nước Hoa Kỳ).
Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ, vì thế những nghi lễ ngoại giao, bà Nhu được phép hành xử như một cương vị Đệ Nhất Phu Nhân. Bà là một phụ nữ đẹp, dáng vẽ mềm mại, theo tân học, nói thành thạo hai ngôn ngữ Anh Pháp.
Nhưng có lẽ hình ảnh mà người ta nhớ về bà nhiều nhất là chiếc áo dài cổ thuyền thật đặc biệt do chính tay bà vẽ kiểu. Trong dân gian gọi “ áo dài bà Nhu”.
Bà cũng bị người ta thù ghét với câu nói trịch thượng làm tổn thương hàng Phật tử và giáo phẫm "Monk s barbecue" khi bà bị quá nhiều áp lực không dằn được do phe đảng chính trị dùng các nhà sư tẩm xăng tự thiêu để tấn công nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Sau khi sang Hoa Kỳ với nhiệm vụ giải độc dư luận thì tại Việt Nam , gia đình bà xảy ra cuộc gia biến. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn bị giết một cách thê thãm do quân đội cách mạng lật đổ chính quyền.
Một năm sau, tai họa lại giáng xuống đời bà. Trong khi bà với 4 đứa con chiu chít, bơ vơ lưu vong tại Ý, thì bất ngờ đứa con gái đầu lòng tên Ngô Đình Lệ Thủy xinh xắn đẹp đẻ gần gủi thân thiết với bà bị chết trong một tai nạn xe cộ. Từ đó hình như không ai có những tin tức chính xác về bà.
Thế sự thăng trầm, vận nước đảo điên. Năm 1975 miền Nam VN mất vào tay cs. Đồng bào trốn chạy chế độ độc tài, bỏ nước ra đi sinh sống tản mác khắp nơi trên thế giới… Cho đến những năm tháng gần đây, người ta được biết về đời sống của bà quả phụ Ngô Đình Nhu, do một bài viết thật cảm động của ông Trương Phú Thứ.
Ông Thứ được bà Nhu cho phép phỏng vấn và chụp ảnh. Nhìn dáng dấp mõng manh nhưng khoẻ mạnh tinh anh của một bà lảo bát tuần, có lẽ chúng ta không thể nào hiểu nỗi tại sao bà sống qua được những ngày tháng oan nghiệt và bi thương như vậy? Nhưng chắc chắn có một điều bà đã chứng tỏ cho người ta thấy bà là một người phụ nữ nhân cách vẹn toàn, thờ chồng nuôi con, trung trinh tiết liệt.
Tôn giáo và những đứa con, đứa cháu ngoan ngoãn thành tài hữu dụng đối với xả hội của bà là những đặc ân mà Thiên Chúa đã bù đắp cho cuộc đời còn lại của một mệnh phụ mà thời tuổi trẻ gặp quá nhiều cay đắng. 

3. Bà Nguyễn th Mai Anh
Vợ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.


Thật là hiếm hoi khi kiếm tài liệu, hình ảnh để viết về bà.. Nhờ chút năm tháng sống tại Mỹ Tho mà người viết cho chút ít tư liệu qua những lời kể của ông Tân văn Công, giáo sư dạy trường Nguyễn Đình Chiểu và qua những cư dân lớn tuổi sống trong thành phố Mỹ Tho, hầu như ai cũng có những lời đẹp về người thiếu nữ tên Mai Anh hiếu thuận vẹn toàn đối với bà con thân tộc, khiêm hoà đối với chòm xóm láng giềng.
Bà Nguyễn Văn Thiệu, khuê danh Nguyễn Thị Mai Anh, con gái một gia đình gia thế gốc người Mỹ Tho. Chồng bà là Tổng Thống thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam VN.
Có lẽ mọi người còn nhớ và phải khen thầm, bà Thiệu có một dáng dấp hết sức sang cả quý phái và đôn hậu. Bà giống tính cách của bà Laura Bush, lúc nào cũng dịu dàng đứng sau lưng chồng mình.
 
