Thursday, January 31, 2013

Người con đại trí


Người con đại trí

 
Copy từ Tôn Long Châu's  email:

 
Mt câu chuyn có tht ti New Jersey:

Mt ông lão người Italy sng 1 mình ti New Jersey, M. Người đàn ông này mun trng nhng cây cà chua trong khu vườn nh ca mình, nhưng ông không th làm được vic đó, vì đt trong khu vườn rt cng và khó đào.

Trước đây, con trai Vincent ca ông thường giúp ông lão làm công vic này, nhưng gi nó đã vào tù. Ông lão viết 1 lá thư gi cho con trai mình đang trong tù, ni dung bc thư như sau:

“Vincent à, b cm thy khá bun vì có l con không th giúp b đào xi khu vườn đ trng cà chua như mi năm, b đã quá già đ làm vic đó. Nếu có con đây, chc chn mi vic s n, và con cũng s rt vui khi giúp b như vy, như nhng ngày xưa y. Yêu con, papa.”

Vài ngày sau, ông lão nhn được lá thư tr li ca người con trai:

” B, đng đào xi khu vườn. Con chôn nhng k mà con giết dưới đt đy.Yêu b, Vincent”

4 gi sáng hôm sau, đc v FBI và cnh sát đa phương ngay lp tc ti nhà ông lão, phong ta mi th và đào xi tung khu vườn đ tìm kiếm nhng thi th. Nhưng l thay là h không th tìm thy th gì.

 Ngay hôm đó, ông lão li nhn được lá thư ca người con trai:

 “B thân yêu, gi b có th trng cà chua được ri đy. Đó là điu tt nht con có th làm cho b trong hoàn cnh này. Yêu b, Vincent”.

Wednesday, January 30, 2013

Biến tảo thành dầu chỉ 1 phút


Biến tảo thành dầu chỉ 1 phút

Các kỹ sư biến tảo (rong) thành ‘dầu thô sinh học’

 1 Nov 2012



Tảo được nuôi trong các chai lọ lớn trong phòng thí nghiệm của ông Phil Savage tại Đại học Michigan sẽ biến thành dầu thô sinh học.


Tạo hóa phải mất nhiều triệu năm để biến sinh vật hữu cơ lâu năm thành dầu thô, nhưng các kỹ sư hóa học tại trường đại học Michigan của Mỹ đang làm việc đó trong khoảng một phút.

Mặc dầu nhiều công ty biến tảo thành nhiên liệu sinh học, tiến trình của ông Phil Savage lại khác. Nhờ sự bảo trợ của Tổ chức Khoa học Quốc gia, vị giáo sư của trường đại học Michigan này và các sinh viên ban tiến sĩ của ông nuôi trồng tảo trong những ly lớn tại phòng thí nghiệm.

Thay vì làm khô chúng trước khi chiết xuất dầu thiên nhiên, các nhà khoa học này bỏ tảo vào trong một ống kim loại có chứa nước và nấu bằng nồi áp suất ở những nhiệt độ cực kỳ cao.

Ông Savage nói rằng chỉ mất chưa đầy 60 giây đồng hồ để phá vỡ tất cả các thành tố của tảo, không phải chỉ có dầu mà còn các loại đường và protein có thể được sử dụng cho những hình thức năng lượng khác.

Thời gian phản ứng ngắn ngủi cần thiết để tạo ra dầu thô sinh học và hiệu quả của tiến trình này, có thể cắt giảm tầm cỡ và chi phí cho các lò phản ứng biến tảo thành năng lượng. Trường đại học Michigan hy vọng có thể lọc và thương mại hóa kỹ thuật này.

Giáo sư Salvage tin rằng dầu thô sinh học làm từ tảo có thể là một biện pháp thay thế hấp dẫn cho dầu sinh học lọc làm từ ngô và các sinh khối khác.

Ông nói trong khi xe hơi đang tiến tới các nguồn năng lượng thay thế như chạy điện và tế bào hydro, các động cơ máy bay sẽ cần các nhiên liệu lỏng trong nhiều năm sắp tới, và nhiên liệu sinh học tảo có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Tảo là một nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được ưa chuộng, vì nó không đòi hỏi đất trồng đắt giá, có thể thâu hoạch gần như liên tục, và có thể sinh sôi nảy nở trong nước dưới bất kỳ điều kiện nào.

Tuesday, January 29, 2013

Châu Đình An viết về Phạm Duy


Châu Đình An viết về Phạm Duy

Trích từ Trịnh N. Toàn's email:

Nghệ Sĩ sống đời thường cũng phải lo sinh kế, có lẽ đây là lý do sau này con số ca nhạc sĩ về lại VN càng ngày càng nhiều. Thêm nữa đã mang nặng nghiệp, người nghệ sĩ luôn cần ánh đèn sân khấu cùng đông đảo khán thính giả...

