Wednesday, August 28, 2013

Đừng bẻ cong ngòi viết khi viết về lịch sử


Đừng bẻ cong ngòi viết khi viết về lịch sử

Tác giả: Vương Kim Hùng - Sưu tầm: Lam N Đảnh - Trình bày: Hà X Thụ


Ngày 12-5-2013, nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai - Cửu Long có phát hành Đặc san số 7. Trong đặc san nầy có bài viết : “Đạo Cao Đài: Tín ngưỡng của người Việt Nam” của Hòa thượng Thích Bảo Lạc. Ngày 15-6-2013 vừa qua, cũng chính Hoà thượng Thích Bảo Lạc, đứng ra tổ chức “50 năm HT. Thích Quảng Đức tự thiêu ..”.

Từ bài viết đó cho tới việc làm của ông Thích Bảo Lạc, đã gây nhiều dư luận làm ảnh hưởng không tốt cho Cộng đồng Người Việt tỵ nạn Cộng sản trên thế giới. Vì ông đã bẻ cong ngòi bút, bóp méo lịch sử trong thời Đệ nhứt Cộng hòa do cố Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Trong chiều hướng đó, gia đình chúng tôi là gia đình Phật giáo phải lên tiếng. Trước tiên trình bày lại những giai đoạn, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Những nhân chứng sống ở trong nước hay hải ngoại điều biết rõ những tháng năm ông Ngô Đình Diệm làm Tổng thống của nền Đệ nhứt Cộng hòa. Sau nữa, trả lại sự công đạo cho cố Tống thống mà ông đã lãnh đạo trong suốt 9 năm. Chính vì những lý do trên nên có bài viết nầy đến tay độc giả.

Đức Phật có nói:”Trên đời có ba thứ không che đậy được. Đó là mặt trăng, mặt trời và sự thật”. Xuất thân từ gia đình Phật giáo, chúng tôi luôn luôn nghe và làm theo những gì Đức Phật đã dạy. Nguyện trọn đời theo Phật, theo Pháp, còn theo Tăng thì phải xét lại. Nếu là vị chân tu, chúng tôi sẵn sàng theo.

Trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, ông đã ba lần từ chối lời mời của Đức Quốc trưởng Bảo Đại để lập chánh phủ. Đó là những năm 1937, 1945, 1948. Mãi đến ngày 25-6-1954, ông mới chịu về nước thành lập chánh phủ.

Ông Ngô Đình Diệm không phải nhân vật “tham quyền cố vị”. Trước đó, vào ngày 01-9-1933, ông đã từ quan với chức Lại Bộ Thượng thư triều Nguyễn, để phản đối thực dân Pháp, sau khi ông dâng bản kiến nghị cải cách cho Việt Nam theo Hòa ước 1884 Patenôte. Nhưng Pháp không đồng ý trước việc làm đó, khiến ông phải từ quan (theo TS Hoàng Ngọc Thành:”Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô Đình Diệm).

Việc ông Ngô Đình Diệm về nước, bị phe Cộng sản đệ tam quốc tế xuyên tạc, cho rằng do Hoa Kỳ đưa ngài về để lãnh đạo đất nước.

Trong quyển hồi ký: “Con Rồng Việt Nam” vua (Hoàng đế) Bảo Đại có ghi ở trang 514 dòng thứ 22: “Tôi cho vời đến Cannes -Pháp quốc, các lãnh tụ của tất cả các phong trào chánh trị và tôn giáo ở Việt Nam để hỏi ý kiến. Tôi cho họ biết rằng tất cả cái gì đã xảy ra đều đã được xếp đặt trước, đến chỗ sẽ chia đôi đất nước. Tôi vạch ra cho họ sự cần thiết đặt một đường hướng mới và gợi ý cho họ là thay thế Hoàng thân Bửu Lộc bằng Ngô Đình Diệm, để cầm đầu chánh phủ. Tất cả hoan nghênh ý kiến của tôi”.

Nơi trang 515, còn ghi tiếp: Sau khi thảo luận với ông Foster Dulles- Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để cho ông ta biết ý định ấy. Tôi cho vời ông Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chánh phủ, tôi lại phải gọi ông đến. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chánh phủ.

- Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ, ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu.

- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy. Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông đáp:

- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mệnh mà Ngài trao phó.

Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. trước thánh giá tôi bảo ông ta:

- Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là:”Giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống bọn Cộng sản, và nều cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

Ông ta đứng lặng yên một lúc lâu, rồi nhìn tôi. Sau cùng nhìn lên cây thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:

-Tôi xin thề!

