Sunday, November 24, 2013

Tứ Đại Phu Nhân của Việt Nam

Tứ Đại Phu Nhân của Việt Nam
Trích sưu tầm Phạm V. Lý
1.- Bà Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu:
vợ của Hoàng Đế Bảo Đại


Bà là vợ của Hoàng Đế Bảo Đại, vua của nước Việt Nam, khuê danh bà là Nguyễn Hữu Thị Lan, còn có tên khác là Maria Therese Nguyễn Hữu Hào, là ái nữ của nhà đại điền chủ phú hào Phước Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào, người xứ Gò Công miền tây nam phần. Bà cũng là cháu của ông Lê Phát Đạt tức ông Huyện Sỹ một trong những người giàu nhất Nam Kỳ vào thế kỷ XX.
Ông Bảo Đại có cho biết trong cuốn Con Rồng An Nam: Cô Nguyễn Hữu Thị Lan học tại trường Couvent des Oiseaux tại Pháp, và trở về nước vào năm 18 tuổi. Dịp này, do sự sắp đặt cố ý của nhà toàn quyền Pasquier, ông bà Hào và bà Charles, mẹ đở đầu của ông vua tại Pháp, bà gặp vua Bảo Đại tại Đà Lạt.
Trai tài gái sắc hạp ý mến mộ rồi yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, một lễ cưới uy nghi diễn ra tại hoàng cung, và trong ngày trọng đại này, cô tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan được vinh dự hưởng một biệt lệ lần đầu tiên trong triều đình nhà Nguyễn. Bà được tấn phong là Nam Phương Hoàng Hậu  với ý nghĩa tôn quý là hương thơm của miền Nam. Ngoài ra bà cũng được phép mặc phẩm phục màu vàng da cam, là màu sắc chỉ dành cho Hoàng Đế.
Theo như tài liệu của ông Nguyễn Văn Lục, bà Hoàng Hậu là người phụ nữ đầu tiên có tân học, ảnh hưởng nếp sống nếp suy nghĩ phương Tây. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên ở nước ta cùng vua tiếp khách ngoại quốc như tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch, Quốc trưởng Shianouk… Trong những lễ lạc tiếp kiến, bà đóng vai trò đệ nhất phu nhân.
Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia các sinh hoạt xã hội như đi thăm cô nhi viện, trường học hoặc những cơ sở xã hội ..v..v.. Ngày Chủ Nhật, bà đi lễ nhà thờ Phú Cam như mọi người dân bình thường.
Toàn quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà là một người đức hạnh, nề nếp hài hoà giữa hai nếp sống Đông Tây. Về phía quốc tế, Hoàng Hậu nhận được những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Trong những năm tháng hạnh phúc, bà sinh hạ được 2 Hoàng tử và 3 Công chúa. Đến tháng 9 năm 1945 triều đình đến hồi mạt vận quốc phá gia vong, vua Bảo Đại do sự thúc ép của Việt Minh buộc phải từ chức thoái vị và hạnh phúc của bà mỏng dần trong những mối tình trăng hoa của chồng.
Càng ngày ông Vĩnh Thụy,tên tộc của Bảo đại, càng sa đoạ trác táng thì bà Vĩnh Thụy càng im lặng nghiêm trang, có lẽ vì muốn giữ uy tín cho Hoàng tộc và cho cả con cái mình cho nên bà cứ cam chịu theo cái cách của người vợ có học và có nhân cách.
Vào năm 1950 bà Vĩnh Thụy quyết định mang các con sang Pháp, chấm dứt những liên hệ dây dưa với những tai tiếng của chồng. Trong những năm dài cuối đời, bà sống trong sự lẽ loi nhưng kiêu hảnh. Bà là một vị mệnh phụ uy nghi, đẹp trang trọng quý phái, nhưng trên hết, dù trong bất hoàn cảnh nào, bà vẫn sống một cách đàng hoàng đúng bậc mẫu nghi của một bà hoàng hậu.
Ngày 14 tháng 9 năm 1963. Bà đột ngột nhẹ nhàng lặng lẽ qua đời tại làng Chabrignac cách thủ đô Paris khoảng 500 km.
Trong một cuốn sách có đoạn thật buồn bã mà ông Bảo Đại đã kể về bà trong ngày cưới như sau: Vâng, bây giờ, chung quanh đầy văn võ bá quan, Bà vẫn cô đơn, và cả đời bà sau này cũng cô đơn. Trong suốt mười năm sống ở Huế, bà vẫn cô đơn như thế giữa đám thị nữ, quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt, miền, tiếng nói, tôn giáo, nếp sống, văn hoá, học vấn. Chỉ những sự khác biệt đó thôi cũng đẫy bà vào tư thế một mình. Và đã theo đuổi suốt đời còn lại của bà
2. Bà Trần Lệ Xuân
Vợ ông Ngô Đình Nhu.
 

Bà tên Trần Lệ Xuân, là thứ nữ của ông bà luật sư Trần Văn Chương đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn. Chồng bà là ông Ngô Đình Nhu, vừa là phụ tá, Cố Vấn, vừa là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nền đệ nhất Cộng Hoà miền Nam VN.
Trong lịch sử của nền Dân Chủ nước Việt Nam , chưa có một mệnh phụ nào bị mang nhiều tiếng xấu bởi những lời thêu dệt vô cùng ác ý.
Có lẽ vào thời gian phôi thai đó, người ta chưa chấp nhận một phụ nữ ra tham chính. Khi bà là một dân biểu vì muốn cải tổ xã hội, bà vận động quốc hội ban hành bộ luật gia đình cấm ly dị và chỉ một vợ một chồng.
Bà gặp không ít rắc rối trong vấn đề này, vì bị dân chúng sống trong một xả hội đầy rẩy phong kiến và đa thê ngầm chống đối. Bà còn là chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới, lập ra Thanh nữ Cộng Hoà, tập cho phụ nữ biết xử dụng súng ống phòng khi giặc tới.
Bà cũng là một phụ nữ dám nói, có tham vọng và dám dấn thân. Có lẽ vậy mà bà không được cảm tình của nhiều người (Bà giống hình ảnh Hillary Clinton của nước Hoa Kỳ).
Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ, vì thế những nghi lễ ngoại giao, bà Nhu được phép hành xử như một cương vị Đệ Nhất Phu Nhân. Bà là một phụ nữ đẹp, dáng vẽ mềm mại, theo tân học, nói thành thạo hai ngôn ngữ Anh Pháp.
Nhưng có lẽ hình ảnh mà người ta nhớ về bà nhiều nhất là chiếc áo dài cổ thuyền thật đặc biệt do chính tay bà vẽ kiểu. Trong dân gian gọi “ áo dài bà Nhu”.
Bà cũng bị người ta thù ghét với câu nói trịch thượng làm tổn thương hàng Phật tử và giáo phẫm "Monk s barbecue" khi bà bị quá nhiều áp lực không dằn được do phe đảng chính trị dùng các nhà sư tẩm xăng tự thiêu để tấn công nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Sau khi sang Hoa Kỳ với nhiệm vụ giải độc dư luận thì tại Việt Nam , gia đình bà xảy ra cuộc gia biến. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn bị giết một cách thê thãm do quân đội cách mạng lật đổ chính quyền.
Một năm sau, tai họa lại giáng xuống đời bà. Trong khi bà với 4 đứa con chiu chít, bơ vơ lưu vong tại Ý, thì bất ngờ đứa con gái đầu lòng tên Ngô Đình Lệ Thủy xinh xắn đẹp đẻ gần gủi thân thiết với bà bị chết trong một tai nạn xe cộ. Từ đó hình như không ai có những tin tức chính xác về bà.
Thế sự thăng trầm, vận nước đảo điên. Năm 1975 miền Nam VN mất vào tay cs. Đồng bào trốn chạy chế độ độc tài, bỏ nước ra đi sinh sống tản mác khắp nơi trên thế giới… Cho đến những năm tháng gần đây, người ta được biết về đời sống của bà quả phụ Ngô Đình Nhu, do một bài viết thật cảm động của ông Trương Phú Thứ.
Ông Thứ được bà Nhu cho phép phỏng vấn và chụp ảnh. Nhìn dáng dấp mõng manh nhưng khoẻ mạnh tinh anh của một bà lảo bát tuần, có lẽ chúng ta không thể nào hiểu nỗi tại sao bà sống qua được những ngày tháng oan nghiệt và bi thương như vậy? Nhưng chắc chắn có một điều bà đã chứng tỏ cho người ta thấy bà là một người phụ nữ nhân cách vẹn toàn, thờ chồng nuôi con, trung trinh tiết liệt.
Tôn giáo và những đứa con, đứa cháu ngoan ngoãn thành tài hữu dụng đối với xả hội của bà là những đặc ân mà Thiên Chúa đã bù đắp cho cuộc đời còn lại của một mệnh phụ mà thời tuổi trẻ gặp quá nhiều cay đắng. 