Đây cũng là nhận định của nhạc sĩ Châu Đình An (với "Đêm chôn dầu vượt biên" nổi tiếng) viết về nhạc sĩ Phạm Duy. Một bài viết với đôi ba nhận định khá sâu sắc về gia đình cố nhạc sĩ Phạm Duy. Mời đọc & tuỳ nghi thẩm định. TNT.

Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua

29/01/2013

Châu Đình An

 

Nhạc sĩ Phạm Duy và tác giả (1998)

Tháng 4 năm 1981 tôi bước chân xuống phi trường Los Angeles, California trong bỡ ngỡ của một “dân giả quê mùa” lần đầu tiên đặt chân đến thành phố sầm uất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Đang long ngóng thì có tiếng reo “A! đây rồi…”. Một người đàn ông ăn bận giản dị, chân đi dép và mái tóc hoa râm đến bên tôi “Phải An không?”.

Tôi nhận ra nhạc sĩ Phạm Duy, ông dẫn tôi đến bên chiếc xe Buick cũ đời 1977 màu cam nhạt, cất hành lý vào khoang xe và trực chỉ về nhà ông ở Midway City, Quận Cam Cali. Trên đường đi từ Los Angeles đến Midway City vào khoảng gần 1 tiếng lái xe, ông hỏi thăm tôi về cuộc sống mới đến Mỹ ra sao, và một vài chi tiết thân thế long đong của tôi.

Quen biết ông qua sự giới thiệu của cựu dân biểu VNCH Nguyễn Văn Cội, và khi tôi gửi đến ông 10 ca khúc để nhờ ông giúp thực hiện một băng nhạc Cassettes. Những bài nhạc tôi viết từ trại tỵ nạn Hồng Kông cho đến khi qua định cư ở Kenosha, Wisconsin Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1980. Trong đó có những bài như Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Tâm Động Ca, Như Những Lời Ca Thép, Trại Tù Chữ S, Sẽ Có Sáng Mai Này, Như Một Lời Thề Nguyền…

Khi nhận được 10 bài nhạc, ông đã nhanh chóng hồi âm sau hai tuần lễ và một cuộc nói chuyện với ông dẫn tôi đến Los Angeles, mà tôi đâu biết đã bắt đầu đưa tôi bước chân vào giới nghệ thuật. Qua thư trao đổi, ông khen nhạc tôi có nét lạ của một người vừa vượt thoát từ Việt Nam sau 5 năm dưới chế độ cộng sản, và ông nhận lời đứng ra làm Producer, nghĩa là nhà thực hiện và sản xuất cho băng nhạc đầu tay trong đời sáng tác của tôi.

Bước chân vào căn nhà xinh xắn ở Midway City, tôi được chào đón bởi bà Thái Hằng, phu nhân của ông với một nụ cười hiền hậu, bà vui vẻ, dễ thương ân cần hỏi han và chỉ tay trên vách phòng ăn một bức hình tôi ở đấy. Ngạc nhiên thì bà bảo là “bác trai dán hình cháu để nhận diện đi đón cho dễ, mấy em ở nhà cứ thì thầm với bác là, có lẽ đây là con rơi hay sao mà bố lo lắng ân cần quá!” Mà cũng dễ nghi lắm, vì khuôn mặt tôi và Duy Minh có phần giống nhau lắm.

Tôi cười và cảm thấy gần gũi ngay với không khí gia đình ông bà Phạm Duy. Đến chiều Duy Quang đi làm về, lịch thiệp trong quần Jean và áo sơ mi trắng, nụ cười hiền hậu, Duy Quang thiện cảm chào tôi. Chúng tôi bắt tay nhau và Quang hỏi đã ăn uống gì chưa rồi không đợi tôi trả lời anh đưa tôi ra xe bảo là đi uống cà phê và thăm phố Bolsa cho biết cộng đồng mình. Mặc cho bà Thái Hằng căn dặn là chiều về ăn cơm cả nhà.

Đó là những kỷ niệm đầu tiên của tôi với gia đình nhạc sĩ Phạm Duy mà tôi còn nhớ. Đến chiều về, cả nhà đông đủ, lần đầu tiên tôi dự bữa cơm gia đình gồm có ông bà Phạm Duy và các con Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Đức, Hạnh, 10 người ăn và thêm một miệng mới nữa là tôi. Bữa cơm rất ngon vì vui, và từ lâu tôi chưa hề có cái không khí gia đình, thân mật, ấm cúng.