Ông Diệm về Sàigòn cùng với Hoàng thân Bửu Lộc, để bàn giao quyền hành. Trước khi ra đi tôi trao cho ông Diệm, một đạo dụ ủy cho Ông ta mọi quyền:”hành chánh cũng như quân sự”. Trên đây là những lời đối đáp giữa Quốc trưởng Bảo Đại với ông Ngô Đình Diệm, chứng tỏ cho ta thấy ông Ngô Đình Diệm được ông Bảo Đại chọn, chứ hoàn toàn không do Hoa Kỳ áp đặt mà Cộng sản đã tuyên truyền.


Mang dòng máu kiên cường, bất khuất của người cha (cụ Ngô Đình Khả), cùng với dòng máu nhân từ của người mẹ, lại thấm nhuần triết lý Khổng- Mạnh, kết hợp văn hoá Tây phương, mà ông đã kinh qua. Đã tạo cho ông một vị thế đặc biệt hơn người. Chỉ có những bậc vĩ nhân mới làm được. Qua cuộc sống hằng ngày dân sự hay đã xuất chính (lúc làm Tổng thống).

Ông Diệm luôn luôn khắc khe chính bản thân ông, áp dụng câu nói:  “ Khắc kỷ ái nhân” cho đời sống của ông. Kẻ sĩ ngày xưa thường ví như quân tử. Ông Ngô Đình Diệm dùng biểu tượng “khóm trúc” cùng với phương châm “TIẾT-TRỰC-TÂM-HƯ” (Đốt tre thẳng, ruột tre rỗng. Nghĩa bóng: khí tiết thẳng thắn, ắt trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm), đem ra ứng dụng cho ông để điều hành đất nước.

Sau khi về nước vào ngày 25-06-1954, ông lại trở ra miền Bắc 30-6-1954, để thăm đồng bào, chính sự thăm viếng nầy, đã tạo cho đồng bào miền Bắc một niềm tin mãnh liệt, do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, bất kể đồng bào lương hay giáo. Niềm ao ước đơn sơ được cơm no áo ấm hoà cùng quyền Tự do được tôn trọng, sau ngày Hiệp định đình chiến được ký kết tại Geneve 20-7-1954, phân chia hai miền Nam-Bắc lấy sông Bến Hải của vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Đã có khoảng một triệu đồng bào miền Bắc lánh nạn Cộng sản để vào
Nam
.

Ngày 07-07-1954
, ông Ngô Đình Diệm trình diện Nội các trước quốc dân bằng sắc lệnh –SL43/CP. Thành phần chánh phủ gồm:
- Thủ tướng kiêm Nội vụ và Quốc phòng: Ngô Đình Diệm.
- Quốc vụ khanh: Trần văn Chương
- Tổng trưởng Ngoại giao: Trần văn Đỗ
- Tổng trưởng Tài chánh-Kinh tế: Trần văn Của
- Tổng trưởng Canh nông: Phan Khắc Sửu
- Tổng trưởng Lao động &Thanh niên: Nguyễn Tăng Nguyên
- Tổng trưởng Giao thông –Công chánh: Trần văn Bạch - Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục: Nguyễn Dương Đôn
- Tổng trưởng Y tế & Xã Hội: Phạm Hữu Chương
- Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng: Trần Chánh Thành
- Bộ trưởng trực thuộc phủ Thủ tướng phụ trách Thông tin: Lê Quang Luật
- Bộ trưởng Đặc nhiệm tại phủ Thủ tướng: Phạm Duy Khiêm
- Bộ trưởng Nội vụ: Nguyễn Ngọc Thơ
- Bộ trưởng Quốc phòng: Lê Ngọc Chấn
- Bộ trưởng Tư pháp : Bùi văn Thinh
- Bộ trưởng Kinh tế: Nguyễn văn Thoại
- Bộ trưởng Tài chánh: Trần Hữu Phương.

Nội các vừa thành lập xong, Thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết định thi hành:

- Gấp rút ổn định đời sống cho khoản 1 triệu đồng bào di cư miền Bắc vào
Nam
sinh sống. Qua những chương trình Dinh điền, thiết lập các Khu trù mật đồng bào di cư được cấp nhà cửa, vải vóc, lúa giống, máy cày, phân bón, lưới cá.  Ngoài nhu cầu vật chất, đồng bào di cư còn được cấp:

- 700 đồng tiền trợ cấp tài chánh cho một người
- 12 đồng cho tiền ăn mỗi ngày một người.

Trong thời điểm 01-07-1955: Khẩu hiệu được nhắc nhở nhiều vào thời gian ấy là:”Bài phong đả thực”. Có nghĩa bài trừ phong kiến và đánh đổ thực dân.

Công việc đầu tiên của Thủ tướng Ngô Đình Diệm là thống nhứt quân đội và diệt trừ mọi tệ đoan xã hội. Ngày 01-01-1955, Thủ tướng Diệm đã ra lệnh đóng cửa hai sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới, cùng với các nhà chứa Vườn Lài, đóng cửa các tiệm hút á phiện.