3. Bà Nguyễn th Mai Anh
Vợ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.


Thật là hiếm hoi khi kiếm tài liệu, hình ảnh để viết về bà.. Nhờ chút năm tháng sống tại Mỹ Tho mà người viết cho chút ít tư liệu qua những lời kể của ông Tân văn Công, giáo sư dạy trường Nguyễn Đình Chiểu và qua những cư dân lớn tuổi sống trong thành phố Mỹ Tho, hầu như ai cũng có những lời đẹp về người thiếu nữ tên Mai Anh hiếu thuận vẹn toàn đối với bà con thân tộc, khiêm hoà đối với chòm xóm láng giềng.
Bà Nguyễn Văn Thiệu, khuê danh Nguyễn Thị Mai Anh, con gái một gia đình gia thế gốc người Mỹ Tho. Chồng bà là Tổng Thống thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam VN.
Có lẽ mọi người còn nhớ và phải khen thầm, bà Thiệu có một dáng dấp hết sức sang cả quý phái và đôn hậu. Bà giống tính cách của bà Laura Bush, lúc nào cũng dịu dàng đứng sau lưng chồng mình.
 
4. Bà Đặng Thị Tuyết Mai.
Vợ Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ


Bà tên Đặng thị Tuyết Mai, thời Đệ Nhị Cộng Hoà bà là vợ của ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Bà là một phụ nữ đẹp nỗi tiếng, trước khi lập gia đình với ông Kỳ, bà là một chiêu đải viên làm việc tại Air Việt Nam.
Thời còn vai trò là phu nhân của ông Phó Tổng Thống. Bà chưa có một cuộc cống hiến nào đặc biệt cho quốc dân, ngoài việc xuất hiện cùng với chồng trong những bộ quần áo hào nhoáng.
Sau năm 1975 vợ chồng bà sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Tên tuổi ông bà một lần nữa nỗi đình nỗi đám do những hành động bốc đồng của ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm mất đi nhân cách của ông.
Riêng bà Đặng Thị Tuyết Mai cũng là một phụ nữ sống một đời sống hết mình, buông thả, bất chấp điều tiếng của dư luận. Cuộc hôn nhân của ông bà rối tung lên và dẫn đến việc chia tay trong muôn lời dị nghị.
Các bà mệnh phụ nước tôi, một thời - đẹp, nỗi tiếng lẫy lừng. Để so sánh phong cách của hai bà mệnh phụ thời Đệ Nhị, tôi xin phép mượn ít dòng trong một bài viết của cô ca sĩ Quỳnh Giao:
Bà quả phụ Nguyễn Văn Thiệu là biểu tượng của sự quý phái đôn hậu. Một vẽ đẹp để chiêm ngưỡng từ xa, không ai dám buông lời tán tỉnh sổ sàng.
Ngược lại bà Đặng thị Tuyết Mai đẹp não nùng, là thiếu phụ đa tình, ác liệt, một vẽ đẹp khiến người đời chỉ muốn gần để chiếm đoạt hay để bởn cợt.


Friday, November 22, 2013

Biểu diễn lật xe 20 vòng không chết

Biểu diễn lật xe 20 vòng không chết

Ngày hôm qua, 22 Nov 2013 , tại California, Brian Gillespie, 55 tuổi, biểu diễn một pha lật xe 20 vòng mà không chết. Tốc độ lúc xe bị lật là 300 kílô mét giờ.

Video biểu diễn phía dưới cho chúng ta bài học luôn luôn cài giây an toàn khi lái xe.
A driver has survived a horrifying crash after his car flipped over at high-speed in the California desert.

The crash, caught on camera, took place at a land speed racing event at El Mirage Dry Lake near Adelanto.

Brian Gillespie, 55, was driving the car at 185mph when he lost control and flipped several times before the car came to a stop on its roof.

Dough McMillan, Mr Gillespie's friend and crew chief, said the driver soon waved with his hand to signal he was OK.

Emergency crews flipped over the car and freed Mr Gillespie.He suffered injuries including a collapsed lung and bruising.

Mr McMillan credited the safety equipment with protecting his friend from worse injuries.

Wednesday, November 20, 2013

Quá trẻ đẹp cho bà Liu 60 tuổi

Quá trẻ đẹp cho bà Liu 60 tuổi


Sưu tầm : Tôn Long Châu

Cụ bà Liu Xiaoqing đã 60 tuổi còn đẹp lộng lẫy nên vẫn cưới được chồng trẻ là Yi Gang mới 28 tuổi tại San Francisco.

 

 

What a sensation!
Is it possible for a 60 year-old thrice-married woman to marry a handsome 28 year-old Chinese badminton star, who is himself from a rich family background?
Perhaps this is because she looks more like 30 than 60! I guess anything is possible in
China nowadays.
For those who can't read Mandarin, here's the translation:
Liu's fourth marriage.

Liu Xiaoqing 60? She looks like in her 30s.
Liu Xiaoqing 60, Yi Gang 28, recently married in
San Francisco. Difference of 32 years old, but the picture looks hotties.
When Liu's was 33 years old, Yi Gang was a one year old baby.
Liu Xiaoqing need no introduction, she was a famous actress, Yi Gang is the Chinese National badminton player.

Yi Gang came from good family background, his family is wealthy, Yi Gang is not after her wealth.
The problem is Yi Gang's parents is younger than Liu Xiao Qing.
How do they address each other?
劉曉慶第四度結婚
劉曉慶 60 ? She looks like in her 30s.
劉曉慶60,易剛28,最近在舊金山結婚
相差32歲,但是照片上看起來帥哥美女,並不噁心
不過劉曉慶33歲的時候,易剛才是一歲的 baby,想到就十分嚇人
劉曉慶甭介紹了,易剛是中國羽毛球國手,劉曉慶的帥哥經紀人,美籍華人長住美國
易剛家庭背景良好,家境富裕,似非貪圖劉曉慶的財富,
問題是劉曉慶年齡比易剛的父母還大一點,不知將來怎麼稱呼?

Monday, November 18, 2013

Hải quân Mỹ cung cấp nước uống cho dân Philippines

Hải quân Mỹ cung cấp nước uống cho dân Philippines

18/11/2013

Mỗi ngày, các trực thăng từ nhóm tàu sân bay USS George Washington chở thực phẩm và gần 60.000 lít nước sạch cung cấp cho người dân Philippines ở các khu vực bị siêu bão Hải Yến tàn phá.


Mỗi tàu chiến Mỹ đều có máy lọc nước biển thành nước sạch để dùng. Trung bình một khu trục hạm có thể sản xuất được 72,000 gallon (272,550 lít) nước. Còn tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington sản xuất đến 400.000 gallon (1,5 triệu lít) nước sạch/ngày đêm, đủ dùng cho 2.000 hộ gia đình.
Theo trang tin tức của Hải quân Mỹ, khi bắt đầu chiến dịch Damayan cứu trợ người dân Philippines ở các vùng bị siêu bão Hải Yến tàn phá, một nhóm nhân viên cơ khí trên tàu sân bay USS George Washington được giao nhiệm vụ: thiết kế lắp đặt một hệ thống ống nước ngay trên boong tàu để cấp nước vào các bình chứa, đưa lên trực thăng mang vào đất liền.
 
Thành quả là đường ống nước “bạch tuộc” tiếp nước cùng lúc 8 bình

Nhóm nhân viên cơ khí này thuộc bộ phận Cơ khí bảo dưỡng thân tàu (HT) chỉ có 9 tiếng đồng hồ để thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn chỉnh đường ống dẫn nước này gồm một ống chính và 8 vòi để có thể cấp nước cùng lúc cho 8 bình.
 

Các nhân viên kỹ thuật khác của tàu cũng tham gia hỗ trợ thêm phần giá đỡ để đường ống đủ cao dễ dàng cho các nhân viên trên tàu mở vòi cấp nước vào các bình chứa. “Đây là một công việc vất vả nhưng chúng tôi tự hào về nó", anh Kaiser nói.
 

Trung bình mỗi ngày nhóm tàu sân bay USS George Washington chở vào đất liền Philippines 11 tấn hàng hóa, trong đó có chừng 2.800 bình nước loại 5 gallon (gần 20 lít). Để kịp giao nước sạch nhân viên trên tàu còn tranh thủ dùng những thùng to loại 48 feet khối (khoảng 1.360 lít) đổ nước vào và đặt trong các phòng đông lạnh thành nước đá. Sau đó họ đưa chúng lên trực thăng, khi chở vào đất liền thì nước đá cũng đã tan dần ra.


Các bình chứa cũng là một vấn đề mà tàu sân bay George Washington sắp phải đương đầu. Những ngày đầu các bình chứa nước bằng nhựa màu xám rồi phải dùng đến các bình chứa màu xanh, và chẳng hiểu nếu tiếp tục thì tàu còn có đủ bình chứa nước hay không.

Bởi vậy trên Twitter, Đại sứ quán Philippines tại Washington kêu gọi người dân Philippines sau khi dùng nước nên trả lại các bình trống cho nhân viên cứu trợ để đem về lại tàu sân bay tiếp tục lấy nước.