Là một gia đình nghệ sĩ, các con của nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện thoải mái, đùa cợt với bố mẹ, nhưng vẫn có sự kính phục. Đây là một gia đình Bắc Kỳ chính hiệu có truyền thống và nề nếp. Cho dù 4 chàng con trai (Quang, Minh, Hùng, Cường) và 2 cô con gái (Hiền, Thảo) đã trưởng thành, nhưng vẫn ở chung với bố mẹ. Nhà nhỏ, nhưng ngăn chia nhiều phòng, có phòng thì hai người, chỉ riêng Duy Quang có riêng một phòng lớn là cái gara để xe trưng dụng thành phòng ngủ, và Duy Cường có một phòng riêng vì bận làm hoà âm cho nhạc.

Ngoài công việc đi làm thường ngày, nhạc sĩ Phạm Duy và các con vẫn dựng lại ban nhạc The Dreamer và mỗi cuối tuần chơi nhạc tối thứ sáu, thứ bảy tại vũ trường ở Quận Cam thời bấy giờ.

Tôi ngụ lại nhà nhạc sĩ Phạm Duy suốt thời gian hai tuần lễ thực hiện thu âm cho dĩa nhạc, phải nói là ông rất chu đáo về tổ chức, ngày nào thu thanh ai hát, xem lại bài nhạc, xem lại hoà âm, và cuối cùng, trong tay chúng tôi có dĩa master nhạc Châu Đình An, và thời bấy giờ Master băng rất to, đến hai dĩa băng nhựa nặng tay.

Nhạc sĩ Phạm Duy liên lạc với hoạ sĩ Hồ Đắc Ngọc vẽ cho tôi cái bìa băng Cassettes, chở tôi đến nhà in AnNam của ông Lê Ngọc Ngoạn để xem giá cả và ấn loát, những buổi đi làm việc như thế chỉ có ông và tôi trên chiếc xe cũ của ông băng qua những con đường trong sương mù buổi sáng, và trong xe thì luôn phát ra các ca khúc mới toanh của tôi. Bạn tưởng tượng xem, tôi hạnh phúc và ngây ngất như thế nào bên một nhạc sĩ lừng lẫy nghe nhạc của tôi mới ra lò. Ông còn thủ bút viết cho tôi những lời sau:

“Nhạc Châu Đình An vì có nội dung rất tích cực, hy vọng sẽ là người đại diện cho những ai vừa vượt thoát từ Trại Tù Chữ S, sẽ có ngày trở về dựng cờ Quốc Gia trên đất nước thân yêu”. Ký tên Phạm Duy

Ông không ngần ngại khen ngợi nhạc tôi viết hay, và ca khúc của tôi nhan đề Tâm Động Ca do Thái Hiền trình bày đã làm ông xúc động rưng rưng khoé mắt, lời bài hát tôi viết sau 5 năm tả tơi trong chế độ mới từ 1975 đến 1980:

“Khóc cho người ở lại Việt Nam
Một tiếng khóc thương cho đồng loại
Một tiếng khóc thương em khờ dại
Một tiếng khóc nhăn nheo mẹ già
Có tổ quốc, mà không có quê hương
Có đồng bào mà sao xa lạ
Có Việt Nam mà tôi mất đâu rồi
Có giòng sông mà con nước khô cạn
Có tình yêu mà không có bè bạn
Đứng bên này bờ biển đại dương
Nhìn chẳng thấy quê hương chỗ nào
Nhìn chỉ thấy thêm thương đồng bào
Lời tổ quốc trong tim dạt dào
Và nghe tiếng trong tôi thì thào
Giọt nước mắt lưu vong chợt trào
Tạm biệt Tổ quốc thương yêu… Của tôi”

(CDA 1980)

Ông xúc động và chắt lưỡi thốt lên “hay lắm!” không những vì giòng nhạc tôi mà còn vì giọng con gái ông là Thái Hiền cao vút kết thúc câu tạm biệt tổ quốc thương yêu của tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ một hình ảnh của nhạc sĩ Phạm Duy ngồi sau tay lái chiếc xe và nỗi rung động thiết tha với quê hương đang đau khổ. Cứ thế, hằng ngày, những câu chuyện ông kể, từ đời sống âm nhạc của ông, lộ trình vượt thoát đến Mỹ, và đến nỗi đau đớn dày vò suốt bao năm tháng dài khi 4 người con trai còn kẹt lại quê hương.