4. Bà Đặng Thị Tuyết Mai.
Vợ Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ


Bà tên Đặng thị Tuyết Mai, thời Đệ Nhị Cộng Hoà bà là vợ của ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Bà là một phụ nữ đẹp nỗi tiếng, trước khi lập gia đình với ông Kỳ, bà là một chiêu đải viên làm việc tại Air Việt Nam.
Thời còn vai trò là phu nhân của ông Phó Tổng Thống. Bà chưa có một cuộc cống hiến nào đặc biệt cho quốc dân, ngoài việc xuất hiện cùng với chồng trong những bộ quần áo hào nhoáng.
Sau năm 1975 vợ chồng bà sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Tên tuổi ông bà một lần nữa nỗi đình nỗi đám do những hành động bốc đồng của ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm mất đi nhân cách của ông.
Riêng bà Đặng Thị Tuyết Mai cũng là một phụ nữ sống một đời sống hết mình, buông thả, bất chấp điều tiếng của dư luận. Cuộc hôn nhân của ông bà rối tung lên và dẫn đến việc chia tay trong muôn lời dị nghị.
Các bà mệnh phụ nước tôi, một thời - đẹp, nỗi tiếng lẫy lừng. Để so sánh phong cách của hai bà mệnh phụ thời Đệ Nhị, tôi xin phép mượn ít dòng trong một bài viết của cô ca sĩ Quỳnh Giao:
Bà quả phụ Nguyễn Văn Thiệu là biểu tượng của sự quý phái đôn hậu. Một vẽ đẹp để chiêm ngưỡng từ xa, không ai dám buông lời tán tỉnh sổ sàng.
Ngược lại bà Đặng thị Tuyết Mai đẹp não nùng, là thiếu phụ đa tình, ác liệt, một vẽ đẹp khiến người đời chỉ muốn gần để chiếm đoạt hay để bởn cợt.


Friday, November 22, 2013

Biểu diễn lật xe 20 vòng không chết

Biểu diễn lật xe 20 vòng không chết

Ngày hôm qua, 22 Nov 2013 , tại California, Brian Gillespie, 55 tuổi, biểu diễn một pha lật xe 20 vòng mà không chết. Tốc độ lúc xe bị lật là 300 kílô mét giờ.

Video biểu diễn phía dưới cho chúng ta bài học luôn luôn cài giây an toàn khi lái xe.
A driver has survived a horrifying crash after his car flipped over at high-speed in the California desert.

The crash, caught on camera, took place at a land speed racing event at El Mirage Dry Lake near Adelanto.

Brian Gillespie, 55, was driving the car at 185mph when he lost control and flipped several times before the car came to a stop on its roof.

Dough McMillan, Mr Gillespie's friend and crew chief, said the driver soon waved with his hand to signal he was OK.

Emergency crews flipped over the car and freed Mr Gillespie.He suffered injuries including a collapsed lung and bruising.

Mr McMillan credited the safety equipment with protecting his friend from worse injuries.

Wednesday, November 20, 2013

Quá trẻ đẹp cho bà Liu 60 tuổi

Quá trẻ đẹp cho bà Liu 60 tuổi


Sưu tầm : Tôn Long Châu

Cụ bà Liu Xiaoqing đã 60 tuổi còn đẹp lộng lẫy nên vẫn cưới được chồng trẻ là Yi Gang mới 28 tuổi tại San Francisco.

 

 

What a sensation!
Is it possible for a 60 year-old thrice-married woman to marry a handsome 28 year-old Chinese badminton star, who is himself from a rich family background?
Perhaps this is because she looks more like 30 than 60! I guess anything is possible in
China nowadays.
For those who can't read Mandarin, here's the translation:
Liu's fourth marriage.

Liu Xiaoqing 60? She looks like in her 30s.
Liu Xiaoqing 60, Yi Gang 28, recently married in
San Francisco. Difference of 32 years old, but the picture looks hotties.
When Liu's was 33 years old, Yi Gang was a one year old baby.
Liu Xiaoqing need no introduction, she was a famous actress, Yi Gang is the Chinese National badminton player.