Hiện tàu sân bay George Washington đang cung cấp nước và dụng cụ vệ sinh cho các khu vực Guiuan/Samar, Ormoc, Borongan và Leyte, sử dụng 20 trực thăng/ngày, kể từ ngày 14 tháng 11 cho đến nay.

Được biết tàu sân bay trực thăng HMS Illustrious của Anh, với 7 trực thăng trên khoang cùng các thiết bị sản xuất nước sạch, sẽ đến tham gia cứu trợ Philippines từ 25.11.


Sunday, November 17, 2013

Tác phẩm Hành Trình Biển Đông của Ngụy Vũ

Ngụy Vũ – dấu ấn trên vùng đất “mới”...
16/11/2013
Nguyễn - Dương
Cali Today News – Nhà truyền thông Ngụy Vũ mà người Việt ở Cali từng quen tên, và từng gọi anh là Larry King của Little Sài Gòn đã rời khỏi “thủ đô tỵ nạn Việt Nam” ở Bolsa hơn một năm nay, để “tái định cư” tại một vùng đất “mới” – thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Anh rời một “thủ đô” nhỏ để đến một thủ đô lớn nhất thế giới. Trong cái nhìn ấy, chúng tôi xin chúc mừng anh.
Tôi ghé qua văn phòng làm việc của anh, đài Nationwide Viet Radio (NVR) ở Hoa Thịnh Đốn và nhìn thấy hộp danh thiếp trên bàn. Tôi lấy một tấm và đọc dòng chữ: “Ngụy Vũ, Phó Giám Đốc”! Tôi càng mừng hơn, vì “thằng em” của mình không chỉ về thủ đô mà bây giờ còn có thêm chức tước nữa chứ!
Tôi rời văn phòng của đài NVR và bước ra xe đang đậu trong khu thương xá Eden, thương xá của người tỵ nạn tại Hoa Thịnh Đốn, với một niềm vui, bởi “cậu em” đã được tung cánh chim tìm về vùng tổ ấm, dù trời đất ở Washington DC chiều nay lạnh dưới 30 độ..., dưới độ đông đá.
Tôi ngồi trên máy bay bay từ San Francisco về Hoa Thịnh Đốn để làm việc và thăm Ngụy Vũ, nhưng lòng hơi lo lắng. Bỏ đi một nơi mà Ngụy Vũ từng sống trên 2 thập niên, với bao người thân, với bao quen biết, để về vùng đất lạ, thì Ngụy Vũ sẽ sống ra sao, nhất là tuổi tác bây giờ đã vượt qua “ngũ tuần”? Những câu hỏi như thế quay tròn trong đầu như chiếc chong chóng đang quay không ngừng nghỉ ở cánh máy bay.
Ngụy Vũ là “thằng bạn già” nhưng vì nhỏ tuổi hơn tôi, nên tôi vẫn quen gọi là “em”, một chữ “em – anh” định nghĩa phần nào tình cảm mà chúng tôi dành cho nhau trong nhiều năm qua, từ lúc “lên voi” cho đến khi “xuống... chó”.
Tôi rời khu thương xá Eden trong cơn lạnh buốt da khi màn đêm vừa buông xuống, với ánh đèn hiu hắt, vàng vọt của một thành phố miền đông bắc lạnh lẽo, để đến nhà hàng Harvest Moon gần đó, một nơi ấm cúng hơn, để dự buổi văn nghệ và dạ vũ “Hành Trình Thuyền Nhân” của Ngụy Vũ.
Đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn khá độc đáo: Không đông đúc, thậm chí còn vắng vào chiều tối cuối tuần, và đầy cây cối. Nó không ồn ào, đông đúc, chen chúc như ở San Francisco, San Jose, New York hay Los Angeles,...
Những con đường thủ đô ngập bóng cây, nhưng dường như gió thu đang nhuộm vàng màu lá, khiến cho chúng tôi có cảm giác rất êm ả, nhẹ nhàng, thư thái, và ung dung khôn tả. Một cảm giác râát “thiền” khi đi qua những con đường như thế.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy gần gũi hơn với thành phố này, và thậm chí có một cảm tình đặc biệt dành cho nó, dù chỉ vừa mới đến và phải vội vã ra đi...Tôi biết, tôi nợ nơi đây một lần trở lại, ít nhất cũng là một lần!
Cả một nhà hàng lớn chật cả khách tham dự!
Tấm bảng hiệu điện tử Nhà hàng Harvest Moon hiện ra sáng chói trong bóng đêm, chúng tôi theo anh Viên bước vào bên trong, một không khí thật ấm cúng.
Tôi đến nhà hàng vào lúc 7:15 tối, trước giờ khai mạc 45 phút, nhưng bên trong đã đầy chật người ngồi. 500 vé đã được bán sạch, và Ngụy Vũ đã đành phải từ chối biết bao người, ngay cả những nhân vật rất tên tuổi và đầy ân tình trong cộng đồng đến từ khắp mọi nơi những nơi khác, thậm chí từ các nước khác như học giả Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản.
Ngụy Vũ cho biết là ban tổ chức thật vất vã để sắp xếp chỗ ngồi cho khách, và phải tế nhị trong câu trả lời để những anh chị em không dự được khỏi phải buồn. Tôi cảm thấy có chút may mắn được tham dự đêm nay.