Ông cũng kể là cả hai ông bà in roneo, loại giấy copy để đóng thành tập nhạc dạy đàn guitar do Phạm Duy biên soạn để bán kiếm tiền sinh sống, và nhận lời đi hát dạo cho cộng đồng người Việt phôi thai hình thành. Ban nhạc gia đình với Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Hiền, và Thái Thảo, ông luôn nghĩ là mình không lúc nào quên được cách để kiếm tiền, hầu có phương tiện tìm cách cứu thoát Quang, Minh, Hùng, Cường còn lại quê nhà.

Bà Thái Hằng còn cho tôi biết, những ngày bận rộn sinh kế thì thôi, còn khi về đến nhà, là ông Phạm Duy nằm dài ra thừ người, đau đớn, ray rứt với 4 người con trai mà ông đang suy tính tìm đủ cách để đoàn tụ.

Ở đây tôi muốn nói đến tình yêu con quá sức nơi nhạc sĩ Phạm Duy, cả nhà 10 miệng ăn, và từ khi còn ở Việt Nam qua đến Mỹ, nhất nhất do bàn tay của ông làm ra, từ viết nhạc, viết bài và làm những việc liên quan đến âm nhạc để nuôi sống gia đình. Các con của ông dựa vào ông, chỉ vì yêu quá, săn sóc và lo lắng thái quá, do vậy đã dẫn đến tình trạng sau này, là ông đánh đổi tất cả sự nghiệp âm nhạc tiếng tăm, để chọn một lối thoát kinh tế cho các con khi về sinh hoạt trong một nước Việt Nam do cộng sản cai trị. Và đó là một sự thực mà ít ai hiểu được.

Trong email với nhà báo Hoàng Lan Chi, khi chị đề cập về thái độ và lời nói của ông trong các cuộc phỏng vấn của báo chí “lề phải” trong nước, đã dấy lên sự phản ứng bất bình của cộng đồng hải ngoại, về những bức ảnh ông cầm tấm thẻ “chứng minh nhân nhân”, “chứng minh hộ khẩu”, tôi đã trình bày cho chị về những điều tôi biết, và nhà báo Hoàng Lan Chi, một người quen biết với gia đình ông.

Chế độ Việt Cộng và nhạc sĩ Phạm Duy chơi “game” với nhau, cả hai lợi dụng nhau, và cả hai đều có đường tính toán khác nhau. Chắc chắn một điều là Phạm Duy không thể nào theo cái gọi là chủ nghĩa cộng sản, và ông đã nhận ra chế độ hiện nay ở Việt Nam, không còn thứ cộng sản của thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, mà là cái vỏ bọc cộng sản che chắn cho cái thực chất là chế độ tư bản đỏ, độc tài toàn trị và cái ruột chính vẫn là mô hình tư bản kinh tế, hay rõ hơn là tham nhũng, bán tài sản quốc gia làm giàu cho các lãnh tụ và phe cánh.

Ông Phạm Duy chọn một lối đi như tôi đã nói ở phần trên là, lối đi kinh tế cho các con của ông sau này, mà nhìn phiến diện đó là sự thoả hiệp dễ nhạy cảm phát sinh ra sự chê trách, chống đối từ phía cộng đồng người Việt quốc gia, cái nôi đã cho ông hít thở, phát triển gần như toàn diện sự nghiệp âm nhạc của ông. Do vậy, người ta giận dữ cũng chỉ vì tiếc cho ông, một tài năng, một biểu tượng văn hoá còn sót lại của Việt Nam Cộng Hoà. Tôi đoan chắc là chỉ vì quá yêu thương các con, ông đã chọn về Việt Nam trong chế độ độc tài hiện hữu để có ba việc:

Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đã làm ông hụt hẫng năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời tình ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc sĩ, nhưng, có lần ông cho tôi nghe ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết riêng cho bà, vì cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho lòng mình bâng khuâng nhớ nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi.

Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi lòng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi thì thôi không có chuyện nói đến, và bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, chế độ cộng sản chưa sụp đổ như bao người trông chờ, không biết đến bao giờ quay trở lại cố hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái quê hương khốn khổ đã cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao thì ra.

Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con mình sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp gì cả, chỉ hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải ngoại thì không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy thì không được, làm thợ thì khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng vì sự sụp đổ hình ảnh thần tượng nghệ sĩ quốc gia nơi ông.

Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà bình hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. Vì tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ.

Cái còn lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao thì, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương thì hết lòng, khi ghét thì hết tình.

Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng gì ông Phạm Duy, mà còn nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi vì quá nhiệt tình, quá sôi nổi, quá bức xúc vì chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô tình đã thiếu sự khoan dung, thiếu sự che chở, không có trái tim bao dung che chở, nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, chỉ xô đẩy người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, và họ trở thành ích kỷ. Điều này đã xảy ra ở các hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Thích Nhất Hạnh và bây giờ là Phạm Duy.

Ông Phạm Duy đã nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay suốt 93 năm làm con người sống thở trên cõi đời này. Chắc chắn là các báo lề phải trong nước sẽ có nhiều bài “vinh danh” ông, ca ngợi sự nghiệp âm nhạc và con người ông. Chế độ cộng sản hiện nay luôn nhận vơ cho mình những khuôn mặt lớn của văn học nghệ thuật, từ Văn Cao, Trịnh Công Sơn và bây giờ là Phạm Duy là người của họ, là những kẻ thành danh do bởi chế độ, hoặc là tài sản chung của đất nước. Bởi vì có mất mát gì đâu, khi một cái “Game” mà chế độ lúc nào cũng là kẻ thắng bởi vì cầm quyền ban phát “xin và cho”.

Đây là một bài học cho giới làm nghệ thuật một khi thoả hiệp trong một trận đấu “Game”.

Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê!

Châu Đình An

Monday, January 28, 2013

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN


THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN
MỘT ĐỜI TẬN TỤY VỚI NƯỚC NON


Trích từ Ngô Đ Tựu email và tác giả Phạm Phong Dinh

 
Còn nhớ trong những ngày lửa binh Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 ở vùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, có một vị tướng dáng vóc nhỏ bé trong chiếc áo giáp đen sạm khói súng, đã xông xáo giữa những làn đạn chằng chịt đỏ lửa, trong tiếng AK và tiếng B40 nổ rền trời. Ông ôm cây súng M16 đứng xổng lưng trên tuyến đầu, chiến đấu và bắn về phía quân địch như bất cứ một người chiến sĩ khinh binh dũng cảm nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mà đã đi vào huyền thoại quân lực và chiến sử Việt Nam, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Tình Báo và An Ninh Quân Đội, cựu Tư Lệnh Phó Không Quân QLVNCH.

Cuộc đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là cả một tấm gương sáng. Là một phi công ưu tú của quân chủng Không Quân, người đã có hàng ngàn giờ bay trên nhiều loại phi cơ oanh tạc chiến đấu, sự dũng cảm phi thường của ông đã đưa ông lên đến chức vụ cao tột Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1960 sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính là người đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi Tên Lửa " (Flamming Dart) ngày 11.2.1965, dũng mãnh lao xuyên qua những làn đạn phòng không kinh khủng của giặc bắn phá hang ổ địch và những địa điểm tàng trữ các phương tiện chiến tranh mà từ đó Hà Nội trang bị cho binh đội của họ tràn qua vĩ tuyến 17 tàn sát đồng bào miền Nam.

Trong những giây phút lơ lửng giữa sự sống và cái chết trên bầu trời miền Bắc, những chiếc A1 do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đã đánh những chùm bom chính xác rải lên đầu bọn cuồng khấu. Để cho chúng biết rằng, dù những chiếc A1 bay chậm và lỗi thời, không thể nào địch nổi những chiếc MIG 17, 19, 21 phản lực cơ tối tân mà Nga Sô và Trung Cộng đã viện trợ cho Không Quân Bắc Việt, những người trai anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn quyết tâm chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc. Trong một phi vụ vượt vĩ tuyến, có một lần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã phải đau xót nhìn chiếc phi cơ của anh hùng Thiếu Tá Phạm Phú Quốc trúng đạn giặc và nổ bùng thành một chiếc hoa lửa đỏ giữa bầu trời xanh thẳm.

Sau những chiến công lừng lẫy trên bầu trời miền Bắc và sau khi chiến dịch "Mũi Tên Lửa" chấm dứt, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Chuẩn Tướng và được điều động về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cùng lèo lái con thuyền quốc gia kể từ ngày 19.6.1965, sau khi đã gạt bỏ được Đại Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, vì những yếu kém và bất lực của ông này.

Ngày 19.6 từ đó được chọn là "Ngày Quân Lực", biểu trưng của ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái lập trật tự và điều hành guồng máy quốc gia. Trong những năm đó, Chuẩn Tướng Loan được sự tín nhiệm của Thiếu Tướng Kỳ, đã là một vị tướng hết sức mẫn cán, ông thẳng tay bố ráp và truy lùng bọn cộng sản nằm vùng, bọn tình báo địch xâm nhập đô thành. Cảnh Sát Quốc Gia của ta trong thời kỳ đó đã hốt được nhiều mẻ lớn.