Yi Gang came from good family background, his family is wealthy, Yi Gang is not after her wealth.
The problem is Yi Gang's parents is younger than Liu Xiao Qing.
How do they address each other?
劉曉慶第四度結婚
劉曉慶 60 ? She looks like in her 30s.
劉曉慶60,易剛28,最近在舊金山結婚
相差32歲,但是照片上看起來帥哥美女,並不噁心
不過劉曉慶33歲的時候,易剛才是一歲的 baby,想到就十分嚇人
劉曉慶甭介紹了,易剛是中國羽毛球國手,劉曉慶的帥哥經紀人,美籍華人長住美國
易剛家庭背景良好,家境富裕,似非貪圖劉曉慶的財富,
問題是劉曉慶年齡比易剛的父母還大一點,不知將來怎麼稱呼?

Monday, November 18, 2013

Hải quân Mỹ cung cấp nước uống cho dân Philippines

Hải quân Mỹ cung cấp nước uống cho dân Philippines

18/11/2013

Mỗi ngày, các trực thăng từ nhóm tàu sân bay USS George Washington chở thực phẩm và gần 60.000 lít nước sạch cung cấp cho người dân Philippines ở các khu vực bị siêu bão Hải Yến tàn phá.


Mỗi tàu chiến Mỹ đều có máy lọc nước biển thành nước sạch để dùng. Trung bình một khu trục hạm có thể sản xuất được 72,000 gallon (272,550 lít) nước. Còn tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington sản xuất đến 400.000 gallon (1,5 triệu lít) nước sạch/ngày đêm, đủ dùng cho 2.000 hộ gia đình.
Theo trang tin tức của Hải quân Mỹ, khi bắt đầu chiến dịch Damayan cứu trợ người dân Philippines ở các vùng bị siêu bão Hải Yến tàn phá, một nhóm nhân viên cơ khí trên tàu sân bay USS George Washington được giao nhiệm vụ: thiết kế lắp đặt một hệ thống ống nước ngay trên boong tàu để cấp nước vào các bình chứa, đưa lên trực thăng mang vào đất liền.
 
Thành quả là đường ống nước “bạch tuộc” tiếp nước cùng lúc 8 bình

Nhóm nhân viên cơ khí này thuộc bộ phận Cơ khí bảo dưỡng thân tàu (HT) chỉ có 9 tiếng đồng hồ để thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn chỉnh đường ống dẫn nước này gồm một ống chính và 8 vòi để có thể cấp nước cùng lúc cho 8 bình.
 

Các nhân viên kỹ thuật khác của tàu cũng tham gia hỗ trợ thêm phần giá đỡ để đường ống đủ cao dễ dàng cho các nhân viên trên tàu mở vòi cấp nước vào các bình chứa. “Đây là một công việc vất vả nhưng chúng tôi tự hào về nó", anh Kaiser nói.
 

Trung bình mỗi ngày nhóm tàu sân bay USS George Washington chở vào đất liền Philippines 11 tấn hàng hóa, trong đó có chừng 2.800 bình nước loại 5 gallon (gần 20 lít). Để kịp giao nước sạch nhân viên trên tàu còn tranh thủ dùng những thùng to loại 48 feet khối (khoảng 1.360 lít) đổ nước vào và đặt trong các phòng đông lạnh thành nước đá. Sau đó họ đưa chúng lên trực thăng, khi chở vào đất liền thì nước đá cũng đã tan dần ra.


Các bình chứa cũng là một vấn đề mà tàu sân bay George Washington sắp phải đương đầu. Những ngày đầu các bình chứa nước bằng nhựa màu xám rồi phải dùng đến các bình chứa màu xanh, và chẳng hiểu nếu tiếp tục thì tàu còn có đủ bình chứa nước hay không.

Bởi vậy trên Twitter, Đại sứ quán Philippines tại Washington kêu gọi người dân Philippines sau khi dùng nước nên trả lại các bình trống cho nhân viên cứu trợ để đem về lại tàu sân bay tiếp tục lấy nước.