Tất cả khách tham dự đều nghiêm trang chào cờ.
Thời buổi này mà có số khách tham dự như thế thì thật ra là một bất ngờ. Ở Cali đông người, để có con số khán giả đông như thế cũng đã khó rồi, huống hồ ở Hoa Thịnh Đốn ít người Việt hơn. Và càng bất ngờ hơn, khi những chiếc vé đó được bán với giá $35 hay $50 mỗi vé và đã được bán hết một tuần trước ngày tổ chức.
Có thể Ngụy Vũ được “lộc” trời cho mỗi khi tổ chức. Tôi nhớ trước đây gần cả chục năm, tại Hội trường nhật báo Người Việt ở Nam Cali, anh tổ chức Lễ Trao Giải Thưởng Sáng Tác cho cuộc thi viết về Thuyền Nhân, mà tôi đã chứng kiến, số người tham dự ngồi đứng chật khắp cả bên trong lẫn bên ngoài hội trường.
Cũng có thể đề tài Thuyền Nhân vẫn là một đề tài có sức hút kỳ lạ đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn, bởi hầu hết chúng ta là thuyền nhân. Chỉ cần nói đến hai chữ này, thuyền nhân, ký ức và kỷ niệm từ sâu thẳm, xa xôi ùn ùn chạy về, và nối liền giữa quá khứ và hiện tại, nối lại mọi người với nhau. Thuyền nhân là một mẫu số chung của người tỵ nạn.
Ký giả Mặc Lâm giới thiệu sách của Ngụy Vũ.
Người nhân viên chạy bàn không dấu sự ngạc nhiên khi nói rằng ở đây cuối tuần nào cũng có tiệc tùng, họp mặt, và ca nhạc, nhưng đêm nay thật kỳ lạ, tất cả mọi người đều đến sớm, sớm hơn vài chục phút...
Người ta thường hay nói đùa:
“Không ăn đậu, không phải người Mễ,
Không đi trễ, không phải Việt Nam”...
Cái cố tật đi trễ bỗng dưng bị mất trong tối nay. Ông Nguyễn Văn Khanh – Giám đốc đài Á Châu Tự Do, ban Việt ngữ, là MC tối nay – đã khai mạc đúng giờ. Đúng giờ, một điều lẽ ra là điều bình thường, nhưng sự đúng giờ tối nay trở thành một hiện tượng lạ đáng ghi nhận.
MC Nguyễn Văn Khanh.
Một điều lạ khác nữa khiến nhiều người ngạc nhiên là sự hiện diện của nhiều khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt ở thủ đô HTĐ, đặc biệt là rất đông giới trẻ, cùng trí thức trẻ trong cộng đồng.
Nhạc sĩ Nam Lộc lạc giữa rừng “hoa” của người hâm mộ.
Qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Văn Khanh, chúng tôi thấy rất nhiều tên tuổi lớn vùng Virginia – Washington DC – Maryland như: Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân – bào huynh bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông bà Lê Thành Ân – cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch đảng Việt Tân, ông Nam Lộc – nhạc sĩ, MC, giám đốc USCC Los Angeles, bà Khúc Minh Thơ, Họa sĩ Vũ Hối, tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh và phu quân là tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, ông Đoàn Hữu Định – Chủ tịch Cộng Đồng, ông Nguyễn Hữu Trí – Cựu biên tập viên đài VOA, ông Tạ Cự Hải – Chủ tịch Lực Lượng Cựu Chiến Sĩ, ông Lê Hiếu Em của Hội Quảng Đà, nhiếp ảnh gia Nhất Hùng, ông Dương Xuân Tuyển, ông Đinh Hùng Cường, ông Nguyễn Mậu Trinh, ông Nguyễn Kim Hùng,...
Ngụy Vũ ký tặng sách cho chị Tú Anh.
Những tên tuổi nghe rất quen thuộc trong cộng đồng khắp nơi. Báo chí và truyền thông cũng hiện diện khá đông. Các anh chị em đài RFA (Á Châu Tự Do) tham dự đông đảo gồm Nguyễn Văn Khanh, Mặc Lâm, Thanh Trúc, Thanh Quang, anh Hòa,... Ngoài ra, có anh Đào Trường Phúc của Phố Nhỏ, Đậu Thanh Vân của SBTN, Nguyễn Xuân Nam của nhật báo Cali Today từ San Jose, California… Còn biết bao tên tuổi có mặt hôm ấy mà chúng tôi không thể nào ghi nhận hết.
Ngụy Vũ và người hâm mộ
Những sự hiện diện nổi nang đó của những tên tuổi chắc đã làm cho Ngụy Vũ rất vui, nhưng đêm hôm đó, khi ngồi bên chung rượu nửa đêm sau tàn tiệc, Ngụy Vũ nhắc đến những con người “không tên tuổi” với đôi dòng lệ chảy, như vợ chồng “ông câm”, chị Tú Anh,... 
Vợ chồng ông câm (không nói được) có bao giờ đi dự buổi ra mắt sách của ai bao giờ, dù nhà văn đó có đoạt giải Nobel Văn Chương đi nữa. Còn chị Tú Anh, người phụ nữ duyên dáng ngày nào trên truyền hình Sài Gòn trước 1975, trong chương trình Đố Vui Để Học, thì nghẹn ngào trong dòng lệ... “tất cả các em tôi đã chết, đã chết trên biển...”
Chị đã quá lớn tuổi, đi đứng khó khăn, nhưng đã bước ra đường trong một đêm Thu buốt giá để được tham dự đêm nay, đêm thuyền nhân, để nhớ đến mấy đứa em của mình, để cùng người tỵ nạn thắp lên ngọn nến nguyện cầu...
Nguyễn Xuân Nam, ông Lê Thành Ân, và ông bà giám đốc đài NVR
Điệp khúc của Nam Lộc ‘Tự do ơi tự do, tôi trả bằng nước mắt, tự do hỡi tự do, anh trao bằng máu xương. Tự do ơi tự do, em đổi bằng thân xác…...” do ca sĩ Thanh Hà hát đêm nay sao có sức rung động lạ lùng, dường như có tiếng oan hồn khóc than trong tiếng nhạc.
Tôi ngồi nghe Thanh Hà và Lệ Thu thay nhau trình diễn những ca khúc nói về di tản, thuyền nhân, vượt biển mà lòng thắt lại nghẹn ngào. Cánh cửa ký ức như đã vỡ tung, và kỷ niệm dâng tràn. Quá khứ và nỗi đau của nửa triệu người Việt Nam chết trên biển trong hành trình tìm tự do đã làm trái tim tôi thắt lại.
Chị Tú Anh xúc động khi kể lại tất cả các em đều chết biển
Trên một nửa khách tham dự là tuổi trẻ. Theo nhạc sĩ Nam Lộc, đó là một hiện tượng lạ khác. Các em đến, các em không chỉ tham dự mà còn chia xẻ tác phẩm Hành Trình Thuyền Nhân với nhau và với quý anh chị của thế hệ đi trước.
Em Hoàng Duy Linh, mới 20 tuổi, đã lên sân khấu nhận định về tác phẩm. Em nói thật hay, và càng hay hơn khi em chia xẻ cảm nghĩ của em về tác phẩm bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, nhưng nhiều bạn trẻ đã quên.
Hoàng Duy Linh đã làm nhiều người cảm mến và xúc động! Lâu lắm, tôi mới thấy một chiếc cầu giữa những thế hệ thật dễ thương, không bị gãy, không gượng gạo, không phải là những vật trang sức để dàn cảnh.
Hai tiết mục làm tôi lưu ý nhất trong đêm Hành Trình Thuyền Nhân là phần nói về tác phẩm của Mặc Lâm và phần trình diễn của Nam Lộc.
Mặc Lâm là cây bút của đài Á Châu Tự Do. Trong một không khí tiệc tùng, ca nhạc ồn ào trong một nhà hàng, nhưng anh có sức thu hút lạ lùng: Anh giữ được sự chú ý lắng nghe và im lặng của 500 người thực khách trong vòng khoảng gần 30 phút.
Khó ai làm được điều đó, nhất là trong bối cảnh tiệc tùng trong nhà hàng và đối tượng nghe anh có tuổi thật cách biệt, từ 20 đến 80 tuổi. Anh đã giữ lại được thời gian và không gian để từ đó chiếc ghe vượt biên kinh hoàng từ 3 thập niên trước đây trở về ngự trị trong nhà hàng đêm đó.
Còn Nam Lộc? Trong lúc anh không ngớt lời ngợi ca Nguyễn Văn Khanh trong vai trò MC, thì chúng tôi cho rằng anh đã “steal the show” ca nhạc. Anh không phải là ca sĩ, nhưng anh đã trình diễn các ca khúc trong dòng nhạc lưu vong một cách xuất thần, và rung động, nên trên tay anh oằn xuống với hàng chục cánh hoa hồng từ khán giả.
Nhiều khán giả đủ mọi lứa tuổi đến chụp hình kỷ niệm với anh. Có một cặp vợ chồng trẻ bế đứa con đến “giao” cho anh, anh hơi chút ngỡ ngàng khi bế đứa bé, thì cặp vợ chồng ấy nói: “Tụi em muốn cháu sau này được giống như bác Nam Lộc.” Nghe như thế, mọi người đứng quanh đều cười ồ!
Rồi cuối cùng, tất cả đều kết thúc, có cuộc vui nào lại không có kết thúc, mọi người ra về. Harvest Moon đóng cửa vào lúc nửa đêm. Ngụy Vũ, Nam Lộc, anh Viên và Nguyễn Xuân Nam lang thang đi tìm Phở, nhưng không nơi nào mở cửa, đành ăn mì nửa đêm ở tiệm Miu Kee Noodle.
Ngụy Vũ ngồi ăn với đôi mắt u buồn, dầu rằng một đêm diễn ra quá thành công ngoài dự liệu, vì dường như còn đâu đó tiếng kêu cứu trên biển đông.
Anh đang mơ tưởng đến những Đêm Hành Trình Thuyền Nhân sắp tới ở Philadelphia, San Jose hay ở Seattle,...
Rất đông người đến bàn tiếp tân để mua một bộ hai cuốn của Ngụy Vũ: Bộ tiếng Việt mang tựa đề Hành Trình Thuyền Nhân và bộ tiếng Mỹ mang tựa đề The Vietnamese Boat People.
Một người phụ nữ mua 2 cuốn The Vietnamese Boat People và nói: “Tôi muốn tặng hai đứa con của tôi để nó đọc và hiểu được hành trình thuyền nhân mà chúng ta đã trải qua và để nó hiểu được cái giá mà chúng ta đã trả để đưa được các cháu đến nơi này hay để nó hiểu hơn về giá trị tự do và dân chủ, cũng như hiểu hơn về cơn ác mộng cộng sản.”
Bà cầm hai cuốn sách trên một cách trân trọng. Dường như bà chờ đợi bộ sách này trong mấy chục năm qua. Dường như bà muốn kể lại cho các đứa con và cháu của bà về thuyền nhân, về cuộc di tản gần 40 năm trước mà bà chưa đủ chữ để kể cho các cháu nghe bằng tiếng Mỹ. Bộ sách này như giúp bà làm cái việc mà bà muốn làm từ bao lâu nay...
Bà trân trọng hai cuốn sách như trân trọng chính kỷ niệm đau thương và xương máu của bà cũng như của nhiều người. Trong đôi mắt già nua, bà ngắm nhìn Ngụy Vũ đang ký tặng sách với lòng trìu mến. Riêng với tôi, cuốn The Vietnamese Boat People còn có một giá trị khác. 
Trong các tiệm sách lớn của Mỹ, trong các thư viện Hoa Kỳ, sách tiếng Mỹ cho giới trẻ Việt và cho người ngoại quốc muốn tìm hiểu văn hóa, xã hội, lịch sử, ẩm thực Việt,... còn quá ít, ít đến nỗi ngạc nhiên, dù rằng sách bằng Việt ngữ rất nhiều.
Điều này khiến tuổi trẻ mất “connection” với cộng đồng, với quê hương và lịch sử. Nhiều bạn trẻ đã mất cội rễ, cội nguồn (root) của chính mình. Và sự thiếu thốn này cũng khiến người ngoại quốc ít hiểu về chúng ta hơn. Cộng đồng mình ít nhiều bị mang tiếng là sống “khép kín”. Chúng ta ít có dịp “xuất cảng” văn hóa, lịch sử, văn minh của mình ra thế giới bằng sách vở tiếng Mỹ...
Cuốn sách của Ngụy Vũ, The Boat People, đáp ứng một phần cái nhu cầu ngày càng nhiều đó, thậm chí là nhu cầu bức thiết nữa là khác cho thế hệ thứ hai và sau đó. Cám ơn Ngụy Vũ và nỗ lực cả chục năm trời của anh để góp một phần để đáp ứng nhu cầu trên.
Trong 30 ngày qua, tôi có dịp tham dự 3 lần ra mắt sách bằng Anh ngữ: Cuốn Nationalist in the Vietnam War của ông Nguyễn Công Luận do Indiana University Press xuất bản, cuốn Behind The Smoke Curtain của luật sư Nguyễn Hoàng Duyên do Mindstir Media xuất bản. Và cuốn The Vietnamese Boat People của Ngụy Vũ!
Tôi cũng đang được mời tham dự buổi ra mắt cuốn Work and Life in Vietnam Today edited by Dr. Gerard Sasges vào ngày 20 tháng 11 tới... Những đầu sách tiếng Mỹ đang bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn. Tôi muốn cám ơn tất cả các anh, vì những công trình này sẽ đưa chúng ta đi xa hơn, trong nhu cầu tìm hiểu của giới trẻ Việt tại Mỹ và của người ngoại quốc!
****
Tôi rời Hoa Thịnh Đốn bay về San Jose vào trưa hôm sau. Trên đường lái xe đưa tôi từ Thương Xá Eden ra phi trường, Ngụy Vũ tâm tình về 12 tháng qua tại vùng đất mới và những dự tính sau này. 45 phút ngồi nghe Ngụy Vũ trải lòng, tôi cảm thấy vui, bởi dường như Ngụy Vũ đã tìm thấy được sức sống ở vùng đất mới.