Là một vị tướng năng nổ, ông đã được chính phủ cử ra Trung cùng một số tướng lãnh tài năng khác bình định vụ biến động Phật giáo trong năm 1966. Ngoài Vùng I tình hình vô cùng rối ren với sự khuấy động của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, sự bất tuân phục của ông này vì sự tranh giành quyền lực với chính phủ trung ương, và sự quá khích của những thành phần Phật giáo. Có đến một trung đoàn quân đội ngoài Vùng I tham gia phe ly khai.

Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, với sự giúp sức của các cấp quân sự thuộc binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, đã nhanh chóng bình định được tình thế, với một sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất ở mức tối thiểu ngoài sự mong đợi của chính phủ trung ương. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được cho đi Hoa Kỳ. Cơn sóng gió tưởng chừng có thể làm ngửa nghiêng đất nước và mối hiểm họa binh đội cộng sản lăm le tràn xuống nuốt lấy Việt Nam Cộng Hòa đã được những viên tướng tài giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa san bằng. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Thiếu Tướng.

Với quyền lực to lớn, với ánh hào quang và những phương tiện vật chất dồi dào ấy, đáng lẽ ông phải vun vén cho riêng cá nhân mình một cái gì đó. Nhưng kỳ diệu và đáng kính phục biết ngần nào, cuộc sống của người bình dị và đơn sơ quá, người không có tài sản gì đáng giá. Ở giữa một xã hội vật chất phù phiếm và đua tranh, chung quanh ông đầy dẫy những tấm gương tham nhũng của những yếu nhân tai to mặt bự, với những cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc thâu đêm suốt sáng, thì tấm gương thanh liêm của người cùng với một số hiếm hoi các tướng lãnh khác giống như những viên ngọc quí nằm trong mớ tro củi bẩn thỉu. Ông không lấy của công làm của tư, không có biệt thự riêng, chỉ ở nhà của chính phủ cấp cho, một chiếc xe Jeep, một chiếc áo giáp, một cây súng và một trái tim dành cho nước non.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11.12.1930 tại Huế, khi vào lính ông được gửi đi học Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Tốt nghiệp Thủ Đức, tân sĩ quan Nguyễn Ngọc Loan về phục vụ trong Lực Lượng Xung Kích Việt-Pháp năm 1952. Nhưng đến năm sau ông lại được gửi đi thụ huấn khóa phi công tại Trường Không Quân Salon De Provence tại Pháp và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1956.

Khoảng đầu những năm 1960 ông nhận nhiệm vụ làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát đóng tại Nha Trang. Bốn năm sau, Đại Tá tân thăng Nguyễn Ngọc Loan được tín nhiệm chức vụ cao quí tột bậc quân chủng, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Bắt đầu từ năm 1965, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được điều về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội, Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Một thời gian sau ông được vinh thăng Thiếu Tướng.

 
 
 
 

Một trong những câu chuyện vẫn còn được những thuộc cấp kể cho nhau nghe về lòng độ lượng và thương yêu thuộc cấp của Thiếu Tướng Loan. Một đám cận vệ của "Anh Sáu" (chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến kính trọng và mến thương gọi Tướng Loan, dĩ nhiên là gọi sau lưng. Đứng nghiêm trình diện trước mặt người dù không có tội gì cũng đã thấy muốn...vãi đái trong quần, ở đó mà anh Sáu với lại anh Năm) đang ngồi binh xập xám ở phòng ngoài của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Loan đang nằm lim dim nghỉ trên một cái sofa ở phòng trong. Bọn "nhỏ" mê mẩn sát phạt nhau hung quá không nhận ra "Anh Sáu" đã thức giấc lúc nào và đang nhẹ nhàng như một con báo lướt ra khỏi cửa phòng.

Người đứng nhìn đám đàn em thân thiết, tủm tỉm cười và nghĩ ra một trò chơi nhỏ mà sẽ làm cho mấy thằng em lên ruột lên gan chút chơi. Con người kinh khủng đó cũng có khiếu khôi hài lạnh quá đi. Ông lẳng lặng biến mất ra khỏi Tổng Nha CSQG, leo lên chiếc Jeep cùng tài xế nhấn ga dọt mất. Mãi một lúc sau, có một anh lính tình cờ nhìn vào bên trong, chiếc sofa trống trơn, Tướng Loan đã biến mất. Đám cận vệ nhốn nháo, mặt mũi xanh mét như tàu lá chuối vứt bài tứ tung la hoảng :" Ổng đi mất tiêu rồi! ". Cả bọn hối hả quơ súng ống chạy túa ra như bị ma rượt.