Ông Ngô Đình Diệm bằng lòng bồi thường cho Bảy Viễn (tên thật Lê văn Viễn, đang đầu tư khai thác ngành cờ bạc, nhà hút và các nhà chứa gái), một số tiền lớn để khuyếch trương công việc làm ăn đứng đắn (Quân sử quyển  QLVNCH, trang 411 của Đại tá sử gia Phạm văn Sơn).  Dĩ nhiên, Lê văn Viễn không bao giờ chấp nhận. Vì đầu tư bất chánh như cờ bạc dể làm giàu.

Từ quyền lợi bị mất đến quyền hành mỗi ngày bị hạn chế. Như việc sáp nhập các lực lượng giáo phái về chánh phủ duy nhứt, chính vĩ lẽ đó “Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia” ra đời.

Ngày
04-03-1955, trong cuộc họp báo, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo chủ Cao Đài đã công bố sự liên kết với các giáo phái. Ngày 21-03-1955
, MTTNTLQG, lập một bản kiến nghị “yêu cầu thủ tướng Ngô Đình Diệm phải cải tổ toàn diện Nội các trong vòng 5 ngày. Bản kiến nghị nầy được ký bởi các ông: Hộ pháp Phạm Công Tắc, Trung tướng Trần văn Soái, Nguyễn Thành Phương, Thiếu tướng Lê văn Viễn, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh và Trình Minh Thế.
Ngày 13-02-1955, Thiếu tướng Trình Minh Thế cùng 5.000 quân Liên Minh gia nhập quân đội quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại đại lộ Nguyễn Huệ Sàigòn. Chính Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã tự tay gắn ngôi sao và đội mũ nón cho tướng Trình Minh Thế. Dưới sự hiện diện của các viên chức cao cấp trong chánh phủ như: Ngoại giao đoàn, các vị Tổng Bộ trưởng trong thành phần Nội các của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Trong bản kiến nghị nầy có ghi thêm lời nói của ông Trình Minh Thế: “Tôi là thiếu tướng quân đội Quốc gia, cố nhiên không có quyền làm chánh trị. Nhưng vì nhận rõ nguy cơ chung của dân tộc, tôi tán thành bản Quyết nghị nầy.
Phản ứng đầu tiên của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, đối với bản kiến nghị nầy là tái xác nhận lập trường của chánh phủ: Phải thống nhứt quân đội sau khi chiến tranh chấm dứt. Không còn lý do tồn tại của các lực lượng võ trang riêng biệt. Phải thống nhứt hành chính, không thể nào duy trì tình trạng địa phương tự trị.

Ngày 24-03-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên đài phát thanh đọc Bản Tuyên cáo, kêu gọi đồng bào cùng tỏ lời với các giáo phái, ông nói: “Trong thời kỳ người Pháp còn giữ quyền điều khiển chiến cuộc ở Việt Nam.

Vì những quan niệm về hoàn cảnh hồi đó, nên bên cạnh đạo quân viễn chinh Pháp, ngoài quân đội Quốc gia còn có những lực lượng bổ túc. Nhưng nay nước nhà đã được độc lập, dù ai lãnh đạo chánh quyền, cũng phải hợp nhứt các lực lượng võ trang, hiện nằm trên lãnh thổ để tạo thành một quân đội duy nhứt. Theo ý tôi, những đoàn thể võ trang, sau khi tuyên bố hợp tác, nếu vẫn kiểm soát những khu vực, những địa điểm riêng biệt trên lãnh thổ ta, là trái với nguyên tắc thống nhứt quân đội và quyền lợi của quốc gia. (Quân sử quyển 4- QLVNCH trang 443 của Đại tá sử gia Phạm văn Sơn).

Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng nói rõ: Hãy giải quyết dứt khoát vấn đề thống nhứt quân đội, rồi sau đó sẽ giải quyết các vấn đề chánh trị.

Ngày 29-04-1955, một loạt các Tổng Bộ trưởng từ chức. Nhưng tình hình đôi bên, giữa chánh phủ và MTTNTLQG vẫn căng thẳng. Cuối cùng việc đến phải đến. Đó là việc Bình Xuyên gây hấn và khiêu khích chánh phủ vào ngày 29-04-1955, lúc 12 giờ 15 phút trưa tại trường Pétrus Ký. Công an xung phong tấn công quân chánh phủ đang di chuyển bằng quân xa.

Cũng trong ngày nầy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhận liên tiếp hai điện văn từ Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes, Pháp gửi về:

*Điện văn thứ nhứt: Quốc trưởng Bảo Đại mời Thủ tướng Diệm và Thiếu tướng Lê văn Tỵ, Tổng Tham Mưu trưởng sang Pháp lập tức “để Quốc trưởng tham khảo ý kiến về hiện tình đất nước”.