Nguyễn Dương



Friday, November 15, 2013

Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên

Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên

Lâm Lễ Trinh
Từ Hoa Thịnh Đốn, tin cho biết Đại tướng Cao Văn Viên, nay 85 tuổi, phải một lần nữa nhập viện Virginia Hospital Center vì bệnh tim tái phát trầm trọng. Ngày mùng hai Tết Bính Tuất, chúng tôi có nói chuyện khá lâu với ông qua điện thoại khi ông vừa từ bệnh viện trở về cư xá cao niên tại số 4435 N. Pershing Drive, Arlington . Ông có linh cảm khó thoát khỏi, tuy trí tuệ vẫn còn sáng suốt.
Tình trạng sức khoẻ sút kém của vị tướng đàn anh trong Quân đội VNCH gây lo ngại trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại vì ông từng giữ lâu năm nhiều chức vụ then chốt thời Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng Hoà: Tham mưu trưởng Biệt bộ tham mưu Phủ Tổng thống (thời chính phủ Ngô Đình Diệm), Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù, Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng Liên quân, Tổng Uỷ viên Chiến tranh, Ủy viên Quốc phòng, và Tổng Tham Mưu trưởng (từ tháng 11.1967 cho đến ngày 27.4.1975, gần một thập niên).

Mối thân tình giữa chúng tôi bắt đầu từ 1958 khi Trung tá Viên thay thế Đại tá Nguyễn Văn Là, đảm trách chức Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu Phủ Tổng thống trong giai đoạn người viết là Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các Ngô Đình Diệm từ 1954 cho đến cuối 1959.
Trung tâm Lubbock giúp hiệu đính lại The Final Collapse

Lối tháng 2.2002, Đại tướng Viên gởi tặng cho chúng tôi hai quyển sách tiếng Anh: tập tiểu thuyết best seller “Monkey Bridge, Cầu khỉ” do ái nữ của ông là Lan Cao, giáo sư luật quốc tế ở Đại học Brooklyn, New York, sáng tác, và “The Final Collapse”, tài liệu chuyên khảo dày 184 trang, do chính ông khởi viết vào khoảng 1976-1978 và được Center of Military History, United States Army, Washington DC, xuất bản năm 1983. Một số chuyên gia danh tiếng Mỹ về chiến tranh Đông Dương như Ronald S Spector, Jeffrey Clark, Philip Davidson... hợp tác với Trung tâm Quân sử này.
Về phiá Việt Nam, có các tướng Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng, Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ, Nguyễn Duy Hinh, đại tá Hoàng Ngọc Lung.. Sáu tác giả vừa kể sáng tác được 16 tập nghiên cứu, tất cả được xếp vào bộ Indochina Monographs. Tướng Viên viết riêng quyển Leadership (1981), The Final Collapse (1983) và viết chung với Đồng Văn Khuyên Reflections on the Vietnam War (1980).

The Final Collapse phân tích các lý do sụp đổ của Miền Nam VN về mặt quân sự và chính trị. Tuy nhiên, có ba điểm trong quyển sách này không làm cho tướng Viên vừa ý:

1. Nhà xuất bản Mỹ cho in trên bìa hình một chiến xa mang cờ Việt Cộng, khiến các độc giả có thể hiểu lầm ông.
2. Một số đoạn trong sách, khi được biên tập viên dịch ra tiếng Anh, đã diễn đạt sai lạc ý kiến của tác giả và
3. Ông chưa thực hiện được bản tiếng Việt đồng lúc với bản tiếng Anh để trình bày quan điểm cá nhân trong chi tiết.

Vì tình bạn, người viết đã giúp ĐT Viên liên lạc với ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách Hoà đàm Paris và hiện là đồng giám đốc VN Center thuộc Đại học Texas Tech University , Lubbock, Texas. Với sự hỗ trợ của giới tài phiệt Hoa kỳ, trung tâm này hiện tàng trữ nhiều sử liệu VN nhứt trên thế giới về quân sự, văn hoá và chính trị. Trung tâm có phương tiện để hiệu đính, bổ túc, in lại và phổ biến The Final Collapse.

Vì tướng Viên phải ngồi xe lăn và di chuyển khó khăn cho nên ông Nguyễn Xuân Phong đã nhiều lần đích thân từ Texas lên Hoa Thịnh Đốn để phỏng vấn và ghi lại trong gần hai năm các đoạn cần điều chỉnh trong The Final Collapse. Vốn tốt nghiệp Đại học Oxford và là một nhà ngoại giao kỳ cựu, ông Phong chu toàn mọi việc về mặt sinh ngữ.

Một trong các lý do khiến Trung tâm Lubbock nhận giúp là tướng Viên liên tục thay mặt gần một thập niên chính phủ VNCH để bàn thảo về chiến lược quân sự chống Cộng sản với các tư lệnh đồng minh Mỹ, từ Paul Harkins, William Westmoreland, Creighton Abrams cho đến Frederic Weyand.

Trong vị thế ấy, ĐT Viên có dịp thu thập kinh nghiệm quý báu về cuộc chiến không quy ước giữa Nam và Bắc Việt, một cuộc chiến trong đó Hànội chủ trương đấu tranh toàn diện, khai thác tối đa tuyên truyền, đẩy mạnh dân vận và đột nhập dưới vĩ tuyến 17, bất chấp các Hiệp ước ký kết.

Công việc viết lại The Final Collapse vừa hoàn tất, sách sắp xuất bản một ngày gần đây. Điều an ủi trong hiện tại là The Final Collapse được dịch giả Nguyễn Kỳ Phong chuyển ngữ qua tiếng Việt năm 2003 dưới tên Những Ngày Cuối của VNCH (nhà xuất bản VN Bibliography, Virginia) gồm có 10 chương, 295 trang và một số chú thích của tướng Viên.
Theo tác giả tâm sự với người viết, The Final Collapse không thể đề cập đầy đủ đến mọi sự việc vì bị giới hạn trong phạm vi sử dụng các sử liệu, một số lớn chưa được Ngũ Giác Đài, Nga, Tàu và chính quyền Bắc Việt giải mật vào năm 1983.

Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên tại West Virginia

Từ 1975 đến nay, Tướng Viên giữ một sự im lặng có liêm sĩ và từ chối phê bình đến những biến cố tại VN cũng như bí mật trong hậu trường. Người viết đã mất nhiều năm thuyết phục ông nên góp phần đánh tan những dư luận không đúng - từ phía quốc gia, đồng minh cũng như cộng sản - liên hệ đến cuộc chiến đã qua.
Cuối cùng, trước Giáng sinh 2004, người viết đã thực hiện được tại tư thất của nguyên Trung tá Lý Thanh Tâm, một chuyên viên địa ốc thành công ở Springfields, Virginia, cựu bí thơ thân tín của ĐT Cao Văn Viên (CVV), một buổi mạn đàm thân mật bốn tiếng đồng hồ có ghi hình. Tướng Viên nhận trả lời cởi mở nhiều câu hỏi liên hệ đến đời công và tư của ông.

Đúng theo lời giao kết, toàn nội dung cuộc nói chuyện chưa được tiết lộ tới giờ này. Nay Đại tướng Viên quá yếu về sức khoẻ, người viết nghĩ đã đến lúc có thể công khai hoá vài điều tâm tình của ông. Đây cũng là cách nói lên sự nguỡng mộ đối với một người bạn thân quý, đồng thời một nhân chứng hàng đầu trong chính trường Miền Nam VN.

Dưới đây là những câu vấn đáp chính của cuộc mạn đàm giữa Đại tướng Viên (CVV) và ngưới viết (LLT) có thể tiết lộ trong phạm vi bài này:

LLT: Vào tháng 4.1975, năm cuối của cuộc chiến, VNCH có 1.100.000 lính tại ngũ, một trong những quân đội lớn nhứt ở Á châu. Lúc đó, Quân đoàn 4, với trên dưới 200.000 quân, chưa đánh một trận lớn nào, chưa một Tư lệnh nào bỏ chạy. Tại sao chúng ta lại thua CS mau như thế, trong hỗn loạn? có đáng thua hay không, thưa anh?