Thiếu Tướng Loan dũng cảm trên chiến trường, nhưng cũng rất dồi dào tình yêu thương thuộc cấp. Khi thuộc cấp lầm lỗi, ông không trừng trị họ bằng những phương cách thô bạo, mà ông chỉ làm cho họ cảm phục quyết định và tự thấy xấu hổ trước vị chỉ huy của mình, từ đó họ sẽ sửa chữa và làm những công việc tốt đẹp để chuộc lỗi.

Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa. Cộng quân tấn công vào thủ đô Sài Gòn vào lúc 2 giờ khuya ngày 31.1.1968, tức ngày mùng 1 Tết năm 1968. Đô thành Sài Gòn quá rộng lớn, mặc dù súng và pháo trộn lẫn vào nhau nỗ dòn dã ở một số khu vực, đến sáng mùng 2 Tết người dân SàiGòn vẫn lũ lượt đi thăm viếng chúc Tết nhau và vui chơi.

Cho tới khi cường độ cuộc chiến lên cao và lửa đạn bung tỏa ra khắp nơi, người ta mới bàng hoàng biết là chiến tranh đã về thành phố, với tất cả cái khốc liệt và tàn bạo nhất . Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày đầu xuân đang ở Mỹ Tho, vùng chôn nhau cắt rún của bà Thiệu.

Cho nên lúc 8 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, dân Sài Gòn chỉ được nghe Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ban bố lệnh giới nghiêm trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, tố cáo quân Việt Cộng tấn công toàn quốc và vi phạm lệnh hưu chiến ba ngày do chính chúng đề nghị. Các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Cảnh Sát Dã Chiến đã nhanh chóng được điều động đến giải tỏa những vị trí bị địch tấn chiếm hồi đêm mùng 1.

Các phi cơ cánh quạt A1 của Không Quân lên đánh bom và xạ kích công sự phòng thủ của địch. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 5.2.1968 đã cấp tốc tổ chức chiến dịch phản công "Trần Hưng Đạo", Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng chiến dịch; Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Tham Mưu Phó. Theo kế hoạch của chiến dịch, đô thành và vùng ven đô được chia làm sáu khu vực trách nhiệm và được phối trí như sau:
- Khu A : Nhảy Dù, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù chỉ huy.
- Khu B : Thủy Quân Lục Chiến, Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC chịu trách nhiệm.
- Khu C : Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia chỉ huy các lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát Quốc Gia.
- Khu D : Biệt Động Quân, Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ điều động lính Mũ Nâu càn quét địch, nỗ lực chính là Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.
- Khu E : Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy.
- Khu F : Lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại khu C, bao gồm lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Những quận này nằm ở khu trung tâm Sài Gòn nên tương đối yên tĩnh, các chiến sĩ cảnh sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông lên chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận.

Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè.

 
Toàn thể gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ như bức hình chụp trên đã làm Thiếu Tướng Loan đau đớn thề với lòng là ông sẽ bắt tên ác quỉ trả giá những tội ác mà nó đã gây ra cho những người vô tội. Người đích thân bố trí và chỉ huy Cảnh Sát Dã Chiến vây bắt toán đặc công khát máu này.

Làm sao mà những con thú người đó có thể thoát khỏi trận địa trong vòng vây ngày càng siết chặt của quân ta. Cuối cùng, lực lượng cảnh sát tóm cổ được tên sát nhân. Thiếu Tướng Loan ghê tởm nhìn bộ mặt hung ác gớm ghiếc của gã, ông muốn nôn mửa. Tại sao trên cõi đời này có những người nhân danh chiến tranh để giết trẻ em, đàn bà và người già. Vậy thì ông sẽ nhân danh cho những oan hồn chưa đưọc siêu thoát ấy, ông sẽ nhân danh cho những đôi mắt thơ ngây của các em, cho tuổi thơ trong trắng của các em.
 
 
Ông xử tử tên sát nhân ngay tại chỗ mà trước đó hắn đã xuống tay giết các em. Ký giả Eddie Adams đứng gần đó, anh này trong những ngày binh lửa đã theo chân Biệt Động Quân lên vùng Thị Nghè săn tin và tấp vào bản doanh chỉ huy của Thiếu Tướng Loan, đã nhanh tay chụp được cảnh tên VC đền tội.