*Điện văn thứ nhì:  Quốc trưởng Bảo Đại ra Đạo Dụ: “Bổ nhậm Thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ, giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia”.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm lo nghĩ rất nhiều về hai bức điện nầy: Đi hay ở lại Việt Nam. Trong khi bên ngoài thì quân Bình Xuyên khiêu khích bắn phá mấy quả Mortier vào dinh Độc Lập, còn bên trong lại thay đổi nhân sự.
Cũng sáng ngày 29-04-1955 đó, Thủ tướng Diệm đã triệu tập một buổi họp tại dinh Độc Lập, lúc 10 giờ sáng. Gồm 18 chánh đảng, Đoàn thể hiện hữu tại miền Nam và 29 Nhân sĩ có tên tuổi đến tham dự phiên họp. Đúng 10 giờ, Thủ tướng Diệm bước vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, ông mở lời cám ơn mọi người rồi tuyên bố lý do có cuộc họp nầy với hai bức điện thư trên tay. Trước khi ông rút lui, có nói: “Để quý Ngài được tự do thảo luận”.

Sau vài giờ thảo luận và tranh cải, cuối cùng đi đến quyết định thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách mạng, gồm có:

- Ông Nguyễn Bảo Toàn làm Chủ tịch, ông Hồ Hán Sơn phó Chủ tịch.
- Tổng thư ký: Nhị Lang.
- Ban Thường vụ gồm có: Văn Ngọc, Hà Huy Diễm, Nguyễn Phổ, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Hữu Khai, Huỳnh Minh Ý, Đoàn Trung Côn.

Hội đồng đưa ra bảng Quyết nghị gồm có ba điểm:
- Truất phế Bảo Đại
- Giải tán chánh phủ Ngô Đình Diệm
- Ũy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời, tổ chức Tổng tuyển cử, tiến tới chế độ Cộng hoà. Chữ “Chí sĩ”, lần đầu tiên được dùng đến, do ông Nhị Lang đưa ra, từ đây về sau thường được nhắc đến trong nước, để tỏ lòng tôn kính ông Ngô Đình Diệm.


Được sự đồng ý của mọi người, Chủ tịch Nguyễn Bảo Toàn đích thân đi mời Thủ tướng Ngô Đình Diệm, xuống phòng họp để nghe kết quả. Ông nghe xong, mặt ông Diệm tái hẵn.

Vì mục đích của cuộc họp chỉ bàn thảo:
- Có nên đi Pháp hay không của Thủ tướng Diệm và Tướng Lê văn Tỵ .
- Kế đến có bàn giao chức Tổng Tư lệnh cho Tướng Nguyễn văn Vỹ hay không?


Trái với sự suy nghĩ của Thủ tướng Diệm, Hội đồng đưa ra một quyết định táo bạo:
- Dùng chữ KHÔNG để áp dụng cho hai công điện của Quốc trưởng. Còn có thêm các việc rất trọng đại: Truất phế Bảo Đại - Giải tán Nội Các cũ, để thành lập Nội các mới.

Chính vì thế ông Ngô Đình Diệm lộ vẻ đăm chiêu và thốt lên trước Hội đồng Nhân dân Cách mạng (HĐNDCM):
- Xin qúy Ngài cho tôi được có thời giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề trọng đại nầy”. (Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế của Nhị Lang trang 310. Ông Nhị Lang tên thật là Thái Lân, cũng là con rễ của nhà văn Nguyễn Tường Tam).


Ngày
30-04-1955, HĐNDCM, nhóm họp tại Tòa Đô Chánh và ra một bảng Tuyên cáo cho dân chúng biết:
- Truất phế Bảo Đại.
- Giải tán chánh phủ Ngô Đình Diệm.
- Ũy nhiệm ông Ngô Đình Diệm lập Nội các mới.
- Triệu tập Quốc hội.
- Dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền.

Chiều cùng ngày, HĐNDCM ghé qua dinh Độc Lập, để tường trình những sự việc vừa qua tại Toà Đô Chánh cho Thủ tướng rõ. Tại đây các ông trong Hội đồng đã gặp Thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và Đại tá Nguyễn Tuyên từ Đà Lạt xuống nhậm chức mới. Nhưng bị ông Nhị Lang (Tổng Thư ký), dùng khẩu colt 45 uy hiếp đưa hai tay lên hàng. Lúc đó có một phóng viên ngoại quốc mang tên Francois Sully chụp được ảnh nầy, hình đã được đang trên các báo ngoại quốc. Hôm sau tướng Vỹ phải sang Pháp.