CVV (một phút suy nghĩ): Có nhiều lý do. Đây là một vấn đề phức tạp. Chỉ nói về phiá Hà Nội mà thôi, CS - dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh - có kế hoạch xâm lăng Miền Nam ngay từ sau Hiệp định Genève, 1954. Hiệp ước Paris, 1973, đã bắc cầu thêm cho chúng, đánh dấu bước lùi cuối cùng của Thế giới Tự do. Kế hoạch thôn tính Miền Nam do Chính trị bộ nghiên cứu kỹ, thi hành liên tục, với quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bằng mọi hy sinh.
Hànội được đồng minh Nga, Tàu hổ trợ toàn lực, với khối xã hội chủ nghĩa đứng sau lưng. Bắc kinh và Mạc tư khoa không trực tiếp xen vào để chỉ huy. Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo.
Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh.

LLT: Trong vụ nhóm Nguyễn Chánh Thi âm mưu đảo chính hụt ngày 11.11.1960, chuyện gì đã xảy ra cho anh? Anh biết gì về việc thương thuyết giữa Chánh văn phòng Võ Văn Hải (đại diện cho TT Diệm) và phe Vương Văn Đông? về vấn đề TT Diệm có trao cho tướng Nguyễn Khánh một tờ giấy viết tay cam kết trao quyền lại cho Quân đội, theo lời ông Khánh tiết lộ với tôi?

CVV: Vài tuần trước đó, để giúp tôi làm việc dễ hơn, ông Quách Tòng Đức, Đổng lý Phủ Tổng Thống, có cấp cho tôi, Tham mưu trưởng Biệt bộ, một căn nhà gần bệnh viện Grall và một chiếc xe Peugeot 202 mang số ẩn tế. Ngày 11 tháng 11, khi nghe tiếng súng đầu tiên nổ lớn, tôi đích thân lái xe đến Phủ đi vòng phía vườn Tao Đàn.
Một lính nhảy dù võ trang tiểu liên, hùng hổ la to bảo ngừng xe, tôi chưa kịp quay kiến xuống để hỏi ất giáp thì anh ta nổ súng, kiến trước bể tung, may phước tôi không bị thương. Vừa bước khỏi xe, tôi được lệnh đến ngồi dưới gốc một cây me với vài quân nhân bị bắt như tôi. Liền lúc đó, một xe jeep nhà binh trờ tới, anh lính nhảy dù vừa hô, vưà bắn xối xả vào xe, người tài xế chết tức tốc. Tôi không thấy tận mắt những gì diễn tiến sau đó tại Dinh Độc lập.
Được biết tướng Khiêm về kịp để can thiệp, tướng Khánh nhảy rào giờ chót vào Dinh để chỉ huy. Phiến quân tan rã, số sĩ quan mưu loạn trốn qua Cam bốt, bắt theo tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. CIA giúp Ls Hoàng Cơ Thụy, trong Bộ Tham mưu của Đông, thoát khỏi VN.
Tôi nghĩ Hoa kỳ đã sử dụng cuộc đảo chính hụt ngày 11.11.1960 và vụ hai phi công Phạm Phú Quốc - Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc lập vào tháng 2.1962 như hai cảnh cáo, warnings liên tiếp đối với TT Diệm, trước khi tiến vào giai đoạn chót là lật đổ ông ngày 1.11.1963.

Tôi có nghe nói TT Diệm bảo ông Hải ra trước cổng Dinh điều đình với phe phiến loạn. Hình như họ yêu cầu ông bà Nhu phải ra đi. Bà Nhu lồng lộn phản đối đòi hỏi này khi ông Hải trở vào trình với TT Diệm, trước thái độ im lặng của ông Nhu. Về chuyện ông Khánh tiết lộ, tôi không tin Tổng Thống Diệm sẵn sàng trao quyền lúc đó. Đây chỉ là một kế hoãn binh.

LLT: Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng Miền Nam có được chuẩn bị về chính trị để lãnh đạo cuộc chiến chống Bắc Việt hay không? Anh nghĩ sao về Hội đồng Quân nhân Cách Mạng? Nếu ông Diệm thoát khỏi cuộc đảo chính 1963 thì anh nghĩ Miền Nam có thể tránh sụp đổ chăng năm 1975?

CVV: Họ thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớ không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại. Không có một lãnh tụ nào có tầm vóc hay cương lĩnh kiến quốc cở Nasser , Sukarno, Lý Thừa Vảng..

Để trả lời phần hai câu hỏi của anh: Ông Diệm là một lãnh tụ được biết nhiều về mặt quốc tế, hơn ông Thiệu. Dù sao, ông chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh.
Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ.

LLT: Việc Tổng thống Thiệu tom hết quyền bính trong tay, qua mặt Quốc hội và Tối cao Pháp viện, một mình quyết định bỏ Cao Nguyên và Miền Trung là điều có lợi hay hại?
Trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ” (1994, trang 191-215), cựu Chánh văn phòng của anh là đại tá Phạm Bá Hoa có kể lại cuộc rút quân bi thảm của tướng Phạm Văn Phú theo đường số 7 và nhắc lại hai khẩu lệnh của anh bằng điện thoại cho đương sự ngày 15 và 18.3.1975 bảo gởi phi cơ vận tải C130 cho Quân đoàn 2 và chở các quân dụng đắt tiền khỏi Pleiku “mà không cho biết lý do”.
Ông Hoa than phiền Tổng Cục Tiếp vận, thuộc bộ Tổng Tham mưu, không hề được thông báo về tình hình suy sụp ở Cao Nguyên. Anh nghĩ sao về lờiï than phiền này?

CVV: Tất nhiên không có lợi. Một cá nhân không thể quyết định đơn phương vận mạng của Đất nước. Ông Phạm Bá Hoa trình bày không đúng về một số sự kiện trong quyển hồi ký mà tôi đã nhận được. Tôi có gởi cho y một bổn The Final Collapse được bổ túc để làm sáng tỏ vấn đề nhưng không thấy y nói gì. Phạm vi cuộc mạn đàm hôm nay không cho phép đi sâu vào chi tiết. Xin để dịp khác.

LLT: Anh có nghĩ rằng chuyện rút khỏi Miền Trung quá sớm, quá hấp tấp và thiếu chuẩn bị hay không? Đây có phải là một ván bài tố của TT Thiệu để thử coi Nixon có giữ lời cam kết riêng hay không? Trung tướng Ngô Quang Trưởng từng xác nhận với chúng tôi rằng đầu năm 1975, quân lực của chúng ta tại Miền Trung không quá yếu đến nỗi phải tháo chạy tán loạn như vậy, anh nghĩ sao?

CVV: Không chuẩn bị. Về mặt quân sự, rút quân khó hơn tấn công. Khởi đầu nan, mọi sự đã hư do Mỹ cúp quân viện. Theo tôi, thời cuộc đã diễn ra ngoài ý muốn của tướng Trưởng, ông không làm gì được. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10.3.1975, dân chúng vùng 1 nghe tin đồn Chính phủ sẽ cắt đất nhường cho địch nên họ hoảng sợ, tự động ào ào bỏ chạy, không ai ngăn nỗi.
Trong bài “Vì sao tôi rút khỏi Miền Trung?” đăng trên báo, tướng Trưởng có nói rằng Bộ Tổng Tham Mưu không tăng quân số theo lời ông xin. Điều này không đúng. Hai đơn vị tổng trừ bị là sư đoàn thủy quân lục chiến và sư đoàn dù đã được tăng cường cho ông, mỗi sư đoàn gồm có bốn chiến đoàn. Trong tay tôi lúc ấy không còn gì nữa. Chính sách của Hoa Kỳ đã khóa tay chúng ta.

Tôi không đọc được sự suy tính thầm kín của TT Thiệu. Nay ông đã qua đời, hãy để ông ngủ yên. Anh còn nhớ TT Thiệu từng nói: “Je suis responsable mais pas coupable.” Mỗi Tổng thống có nỗi khổ tâm riêng. Vào việc rồi mới biết.
LLT: Tôi đã hỏi cựu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm (lúc còn sống) và Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên (hiện ở Virginia) kể từ lúc nào họ nhận thức được Miền Nam sụp đổ. Mỗi người trả lời khác nhau. Với tư cách Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH, từ thời điểm nào anh thấy tình hình Miền Nam vô phương cứu chữa?

CVV: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin nêu ra một điểm: Trong quân sử, có trường hợp - nhưng rất hiếm - những tướng tài với ít quân thắng địch đông hơn. Đó là trường hợp của Alexandre Đại đế, của Nã Phá Luân... Về vấn đề tương quan lực lượng, bên nào có quân nhiều thì bên đó ưu thế thượng phong.