Eddie Adams với tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên VC trên đường phố đã leo lên tột đỉnh vinh quang nghề nghiệp khi anh ta nhận được giải thưởng Pulitzer năm 1969. Anh bước lên bục vinh quang trong khi vị Tướng anh hùng của chúng ta bị oan khuất. Những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo nhưng dốt nát kiến thức quân sự và lịch sử Việt Nam trong chính phủ Mỹ hồi đó, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng không tìm được cái cớ hay ho nào để tháo chạy, mà phải cần tới một màn đạo diễn tàn nhẫn và vô lương tri đổ lên đầu một con người có váng dóc nhỏ thó ấy.


Tại sao Eddie không giải thích tên Bảy Lốp đã thẳng tay tàn sát toàn thể gia đình viên Đại Úy  cảnh sát để biện minh cho tướng Loan mà giới truyền thông Mỹ thổi phồng câu chuyện Thiếu Tướng Loan bắn tên sát nhân giữa mặt trận, giết chết cuộc đời binh nghiệp của ông, giết chết lòng yêu nước, yêu tự do và yêu công lý của một vị tướng suốt đời chỉ biết tận tụy cho nước non.

Tại sao Eddie không chụp những bức ảnh của những chiếc thây ma với những viên đạn AK47 gửi về Hoa Kỳ. Tại sao anh không chụp tấm hình của ông Tướng ngã gục xuống sau đó vì những viên đạn bắn lén từ trong bóng tối trúng vào chân của ông. Đó há chẳng phải là những giọt máu đã đổ để bảo vệ những người vô tội hay sao ? Tấm ảnh của anh đã giết chết cuộc đời của một người chiến sĩ yêu đồng bào yêu tổ quốc, đã phủ màu đen đắng cay lên đời một người công chính mà sẽ kéo dài và đeo đuổi người đến gần ba mươi năm.

Sau khi đã xử tử tên sát nhân, Thiếu Tướng Loan tiếp tục dẫn quân lên đánh địch, người đã trúng đạn và bị thương nặng ở chân. Viên đạn bắn vào đầu tên địch và viên đạn địch bắn vào chân ông, cả hai thứ đó đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp đầy huyền thoại của người.
 

Sau ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, Thiếu Tướng Loan cùng phu nhân di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống khiêm tốn quá sức, với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ quá khích sĩ nhục và làm khó khăn đủ điều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi!".

Vị tướng thanh liêm, anh dũng và thất thế của chúng ta cắn răng nhận chịu những bãi nước bọt của người đời. Ông biết rồi cũng sẽ có một ngày nỗi oan khiên sẽ được làm sáng tỏ và danh dự sẽ được phục hồi từ bóng đen quá khứ tối tăm ảm đạm của cuộc đời ông. Tuổi đời chồng chất, chiếc chân khập khiểng, nổi oan khiên từ nỗi dối trá của những người ngu xuẩn vẵn không ngăn nỗi trong lòng người hào kiệt lòng nung nấu trở về quê hương chiến đấu lật đổ cộng sản.

Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm người tại quán ăn LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng nước mắt thổ lộ hoài bão :

"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".

Ký giả Eddie Adams trong thời gian khổ ải của nạn nhân của anh ta, đã nhiều lần đến thăm Thiếu Tướng Loan. Anh hối hận và xúc động nhìn cảnh sống thanh bần của một vị tướng. Người anh hùng của đất nước Việt Nam vẫn vui vẻ tiếp chuyện người ký giả. Trong thâm tâm, ông đã tha thứ cho sự ngu xuẩn ngây thơ của Adams từ lâu.

Adams không chụp bức ảnh đó thì cũng có hàng chục Adams khác lao tới bấm lấy. Adams chỉ là một trong hàng triệu người Mỹ vô tâm và ngu ngốc không biết gì về cuộc chiến Việt Nam. Thái độ cao thượng của người đã cảm hóa được Adams. Người Mỹ vốn là một dân tộc rất cao ngạo, nhưng một khi mà Adams đã thật sự hối hận thì anh ta đã quị người xuống thật thấp.

Để anh viết một bản ai điếu tạ tội với người anh hùng của dân tộc Việt Nam, khi anh được tin Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14.7.1998. Cái bản điếu văn đó đã được anh viết bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận của anh. Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27.7.1998. Chúng tôi xin được lược dịch lại bản văn này và tin chắc rằng giờ đây, ở cõi vô cùng người đã nở nụ cười bao dung tha thứ cho những lầm lỗi của thế gian:

"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo.

Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông.

Người chẳng hề phiền trách gì tôi. Người nói với tôi răng, nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về người và gia đình người trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.

Khi được tin ông Tướng đã chết, tôi gửi hoa đến phúng viếng và tôi đã viết : " Thưa ông Tướng, tôi hết sức ân hận. Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".

PHẠM PHONG DINH