Hiện tàu sân bay George Washington đang cung cấp nước và dụng cụ vệ sinh cho các khu vực Guiuan/Samar, Ormoc, Borongan và Leyte, sử dụng 20 trực thăng/ngày, kể từ ngày 14 tháng 11 cho đến nay.

Được biết tàu sân bay trực thăng HMS Illustrious của Anh, với 7 trực thăng trên khoang cùng các thiết bị sản xuất nước sạch, sẽ đến tham gia cứu trợ Philippines từ 25.11.


Sunday, November 17, 2013

Tác phẩm Hành Trình Biển Đông của Ngụy Vũ

Ngụy Vũ – dấu ấn trên vùng đất “mới”...
16/11/2013
Nguyễn - Dương
Cali Today News – Nhà truyền thông Ngụy Vũ mà người Việt ở Cali từng quen tên, và từng gọi anh là Larry King của Little Sài Gòn đã rời khỏi “thủ đô tỵ nạn Việt Nam” ở Bolsa hơn một năm nay, để “tái định cư” tại một vùng đất “mới” – thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Anh rời một “thủ đô” nhỏ để đến một thủ đô lớn nhất thế giới. Trong cái nhìn ấy, chúng tôi xin chúc mừng anh.
Tôi ghé qua văn phòng làm việc của anh, đài Nationwide Viet Radio (NVR) ở Hoa Thịnh Đốn và nhìn thấy hộp danh thiếp trên bàn. Tôi lấy một tấm và đọc dòng chữ: “Ngụy Vũ, Phó Giám Đốc”! Tôi càng mừng hơn, vì “thằng em” của mình không chỉ về thủ đô mà bây giờ còn có thêm chức tước nữa chứ!
Tôi rời văn phòng của đài NVR và bước ra xe đang đậu trong khu thương xá Eden, thương xá của người tỵ nạn tại Hoa Thịnh Đốn, với một niềm vui, bởi “cậu em” đã được tung cánh chim tìm về vùng tổ ấm, dù trời đất ở Washington DC chiều nay lạnh dưới 30 độ..., dưới độ đông đá.
Tôi ngồi trên máy bay bay từ San Francisco về Hoa Thịnh Đốn để làm việc và thăm Ngụy Vũ, nhưng lòng hơi lo lắng. Bỏ đi một nơi mà Ngụy Vũ từng sống trên 2 thập niên, với bao người thân, với bao quen biết, để về vùng đất lạ, thì Ngụy Vũ sẽ sống ra sao, nhất là tuổi tác bây giờ đã vượt qua “ngũ tuần”? Những câu hỏi như thế quay tròn trong đầu như chiếc chong chóng đang quay không ngừng nghỉ ở cánh máy bay.
Ngụy Vũ là “thằng bạn già” nhưng vì nhỏ tuổi hơn tôi, nên tôi vẫn quen gọi là “em”, một chữ “em – anh” định nghĩa phần nào tình cảm mà chúng tôi dành cho nhau trong nhiều năm qua, từ lúc “lên voi” cho đến khi “xuống... chó”.
Tôi rời khu thương xá Eden trong cơn lạnh buốt da khi màn đêm vừa buông xuống, với ánh đèn hiu hắt, vàng vọt của một thành phố miền đông bắc lạnh lẽo, để đến nhà hàng Harvest Moon gần đó, một nơi ấm cúng hơn, để dự buổi văn nghệ và dạ vũ “Hành Trình Thuyền Nhân” của Ngụy Vũ.
Đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn khá độc đáo: Không đông đúc, thậm chí còn vắng vào chiều tối cuối tuần, và đầy cây cối. Nó không ồn ào, đông đúc, chen chúc như ở San Francisco, San Jose, New York hay Los Angeles,...
Những con đường thủ đô ngập bóng cây, nhưng dường như gió thu đang nhuộm vàng màu lá, khiến cho chúng tôi có cảm giác rất êm ả, nhẹ nhàng, thư thái, và ung dung khôn tả. Một cảm giác râát “thiền” khi đi qua những con đường như thế.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy gần gũi hơn với thành phố này, và thậm chí có một cảm tình đặc biệt dành cho nó, dù chỉ vừa mới đến và phải vội vã ra đi...Tôi biết, tôi nợ nơi đây một lần trở lại, ít nhất cũng là một lần!
Cả một nhà hàng lớn chật cả khách tham dự!
Tấm bảng hiệu điện tử Nhà hàng Harvest Moon hiện ra sáng chói trong bóng đêm, chúng tôi theo anh Viên bước vào bên trong, một không khí thật ấm cúng.
Tôi đến nhà hàng vào lúc 7:15 tối, trước giờ khai mạc 45 phút, nhưng bên trong đã đầy chật người ngồi. 500 vé đã được bán sạch, và Ngụy Vũ đã đành phải từ chối biết bao người, ngay cả những nhân vật rất tên tuổi và đầy ân tình trong cộng đồng đến từ khắp mọi nơi những nơi khác, thậm chí từ các nước khác như học giả Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản.
Ngụy Vũ cho biết là ban tổ chức thật vất vã để sắp xếp chỗ ngồi cho khách, và phải tế nhị trong câu trả lời để những anh chị em không dự được khỏi phải buồn. Tôi cảm thấy có chút may mắn được tham dự đêm nay.