Khi Mỹ rút lui sau Hiệp định Bá Lê thì họ tròng vào cổ Miền Nam một chiếc dây thòng lọng, lần hồi cúp quân viện để gây áp lực, hăm doạ đủ điều. Bắc Việt có quân số và võ khí dồi dào hơn, không ngớt được tăng cường. Giữa Nam và Bắc, cán cân mỗi ngày thêm quá chênh lệch. Tình thế hết mong cứu vãn đối với Sàigòn.
Hiệp định Bá lê là án tử hình cho Miền Nam. Mỹ đánh mà không muốn thắng, họ sợ thắng. Phần thì phong trào phản chiến sôi sục bên trong Hoa kỳ. Xì-căn-đan Watergate đã xúc tiến sự bức tử của VNCH.

LLT: Anh có nghĩ rằng quyết định giết Tổng thống Diệm sớm làm Miền Nam sụp đổ hay không? Chuyện gì đã xảy ra cho cá nhân anh ngày 1.11.1963?

CVV: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại. Ngày 1.11.63, tôi là đại tá tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù (thay thế Nguyễn Chánh Thi). Khi Hội đồng Cách mạng hỏi tôi có ủng hộ phe đảo chính hay không, tôi trả lời: “Lật đổ Chính phủ là một chuyện quốc gia đại sự, tôi không được hỏi ý kiến trước. Tôi chỉ là một quân nhân, không làm chính trị.”
Quân cảnh liền còng tay tôi, tôi ngồi chờ trước cửa văn phòng ông Dương Văn Minh. Tôi tự hỏi: Sẽ chung số phận với Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền chăng? Ông Tôn Thất Đính bước ra can thiệp mở còng cho tôi. Hôm sau, tôi được thả nhưng bị quản thúc tại gia ở đường Ngô Quyền, Chợ Lớn.

Lối một tuần sau, tôi về chờ lệnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vô cùng chán nản, không tha thiết ở lại Quân đội vì tình huynh đệ chi binh không còn nữa, anh em một nhà giết hại lẫn nhau. Nếu có lệnh đẩy tôi làm tùy viên quân sự tại Lào, tôi chấp nhận ngay. Vientiane là nơi tôi ra đời. Tên tôi, Viên, là vần đầu tiên của thủ đô Vientiane .

Một hôm, trong khi ngồi rầu tại văn phòng, tôi bổng nhận được cú điện thoại của vợ tôi. Bà hỏi: “Buồn lắm hả?” Nước mắt tôi tự nhiên trào lên. Vợ tôi tiếp: “Nếu ‘người ta’ đưa anh trở lại chỉ huy nhảy dù, anh chịu không?” Tôi nghẹn lời vì không thể tin được.
Do sự dàn xếp sao đó mà tôi không được biết giữa vợ tôi và bà Trần Thiện Khiêm (hai người thân thiết với nhau), tôi nhận được sự vụ lệnh, ordre de mission, của tướng Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, đưa tôi về nắm lại Nhảy dù.
Ông Khiêm cho tôi biết mật rằng đây là một quyết định riêng của ông, chắc sẽ gặp phản ứng vì không hỏi ý kiến cấp trên. Đúng vậy, việc bổ nhiệm chính thức bằng một công vụ lệnh, ordre de service thuộc thẩm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Một thời gian ngắn sau, ông Khiêm mất chức Tham mưu trưởng Liên quân, bị đổi về chỉ huy Quân đoàn 3.
Vài ngày trước 30.1.1964, Khiêm điện thoại kín cho tôi, hỏi: “Sẵn sàng chưa?”. Đây là ám hiệu hành động. Đêm 30 tháng giêng, lữ đoàn dù của tôi giúp hai trung tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm chỉnh lý phe Dương Văn Minh. Việc “hốt” các tướng “trung lập” thực hiện dễ như trở bàn tay.
Không đổ máu, không tốn một viên đạn vì sau 1.11.1963, các tướng này đều dùng quân dù của tôi để canh gác nhà họ. Thật như “gởi trứng cho ác!” Việc tôi giúp ông Khiêm là chuyện dĩ nhiên, để đáp ơn “thả hổ về rừng”. Tôi không để ý đến điểm Minh, Đôn, Đính, Xuân và Kim có thật sự chủ trương trung lập hay không.

LLT: Ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Diệm? Ai thi hành lệnh ấy?

CVV: Chính tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Nguyễn Văn Nhung, vệ sĩ của Minh, thăng Thiếu tá sau vụ ám sát, có nhiệm vụ thi hành lệnh dưới sự giám sát của hai tướng Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Quan (người thay Đổ Mậu trong chức Tổng giám đốc An ninh Quân đội). Nhung bị An ninh Quân đội bắt trong vụ chỉnh lý nói trên và đem về giam tại Lữ đoàn dù của tôi.

Hôm sau, tôi được phúc trình Nhung đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày nhà binh. Có lẽ vì Nhung biết không tránh khỏi tử hình nếu bị giải ra trước Toà vì Nhung phạm quá nhiều tội ác.

LLT: Trong hồi ký “ Vietnam. Histoire secrète d’une victoire perdue” (nxb Perrin, Paris, 1986), giám đốc CIA William Colby xác nhận kế hoạch Ấp Chiến Lược, Strategic Hamlets (mà ông Ngô Đình Nhu là cha đẻ) làm Bắc Việt khiếp đảm vì rất hữu hiệu. Đúng như vậy không? Vì sao Hội đồng Cách Mạng lại hủy bỏ kế hoạch ấy?

CVV: Kế hoạch Ấp Chiến Lược là một việc phải làm để tách CS ra khỏi nhân dân, tách cá khỏi nước, như đã từng thí nghiệm tốt ở Mã Lai với tướng Robert Thompson. Tại VN, có những sơ sót trong việc thi hành bởi một số tỉnh trưởng dàn cảnh, để lấy điểm với thượng cấp.

Thay vi chỉnh đốn lại để tăng hiệu lực, Dương Văn Minh và HĐCM đã hấp tấp hủy bỏ kế hoạch Ấp Chiến Lược liền sau vụ đảo chính vì lý do họ thù ông Nhu. Họ thay vào đó cái mà họ gọi là Ấp Tân Sinh. Đây là một lỗi lầm ghê gớm. Tôi không biết rõ họ đã thảo luận với nhau ra sao. Lữ đoàn dù, do tôi chỉ huy lúc đó, bị nghi trung thành với ông Diệm nên không được hành quân, chỉ được giao làm những công tác vớ vẩn tại vùng Long An, Mỹ Tho.

LLT: Nếu so sánh TT Diệm với TT Thiệu thì ai độc tài hơn ai? Xin so sánh hai đảng Cần Lao (của ông Diệm) và Dân chủ (của ông Thiệu).

CVV: Mỗi người độc tài theo cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình “thiên mạng” cứu nước. Có lẽ anh còn nhớ vụ ông tỉnh trưởng Bình Tuy săn được một con hà mã, dấu cái sừng tê giác, không khai báo. Khi hay được, cụ Diệm nổi trận lôi đình, cách chức và đòi giam viên tỉnh trưởng về tội “tẩu tán tài sản Nhà nước.”

TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương “tiết trực tâm hư.” nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung.

Vì không vững kiến thức như ông Diệm, ông Thiệu chịu khó thăm dò ý kiến của các chuyên viên, lắng nghe, đúc kết lại để quyết định một mình. TT Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc.


Ông Thiệu đa nghi Tào Tháo và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông đã làm tại Quốc hội. Ông chủ trương “làm chính trị phải lì”. Bởi thế TT Thiệu “lật” ông Kỳ không khó và tồn tại lâu hơn TT Diệm nhưng ông không khí khái bằng ông Diệm. Ông Thiệu mưu sĩ, ông Diệm đạo đức. Những năm tại chức, Ông Thiêu bị ám ảnh bởi cái chết của TT Diệm.

Đảng Cần Lao - dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị - tổ chức quy củ hơn, với sự chỉ huy trực tiếp của hai ông Nhu và Cẩn, đi sâu vào Quân Đội với các quân ủy, như CS. Đảng Dân chủ yếu hơn, không dựa vào cương lĩnh vững chắc nào, chỉ có hình thức, được ông Thiệu thành lập để củng cố địa vị, không có ảnh hưởng trong Quân đội và quần chúng. Tôi không có gia nhập Đảng Cần Lao.

Theo tôi được biết, vào giờ phút chót tháng 11.1963, TT Diệm cho đại sứ Cabot Lodge biết ông sẳn sàng điều đình một giải pháp nhưng đã quá trể, phe chủ trương “diệt Diệm” trong Bộ Tham mưu của John Kennedy thắng thế. Les dés sont jetés! Les jeux sont faits!

LLT: Trong hồi ký Our Endless War và Việt Nam Nhân chứng, tướng Trần Văn Đôn ghi rằng trong tất cả các vụ chính biến ở Miền Nam từ 1960 trở về sau, đại tướng Trần Thiện Khiêm đóng vai trò chủ động, giựt dây sau hậu trường, điều này có đúng hay không?