Kể từ giây phút nầy tất cả mọi văn thư của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, không còn có câu đầu tiên là:”THỪA LỆNH ĐỨC QUỐC TRƯỞNG hay câu “THỪA ŨY NHIỆM ĐỨC QUỐC TRƯỞNG”.

Sự thật ngày 26-10-1955, qua “Cuộc Trưng cầu Dân ý”, Thủ tướng Ngô Đình Diệm không còn sử dụng hai danh xưng trên. Giải quyết vụ Nguyễn văn Vỹ vừa xong, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh cho Bộ Tổng Tham Mưu lập kế hoạch đánh Bình Xuyên.

Ngày 01-05-1955, Liên đoàn Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Đỗ Cao Trí, tấn công quân Bình Xuyên bằng hai mặt:

- Một mặt dùng hỏa lực yễm trợ, vượt qua cầu chữ Y.
- Mặt khác cho quân xuất phát từ phía Tây Nam Đô Thành, băng qua đồng lúa, tiến chiếm khu Chánh Hưng.

Sáng ngày 03-05-1955, Thiếu tướng Trình Minh Thế gặp Thủ tướng Ngô Đình Diệm xin lệnh, để ông cùng quân sĩ (Cao Đài Liên Minh vừa xáp nhập quân chánh phủ) đánh quân Bình Xuyên tại mặt Khánh Hội.  Trong lúc tướng Thế đang điều động nửa tiểu Đoàn qua cầu Tân Thuận. Lúc bấy giờ ở dưới sông có 3 chiếc giang đĩnh, xuất hiện bắn xối xả lên cầu. Ngoài ra, có một chiếc tàu của Pháp nữa mang tên Frégate, đang ở trong vùng giao tranh. Quân sĩ có người chết và bị thương, Tướng Thế ra lệnh không tiến qua cầu.

Quân vừa trụ lại cũng là lúc Tướng Trình Minh Thế hy sinh. Ông bị một viên đạn Carbine bắn vào lỗ tai bên phải xuyên qua mắt trái, tròng trắng bay mất, khói đạn còn dính bên tai. Chứng tỏ kẻ sát nhân đứng gần lắm nên tác xạ chính xác. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng bay đâu mất. Ông mất lúc 07 giờ tối ngày 03-05-1955. (Nhị Lang: Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế, trang 343).

Sáng sớm ngày 04-051955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu cùng toàn thể Nội các và Bộ Tổng Tham Mưu do Tướng Lê văn Tỵ  hướng dẩn, đã có mặt tại căn nhà đường Trương Minh Giảng. Thủ tướng Diệm với gương mặt đầm đìa nước mắt, cuối xuống ôm ghì lấy thi hài của tướng Thê, rồi ông ngất xỉu vài phút. Còn ông Nhu cũng đầy nước mắt, cất lên tiếng gọi ai oán: “Anh Thế ơi! Anh Thế ơi!

Cái chết của Tướng Trình Minh Thế, bị những người chống đối, kể cả quân Cộng sản đều trút vào anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã ra tay giết. Nhưng dù Cộng sản cố ý xuyên tạc, bóp méo lịch sử, cuối cùng cũng được phơi bày sự thật. Thủ phạm giết Tướng Trình Minh Thế là Đại úy người Pháp, mang tên Savani. Ông là sĩ quan phòng nhì của Pháp, rất rành tiếng Việt lại có vợ là người Việt nữa. Savani đã thuê người ám hại tướng Thế để trả thù cho tướng Pháp là Chanson.

Khi ông Chanson cùng Thủ hiến Thái Lập Thành xuống Sa Đéc duyệt binh vào ngày 31-07-1951. Thủ hiến Nam Việt chết tại chỗ, Chanson Tư Lệnh kiêm Ủy viên Cộng hoà Pháp tại Nam Việt, tắt thở sau vài giờ. Ngoài ra, còn làm bị thương 4 sĩ quan Pháp khác nữa. (Đoàn Thêm:1945-1964, Việc từng ngày). Savani sau thăng Đại tá đã thừa nhận việc nầy, trước khi ông mất theo sách của Pháp có ghi lại qua tác phẩm: “Soldats perdus et Fonts de Dieu Indochine 1945-1955” của Jean Lartegue, trang 244. (Hứa Hoành: Bảy Viễn trang 28).
Cuộc hành quân đánh đuổi Bình Xuyên ra khỏi đô thành chấm dứt ngày 05-05-1955. Một nửa đã tan rả, số còn lại khoảng 1500 người rút về Rừng Sát. Ngày 21-09-1955, Đại tá Dương văn Minh chỉ huy trưởng chiến dịch Hoàng Diệu. Với mục đích tiêu diệt tàn quân của Bình Xuyên tại khu vực Rừng Sát. Các đơn vị tấn công gồm có:
- Các Tiểu Đoàn 1,5 và 6 do Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi chỉ huy.