Tất cả khách tham dự đều nghiêm trang chào cờ.
Thời buổi này mà có số khách tham dự như thế thì thật ra là một bất ngờ. Ở Cali đông người, để có con số khán giả đông như thế cũng đã khó rồi, huống hồ ở Hoa Thịnh Đốn ít người Việt hơn. Và càng bất ngờ hơn, khi những chiếc vé đó được bán với giá $35 hay $50 mỗi vé và đã được bán hết một tuần trước ngày tổ chức.
Có thể Ngụy Vũ được “lộc” trời cho mỗi khi tổ chức. Tôi nhớ trước đây gần cả chục năm, tại Hội trường nhật báo Người Việt ở Nam Cali, anh tổ chức Lễ Trao Giải Thưởng Sáng Tác cho cuộc thi viết về Thuyền Nhân, mà tôi đã chứng kiến, số người tham dự ngồi đứng chật khắp cả bên trong lẫn bên ngoài hội trường.
Cũng có thể đề tài Thuyền Nhân vẫn là một đề tài có sức hút kỳ lạ đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn, bởi hầu hết chúng ta là thuyền nhân. Chỉ cần nói đến hai chữ này, thuyền nhân, ký ức và kỷ niệm từ sâu thẳm, xa xôi ùn ùn chạy về, và nối liền giữa quá khứ và hiện tại, nối lại mọi người với nhau. Thuyền nhân là một mẫu số chung của người tỵ nạn.
Ký giả Mặc Lâm giới thiệu sách của Ngụy Vũ.
Người nhân viên chạy bàn không dấu sự ngạc nhiên khi nói rằng ở đây cuối tuần nào cũng có tiệc tùng, họp mặt, và ca nhạc, nhưng đêm nay thật kỳ lạ, tất cả mọi người đều đến sớm, sớm hơn vài chục phút...
Người ta thường hay nói đùa:
“Không ăn đậu, không phải người Mễ,
Không đi trễ, không phải Việt Nam”...
Cái cố tật đi trễ bỗng dưng bị mất trong tối nay. Ông Nguyễn Văn Khanh – Giám đốc đài Á Châu Tự Do, ban Việt ngữ, là MC tối nay – đã khai mạc đúng giờ. Đúng giờ, một điều lẽ ra là điều bình thường, nhưng sự đúng giờ tối nay trở thành một hiện tượng lạ đáng ghi nhận.
MC Nguyễn Văn Khanh.
Một điều lạ khác nữa khiến nhiều người ngạc nhiên là sự hiện diện của nhiều khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt ở thủ đô HTĐ, đặc biệt là rất đông giới trẻ, cùng trí thức trẻ trong cộng đồng.
Nhạc sĩ Nam Lộc lạc giữa rừng “hoa” của người hâm mộ.
Qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Văn Khanh, chúng tôi thấy rất nhiều tên tuổi lớn vùng Virginia – Washington DC – Maryland như: Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân – bào huynh bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông bà Lê Thành Ân – cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch đảng Việt Tân, ông Nam Lộc – nhạc sĩ, MC, giám đốc USCC Los Angeles, bà Khúc Minh Thơ, Họa sĩ Vũ Hối, tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh và phu quân là tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, ông Đoàn Hữu Định – Chủ tịch Cộng Đồng, ông Nguyễn Hữu Trí – Cựu biên tập viên đài VOA, ông Tạ Cự Hải – Chủ tịch Lực Lượng Cựu Chiến Sĩ, ông Lê Hiếu Em của Hội Quảng Đà, nhiếp ảnh gia Nhất Hùng, ông Dương Xuân Tuyển, ông Đinh Hùng Cường, ông Nguyễn Mậu Trinh, ông Nguyễn Kim Hùng,...