CVV: Tôi không biết rõ. Tôi chỉ liên hệ với tướng Khiêm về công vụ. Chúng tôi quen nhau từ hồi còn ở trong Quân đội Pháp, sau khi tôi ra trường Võ bị Cap Saint Jacques, Vũng Tàu, năm 1949. Vợ tôi là bạn thân của bà Khiêm. Ông Khiêm có lần tuyên bố không thích chính trị. Nhưng nói và làm là hai chuyện khác biệt!

LLT: Nới trang 428-429 của hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng” (nxb Xuân Thu,1989), tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!”

Mặt khác, trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ” nêu trên, cựu đại tá Phạm Bá Hoa cũng có nhận xét rằng trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng - chức vụ quan trọng bậc nhất trong Quân đội - anh đã nhiệt tình hoạt động 7 năm đầu nhưng hai năm sau cùng, vị “Nguyên soái” của Quân đội Miền Nam không cáng đáng hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, tập luyện yoga và đi học lấy bằng cử nhân văn khoa ngoài giờ làm việc. Mong anh đại tướng vui lòng, nếu tiện, giải thích thái độ.

CVV: Tôi sẵn sàng trả lời. Trước khi cuộc đàm phán tại Paris tiến đến giai đoạn kết thúc năm 1973, tình hình quân sự thêm căng thẳng. Tổng thống Thiệu, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, tập trung hết quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại Dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân.

Bộ Tổng Tham Mưu lần hồi bị dồn vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc phòng chỉ còn là hộp thơ giữa Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu. Vì không có điều kiện làm việc được như trước, tôi đã năm, sáu lần vô đơn xin từ chức. Ông Thiệu yêu cầu tôi nán lại, đợi người thay thế nhưng ông không quyết định. Tôi không có quyền bỏ ra đi một cách vô trách nhiệm.

Tuy nhiên khi Tổng thống Trần Văn Hương nhường ghế cho tướng Dương Văn Minh tháng 4.1975, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi không phục ông Minh từ lâu, tôi từng là nạn nhân của ông Minh. TT Hương chấp nhận đơn của tôi. Ngày 27.4.1975, tôi rời VN trong tình trạng hợp lệ.

Vấn đề tôi tập luyện yoga và thiền có một lý do riêng. Khi giữ chức tư lệnh nhảy dù, tôi vướng phải một bệnh nan y về khớp xương, một loại phong thấp nặng, gây nhức nhối vô cùng. Tôi giữ kín việc này, tìm cách tự trị liệu. Là chỉ huy nhảy dù mà bệnh hoạn, không nhảy được thì coi kỳ quá, không còn gì thể thống.
Tôi đã thử đủ thứ thuốc Tây lẫn Ta, mọi thứ dược thảo, nhân điện, dưỡng sinh, tổ ong chính gốc, v.v.., Tôi đã lợi dụng một cuộc viếng thăm chính thức Đài Loan để tìm hiểu khoa châm cứu. Bệnh tình không thuyên giảm với thời gian, với tuổi tác.

Về chuyện đi học văn khoa, môn tôi thích từ lúc còn trẻ, tôi thấy cần trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là một lối thoát khỏi những chuyện bực bội của cuộc sống căng thẳng hằng ngày.

LLT: Anh nghĩ gì về vụ Phật giáo chống TT Diệm năm 1963? Về vụ Phật gíáo nổi loạn ở Miền Trung đầu 1966? Vai trò của Hoa kỳ trong hai vụ? Tại sao Hoa Thịnh Đốn có thái độ khác nhau trong hai trường hợp? Theo Trần Văn Đôn (hồi ký VNNC, trang 372) thì trong vụ thứ hai, có trên 200 người chết và bị thương, lối 6.000 quân nhân đào ngũ và một số người chạy vào chiến khu Việt cộng. Có đúng như thế hay không?

CVV: Phật giáo thống nhất hơn khi chống ông Diệm, vai trò của Thích Trí Quang quá rõ. Có tay Hoa kỳ và CS nhúng vào. Trong vụ Phật tử dấy loạn ở Miền Trung, Phật giáo chia làm hai khối Ấn Quang (Thích Trí Quang, chống Chính phủ) và Vĩnh Nghiêm hay VN Quốc Tự (Phật giáo Bắc Việt di cư với Thích Tâm Châu, thân Ủy ban lãnh đạo Thiệu Kỳ).

Mặt khác, một số tư lệnh Quân đoàn 1 có cảm tình với phiến loạn như Nguyễn Chánh Thi, Tôn Thất Đính, trong khi Nguyễn Văn Chuân và Huỳnh Văn Cao thì lừng khừng. (Cao và Đính chạy vào Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục chiến Mỹ ở Đà Nẳng xin tị nạn chính trị).

Vì thế có một lúc Miền Trung gần như không có Chính phủ: Thị trưởng Đà Nẳng, Bs Nguyễn Văn Mẫn, cũng như đa số quân nhân, công chức,… tuân lệnh của tăng ni đem bàn thờ Phật xuống đường biểu tình. Phong trào có nguy cơ lan tràn xuống Miền Nam, làm tiêu chế độ.

Tướng Kỳ, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, xin tôi (lúc đó Tổng Tham mưu trưởng) đổ quân tái chiếm Đà nẳng, mặt khác yêu cầu tôi cấp gần 20.000 cây súng cũ của Pháp (Mass 36, tiểu liên, lựu đạn...) cho Nguyễn Ngọc Loan, TGĐ Công an - Cảnh sát, hầu võ trang các đảng phái ở Miền Trung lập thăng bằng với lực lượng Phật giáo.

Tôi đề nghị để tướng Loan hành động trước. Hai tuần sau, tình hình thêm nguy kịch. Tôi quyết định can thiệp. Theo lối của tôi: tương kế tựu kế. Lúc đó, tôi có một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang hành quân tại Bình Định. Tôi ra lệnh chính thức cho đơn vị này tập trung đúng ngày, giờ ấn định, tại sân bay Quảng Ngãi nói là để không vận về Sàigòn, thay bằng một tiểu đoàn khác.

Phải dùng mưu ấy để đánh lạc hướng Viện Hoá Đạo có người gài khắp nơi. Đêm hôm đó, đúng 12 giờ, tôi đưa thêm 4 tiểu đoàn khác nhập chung với tiểu đoàn có sẵn, thành 5, giao cho đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tràn vô các chùa bắt các phần tử nguy hiểm, giải tán bằng biện pháp mạnh các ổ dân quân, buộc họ buông súng. Cuộc hành quân cương quyết này đã đem lại kết quả. Trong hồi ký “The Buddha’s Child”, Nguyễn Cao Kỳ ba hoa dành hết công trạng về mình.

Tôi không thể xác nhận với anh về những thiệt hại sinh mạng. Con số của tướng Đôn đưa ra có vẻ quá đáng. Dù sao, Hoa Thịnh Đốn không lên tiếng phản đối như đã làm thời TT Diệm. Về phía Hoa kỳ, cần ghi rằng ông tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẳng nghiêng theo phía Phật giáo, trong khi toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn giữ thái độ thận trọng wait and see, nếu không nói đồng ý ngầm với Ủy Ban Lãnh đạo quốc gia.

Thật vậy, năm 1963 đại sứ Cabot Lodge ra mặt ủng hộ Phật giáo vì TT Diệm chống việc Mỹ hóa chiến tranh. Năm 1969, tình hình thay đổi, Hoa kỳ cần giữ lại ê-kíp Thiệu Kỳ và bắt đầu Việt nam hoá cuộc chiến. Từ đồng minh, cánh Phật giáo thiên tả đã biến thành đối lập với Mỹ.

Kết luận

Trên đây là những đoạn - buồn nhiều hơn vui - trích từ bộ VCR mạn đàm với đại tướng Cao Văn Viên. Phần còn lại, không kém hệ trọng, sẽ phổ biến khi thuận tiện. Với một nụ cười mệt mỏi, hơi thở phều phào, (vì lúc ấy sức khoẻ của ông đã rất suy kém, thân hình của ông co rút lại), Tướng Viên - một sĩ quan có tiếng “bô trai” trong Quân đội, - kết thúc bằng một câu nói khiêm nhường: “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hảy để cho hậu thế lượng định và phân xét. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” .

Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức các người từng biết ông - thân hữu, bạn đồng đội như kẻ bất đồng ý kiến - hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một”, không a dua, không phản trắc, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp trên xác đồng đội để tiến thân.
Ông là một nhà tướng phi chính trị bị thời thế cuốn hút vào chính trường gió tanh mưa máu. Khi hai địch thủ Thiệu, Kỳ dành giựt với nhau cân đai, áo mão, Hội đồng Quân lực định đưa ông Viên lên chức Quốc trưởng vì ông là vị tướng có thâm niên nhứt. Ông đã một mực từ chối vì nhận thức lương thiện khả năng của mình. Tuy nhiên ông vẫn không tránh được số phận một con thiêu thân - trong vô số con thiêu thân khác - bị chiến tranh Việt Nam đốt cháy.

Thủy Hoa Trang, Ngày 27.1. 2006 Xuân Bính Tuất


Lâm Lễ Trinh