- Trung đoàn Bộ binh 154, Tiểu Đoàn 22 và 58 do Thiếu tá Đỗ Hữu Độ chỉ huy.
- Tiểu đoàn 3 Pháo binh do Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh chỉ huỵ
- Một Đại đội xuồng M2 Công binh.
- Chiến dịch được sử dụng 4 phi cơ quan sát.

Sau mấy ngày bị bao vây và tấn công quân Bình Xuyên bị tan rả. Bảy Viễn cùng hai anh em Lai Hữu Tài, Lai Hữu Sang trốn được sang Pháp. Riêng con của Bảy Viễn là Lê Paul cùng vài người thân tín chạy lên Hắc Dịch, bị một Đại Đội gốc Thái do Trung úy Đèo văn Dũng chỉ huy bắt được. (Quân sử 4, QLVNCH trang 426 của Đại tá sử gia Phạm văn Sơn).


Số người bị bắt nầy được giải về phòng 2 trung tâm để khai thác. Người trực tiếp điều tra là Trung úy Lưu (cũng nằm trong Trung đoàn 154 của Thiếu tá Đỗ Hữu Độ). Vì sợ chết, con Bảy Viễn đã khai hết những gì của Bình Xuyên đã có, cả tài sản đang cất giữ hay chôn dấu. Đổi lại Lê Paul được giữ lại mạng sống. (Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm, trang 222 của Nguyễn Hữu Duệ).


Sau khi tìm thấy và thu hồi tài sản của Lê văn Viễn, Thiếu tá Đỗ Hữu Độ đã báo cáo lên Đại tá Dương văn Minh đang chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu. Ông Minh đã tặng lại cho ông.
 
 

 


 


Sunday, August 25, 2013

Việt kiều chết trẻ khi thăm VN

Việt kiều chết trẻ khi thăm VN


Một buổi chiều tối khoảng năm 2008 bạn Nguyễn Văn Phương đang đi du lịch, đã gọi điện thoại từ Việt Nam qua cho biết đang ngồi ăn kem với bạn Võ Ngọc La tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Huệ.

Phương và La là bạn cũ TSQ cùng lớp từ năm 1958 cho nên chúng tôi rất vui vẻ và thân mật trao đổi với nhau những kỷ niệm lúc còn trẻ. Sau này Phương qua Hoa Kỳ ở cùng một tiểu bang với tôi  và La sống ở tại Việt Nam.

Thật không ngờ ngày hôm sau bạn Đặng Quang Phước ở Florida điện thoại cho tôi biết Nguyễn Văn Phương đã chết vì té cầu thang. Tôi thật sửng sốt bàng hoàng vì không thể ngờ tôi nói chuyện với Phương rất vui vẻ mới ngày hôm qua mà bây giờ đã vĩnh biệt.

Phương chết trẻ khi mới 62 tuổi đã làm tôi không bao giờ muốn về thăm Việt Nam nữa, vì Việt Nam đã bị Cộng Sản xâm lược dân chúng không được tự do. Nhất là có những Việt kiều bị chết khi còn rất trẻ khi bạn đọc các tin chết vừa xẩy ra rất gần đây do Ngọc Lan biên soạn:

Chỉ riêng trong Tháng Bảy, 2013, có ít nhất 4 người Việt ở hải ngoại về thăm Việt Nam, và chết tại đây do đủ mọi nguyên nhân.

Có người bị chết chỉ bởi vài câu cãi nhau. Có người bị chết vì kẻ cướp. Có người chết do tai bay vạ gió. Và có người chết mà không biết lý do rõ ràng.

Điểm lại một số những bất trắc mà những người này gặp phải khi quay về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, cuối cùng dẫn đến những cái chết tức tưởi, để lại bao nỗi hoài nghi trong lòng người ở lại, để thấy rằng, những ai khi quay về Việt Nam cần chuẩn bị trước tâm lý đương đầu với chuyện “điều gì cũng có thể xảy ra.”


Những cái chết có lý do:

Lý do mà Việt Kiều Pháp 36 tuổi, Liêm Quốc Vinh, bị tước đi mạng sống vào ngày 19 Tháng Bảy, 2013 khi về thăm quê hương, đơn giản chỉ là “cãi nhau trong lúc nhậu.”

Theo báo Pháp Luật, anh Vinh đến thuê phòng tại nhà nghỉ Thanh Hoa ở Vũng Tàu để ở trọ. “Thấy một nhóm vài nhân viên của nhà nghỉ đang ngồi nhậu, anh Vinh cũng tham gia vô.”