Ngụy Vũ ký tặng sách cho chị Tú Anh.
Những tên tuổi nghe rất quen thuộc trong cộng đồng khắp nơi. Báo chí và truyền thông cũng hiện diện khá đông. Các anh chị em đài RFA (Á Châu Tự Do) tham dự đông đảo gồm Nguyễn Văn Khanh, Mặc Lâm, Thanh Trúc, Thanh Quang, anh Hòa,... Ngoài ra, có anh Đào Trường Phúc của Phố Nhỏ, Đậu Thanh Vân của SBTN, Nguyễn Xuân Nam của nhật báo Cali Today từ San Jose, California… Còn biết bao tên tuổi có mặt hôm ấy mà chúng tôi không thể nào ghi nhận hết.
Ngụy Vũ và người hâm mộ
Những sự hiện diện nổi nang đó của những tên tuổi chắc đã làm cho Ngụy Vũ rất vui, nhưng đêm hôm đó, khi ngồi bên chung rượu nửa đêm sau tàn tiệc, Ngụy Vũ nhắc đến những con người “không tên tuổi” với đôi dòng lệ chảy, như vợ chồng “ông câm”, chị Tú Anh,... 
Vợ chồng ông câm (không nói được) có bao giờ đi dự buổi ra mắt sách của ai bao giờ, dù nhà văn đó có đoạt giải Nobel Văn Chương đi nữa. Còn chị Tú Anh, người phụ nữ duyên dáng ngày nào trên truyền hình Sài Gòn trước 1975, trong chương trình Đố Vui Để Học, thì nghẹn ngào trong dòng lệ... “tất cả các em tôi đã chết, đã chết trên biển...”
Chị đã quá lớn tuổi, đi đứng khó khăn, nhưng đã bước ra đường trong một đêm Thu buốt giá để được tham dự đêm nay, đêm thuyền nhân, để nhớ đến mấy đứa em của mình, để cùng người tỵ nạn thắp lên ngọn nến nguyện cầu...
Nguyễn Xuân Nam, ông Lê Thành Ân, và ông bà giám đốc đài NVR
Điệp khúc của Nam Lộc ‘Tự do ơi tự do, tôi trả bằng nước mắt, tự do hỡi tự do, anh trao bằng máu xương. Tự do ơi tự do, em đổi bằng thân xác…...” do ca sĩ Thanh Hà hát đêm nay sao có sức rung động lạ lùng, dường như có tiếng oan hồn khóc than trong tiếng nhạc.
Tôi ngồi nghe Thanh Hà và Lệ Thu thay nhau trình diễn những ca khúc nói về di tản, thuyền nhân, vượt biển mà lòng thắt lại nghẹn ngào. Cánh cửa ký ức như đã vỡ tung, và kỷ niệm dâng tràn. Quá khứ và nỗi đau của nửa triệu người Việt Nam chết trên biển trong hành trình tìm tự do đã làm trái tim tôi thắt lại.
Chị Tú Anh xúc động khi kể lại tất cả các em đều chết biển
Trên một nửa khách tham dự là tuổi trẻ. Theo nhạc sĩ Nam Lộc, đó là một hiện tượng lạ khác. Các em đến, các em không chỉ tham dự mà còn chia xẻ tác phẩm Hành Trình Thuyền Nhân với nhau và với quý anh chị của thế hệ đi trước.