Rượu vào lời ra, anh Vinh lời qua tiếng lại cùng một nhân viên của nhà nghỉ. Khi anh Vinh rời khỏi nhà trọ, người thanh niên kia đuổi theo “dùng dao bấm đâm anh Vinh.”

Dù đã cố sức gọi điện thoại cho người nhà đến chở đi cấp cứu, nhưng mọi chuyện đã muộn màng.

Bà Trần Thị Minh, Việt kiều Mỹ, sinh năm 1964, khi quyết định trở về Sài Gòn để bán căn nhà ở Gò Vấp có lẽ cũng không bao giờ ngờ đó là chuyến đi định mệnh của mình.
Bà Minh được thân nhân phát hiện chết trong nhà vệ sinh vào sáng ngày 31 Tháng Bảy, 2013, sau 19 ngày trở về quê nhà, trên người “đang mặc đồ thể thao, nằm ngửa, đầu quay vào tường và trên người có nhiều vết thương.” Công an nghi đây là “vụ án giết người, cướp tài sản.”

Trong khi đó, một Việt Kiều Hồng Kông, bà Trần Thị Thu Hương, chấm dứt cuộc sống của mình ở tuổi 42 vào ngày 8 Tháng Giêng, 2013, chỉ vì lý do “muốn xóa đi một vết sẹo trên mặt.”
Đi tìm cái đẹp ở thẩm mỹ viện Linh Nhung - Hà Nội nhưng đâu ai ngờ Thu Hương lại bị chết trong lúc chụp thuốc mê.

Và làm sao có thể hình dung được cảnh bà Hồ Mộng Điệp, 55 tuổi, cũng một Việt Kiều từ Mỹ về Sài Gòn ăn Tết Nguyên Đán cùng gia đình, lại có thể chết cháy một cách đau đớn ngay trong ngôi nhà của em gái mình, chỉ mới sau một ngày về nước?

Theo báo VNExpress, trưa ngày 25 Tháng Giêng, 2013, trong lúc bà Điệp ngồi ăn cơm mừng ngày hội ngộ ở tầng trệt cùng con cháu thì lầu 3 của ngôi nhà bốc cháy.

Trong khi mọi người chạy ra ngoài thì bà Điệp lại chạy ngược lên lầu 2 để lấy giấy tờ tùy thân. Đây chính là lý do khiến bà Điệp tử vong do ngạt khói.
Tuy nhiên, trong số những cái chết “có lý do” thì có lẽ cái chết của Việt kiều Mỹ Nguyễn Hữu Nhơn vào ngày 27 Tháng Bảy vừa qua là cái chết “lãng nhất trên đời.”

Ông Nhơn về thăm gia đình 2 tháng, phần lớn thời gian ông ở Sài Gòn. Khi chỉ còn vài ngày nữa là quay trở lại Mỹ, ông Nhơn về Biên Hòa-Đồng Nai thăm gia đình thì gặp nạn.

Một chiếc nồi hơi được chế tạo để hấp bánh tráng cách nhà ông Nhơn ở 7 căn, phát nổ. Phần lõm của chiếc nồi bay vút lên cao theo hình chữ C rồi rớt xuống xuyên qua mái tôn căn nhà ông Nhơn đang trú ngụ, trúng ngay xuống đầu ông, trong lúc ông đang đứng nghe điện thoại dưới hiên nhà!

Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu, người Việt kiều này tử vong trước khi đến bệnh viên do vết thương đầu quá nặng.
Dẫu biết rằng sống chết có số, nhưng chết như thế này thì quả là hy hữu.

Những cái chết không thể hiểu:

Bên cạnh những cái chết mà thân nhân người quá cố biết được lý do mất mát để có thể an ủi lòng, thì cũng có những Việt Kiều về nước và không bao giờ còn có cơ hội sống tiếp trong cuộc đời, nhưng lý do vì sao thì không ai biết một cách rõ rang.

Quay ngược thời gian, trong cùng Tháng Tư, 2012 có hai Việt Kiều Mỹ chết chưa rõ nguyên nhân.

Người chết vào tối ngày 12 Tháng Tư là ông Nguyễn Tăng Thẩm (có báo ghi là Nguyễn Văn Thẩm), 65 tuổi. Ông Thẩm được nhân viên khách sạn A. Trình ở Thuận An-Bình Dương phát hiện “chết tự khi nào” trong phòng. Nhiều người chỉ biết là chiều hôm đó ông Thẩm đi đâu đó rồi trở về khách sạn bằng taxi.

Trong khi đó, Việt kiều Trần Văn Lạc, 58 tuổi, được phát hiện chết ngay tại nhà người tình của ông vào trưa ngày 15 Tháng Tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Cho đến nay cũng chưa ai nói về lý do vì sao ông Lạc qua đời.