Em Hoàng Duy Linh, mới 20 tuổi, đã lên sân khấu nhận định về tác phẩm. Em nói thật hay, và càng hay hơn khi em chia xẻ cảm nghĩ của em về tác phẩm bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, nhưng nhiều bạn trẻ đã quên.
Hoàng Duy Linh đã làm nhiều người cảm mến và xúc động! Lâu lắm, tôi mới thấy một chiếc cầu giữa những thế hệ thật dễ thương, không bị gãy, không gượng gạo, không phải là những vật trang sức để dàn cảnh.
Hai tiết mục làm tôi lưu ý nhất trong đêm Hành Trình Thuyền Nhân là phần nói về tác phẩm của Mặc Lâm và phần trình diễn của Nam Lộc.
Mặc Lâm là cây bút của đài Á Châu Tự Do. Trong một không khí tiệc tùng, ca nhạc ồn ào trong một nhà hàng, nhưng anh có sức thu hút lạ lùng: Anh giữ được sự chú ý lắng nghe và im lặng của 500 người thực khách trong vòng khoảng gần 30 phút.
Khó ai làm được điều đó, nhất là trong bối cảnh tiệc tùng trong nhà hàng và đối tượng nghe anh có tuổi thật cách biệt, từ 20 đến 80 tuổi. Anh đã giữ lại được thời gian và không gian để từ đó chiếc ghe vượt biên kinh hoàng từ 3 thập niên trước đây trở về ngự trị trong nhà hàng đêm đó.
Còn Nam Lộc? Trong lúc anh không ngớt lời ngợi ca Nguyễn Văn Khanh trong vai trò MC, thì chúng tôi cho rằng anh đã “steal the show” ca nhạc. Anh không phải là ca sĩ, nhưng anh đã trình diễn các ca khúc trong dòng nhạc lưu vong một cách xuất thần, và rung động, nên trên tay anh oằn xuống với hàng chục cánh hoa hồng từ khán giả.
Nhiều khán giả đủ mọi lứa tuổi đến chụp hình kỷ niệm với anh. Có một cặp vợ chồng trẻ bế đứa con đến “giao” cho anh, anh hơi chút ngỡ ngàng khi bế đứa bé, thì cặp vợ chồng ấy nói: “Tụi em muốn cháu sau này được giống như bác Nam Lộc.” Nghe như thế, mọi người đứng quanh đều cười ồ!
Rồi cuối cùng, tất cả đều kết thúc, có cuộc vui nào lại không có kết thúc, mọi người ra về. Harvest Moon đóng cửa vào lúc nửa đêm. Ngụy Vũ, Nam Lộc, anh Viên và Nguyễn Xuân Nam lang thang đi tìm Phở, nhưng không nơi nào mở cửa, đành ăn mì nửa đêm ở tiệm Miu Kee Noodle.
Ngụy Vũ ngồi ăn với đôi mắt u buồn, dầu rằng một đêm diễn ra quá thành công ngoài dự liệu, vì dường như còn đâu đó tiếng kêu cứu trên biển đông.
Anh đang mơ tưởng đến những Đêm Hành Trình Thuyền Nhân sắp tới ở Philadelphia, San Jose hay ở Seattle,...
Rất đông người đến bàn tiếp tân để mua một bộ hai cuốn của Ngụy Vũ: Bộ tiếng Việt mang tựa đề Hành Trình Thuyền Nhân và bộ tiếng Mỹ mang tựa đề The Vietnamese Boat People.
Một người phụ nữ mua 2 cuốn The Vietnamese Boat People và nói: “Tôi muốn tặng hai đứa con của tôi để nó đọc và hiểu được hành trình thuyền nhân mà chúng ta đã trải qua và để nó hiểu được cái giá mà chúng ta đã trả để đưa được các cháu đến nơi này hay để nó hiểu hơn về giá trị tự do và dân chủ, cũng như hiểu hơn về cơn ác mộng cộng sản.”
Bà cầm hai cuốn sách trên một cách trân trọng. Dường như bà chờ đợi bộ sách này trong mấy chục năm qua. Dường như bà muốn kể lại cho các đứa con và cháu của bà về thuyền nhân, về cuộc di tản gần 40 năm trước mà bà chưa đủ chữ để kể cho các cháu nghe bằng tiếng Mỹ. Bộ sách này như giúp bà làm cái việc mà bà muốn làm từ bao lâu nay...
Bà trân trọng hai cuốn sách như trân trọng chính kỷ niệm đau thương và xương máu của bà cũng như của nhiều người. Trong đôi mắt già nua, bà ngắm nhìn Ngụy Vũ đang ký tặng sách với lòng trìu mến. Riêng với tôi, cuốn The Vietnamese Boat People còn có một giá trị khác. 
Trong các tiệm sách lớn của Mỹ, trong các thư viện Hoa Kỳ, sách tiếng Mỹ cho giới trẻ Việt và cho người ngoại quốc muốn tìm hiểu văn hóa, xã hội, lịch sử, ẩm thực Việt,... còn quá ít, ít đến nỗi ngạc nhiên, dù rằng sách bằng Việt ngữ rất nhiều.
Điều này khiến tuổi trẻ mất “connection” với cộng đồng, với quê hương và lịch sử. Nhiều bạn trẻ đã mất cội rễ, cội nguồn (root) của chính mình. Và sự thiếu thốn này cũng khiến người ngoại quốc ít hiểu về chúng ta hơn. Cộng đồng mình ít nhiều bị mang tiếng là sống “khép kín”. Chúng ta ít có dịp “xuất cảng” văn hóa, lịch sử, văn minh của mình ra thế giới bằng sách vở tiếng Mỹ...
Cuốn sách của Ngụy Vũ, The Boat People, đáp ứng một phần cái nhu cầu ngày càng nhiều đó, thậm chí là nhu cầu bức thiết nữa là khác cho thế hệ thứ hai và sau đó. Cám ơn Ngụy Vũ và nỗ lực cả chục năm trời của anh để góp một phần để đáp ứng nhu cầu trên.
Trong 30 ngày qua, tôi có dịp tham dự 3 lần ra mắt sách bằng Anh ngữ: Cuốn Nationalist in the Vietnam War của ông Nguyễn Công Luận do Indiana University Press xuất bản, cuốn Behind The Smoke Curtain của luật sư Nguyễn Hoàng Duyên do Mindstir Media xuất bản. Và cuốn The Vietnamese Boat People của Ngụy Vũ!
Tôi cũng đang được mời tham dự buổi ra mắt cuốn Work and Life in Vietnam Today edited by Dr. Gerard Sasges vào ngày 20 tháng 11 tới... Những đầu sách tiếng Mỹ đang bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn. Tôi muốn cám ơn tất cả các anh, vì những công trình này sẽ đưa chúng ta đi xa hơn, trong nhu cầu tìm hiểu của giới trẻ Việt tại Mỹ và của người ngoại quốc!
****
Tôi rời Hoa Thịnh Đốn bay về San Jose vào trưa hôm sau. Trên đường lái xe đưa tôi từ Thương Xá Eden ra phi trường, Ngụy Vũ tâm tình về 12 tháng qua tại vùng đất mới và những dự tính sau này. 45 phút ngồi nghe Ngụy Vũ trải lòng, tôi cảm thấy vui, bởi dường như Ngụy Vũ đã tìm thấy được sức sống ở vùng đất mới.

Nguyễn Dương