Nhưng gây ồn ào và hoang mang nhất cho nhiều người là cái chết của cô Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada và người bạn Mỹ đi cùng cô tên là Kari Bowerman, 27 tuổi.
Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada, chết tại Nha Trang với nguyên nhân chết  “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”. (Hình: Chụp lại từ Youtube BYNTVNews)
Sở dĩ cái chết không rõ lý do của hai cô gái trẻ này được biết nhiều là bởi đài CNN nhập cuộc bằng bài viết “Mysterious tourist deaths in Asia prompt poison probe.”

Cathy và Kari cùng dạy tiếng Anh ở Nam Hàn và họ bay sang Nha Trang nghỉ Hè vào ngày 29 Tháng Bảy, 2012. Nhưng tối ngày hôm sau, cả hai đều được đưa vào bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng “ói mửa, khó thở, và có dấu hiệu mất nước trầm trọng.”

Khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi vào bệnh viện, cô Kari qua đời.

Cathy được cho về. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Cathy cũng “nhắm mắt xuôi tay.”

Gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman, cư dân tiểu bang Wisconsin, nêu ra giả thiết là hai cô có thể chết vì trúng chất độc của thuốc trừ sâu.

Trả lời phỏng vấn của đài CNN, cô Jennifer Jaques, chị của Kari cho biết, “Thật là ác mộng khi cố đi tìm thông tin về cái chết của em tôi. Không có báo cáo của bệnh viện. Không có báo cáo của công an. Không có cái gì hết. Bất cứ điều gì đã xảy ra cho em tôi, tôi muốn chắc là nó không xảy ra cho ai khác hết.”

Bà Huỳnh Thị Hương, mẹ của Cathy Huỳnh, từ Ontario, Canada bay về Việt Nam lo hậu sự cho con gái, tỏ ra tức giận khi phát biểu với báo chí, “Tôi thật sự tức giận về sự vô trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. Con tôi chết bởi nó không nhận được sự chăm sóc, điều trị cần thiết khi được đưa vào bệnh viện.”

Do không nhận được lời giải thích nào từ nhà cầm quyền Việt Nam hay từ các giới chức lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman đã phát động chiến dịch viết thư để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra.

Theo báo Dân Trí, ngày 14 Tháng Tám, 2012, tức hai tuần sau khi Kari qua đời, mẫu bệnh phẩm của cô mới được gửi ra Hà Nội để xét nghiệm tại Viện Pháp Y Trung Ương. Và kết luận cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cô Kari Bowerman là “suy hô hấp tuần hoàn cấp do hậu quả của phù não.”

Trường hợp Cathy Huỳnh, theo đề nghị của gia đình và Tổng Lãnh Sự Quán Canada, thi thể cô được bàn giao nguyên vẹn cho gia đình đưa về Ontario mai táng, không qua thủ tục mổ khám nghiệm tử thi.

Mới đây nhất là cái chết của anh Vince Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, một Việt kiều sống tại San Jose, miền bắc California, cũng khiến nhiều người quan tâm, nhất là khi câu chuyện này được báo San Jose Mercury News tường thuật.

Vince Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, cư dân San Jose, chết tại Sài Gòn vào ngày 1 Tháng Bảy, 2013 mà "gia đình không thể hiểu lý do vì sao." (Hình: Sharon Nguyễn Mỹ Dung cung cấp)

Theo lời kể của cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, chị ruột của Vince thì anh về Sài Gòn đi dạy kèm Anh Văn tại trường Anh Ngữ ILA từ cuối Hè 2012 và dự trù trở về San Jose vào Tháng Tám, 2013.

Thế nhưng, ngày 1 Tháng Bảy, 2013, gia đình Sharon bàng hoàng nhận được tin người con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em đã qua đời tại Sài Gòn.

Nói chuyện với phóng viên Người Việt, cô Sharon cho biết lý do cái chết của em trai cô được ghi trong hồ sơ tại bệnh viện Pháp-Việt là “phù phổi cấp” và “họ cũng nói thêm là Vince qua đời vì chứng tim đột tử do thân thể chứa quá nhiều chất lỏng không tống ra ngoài được.”

Tuy nhiên, đến giờ phút này, dù Vince đã được gia đình đưa xác về chôn cất tại San Jose, nhưng cô Sharon vẫn cảm thấy cái chết của người em trai duy nhất trong gia đình “có quá nhiều bí ẩn”.

Những gì mà thân nhân của Vince Nguyễn được biết là: chiều ngày tối Chủ Nhật, 30 Tháng Sáu, 2013, Vince cùng người bạn thân ở Sài Gòn tên Nguyễn Chấn Phương đi ăn uống và sau đó rủ nhau đến quán nhậu sang trọng Banana Pub and Restaurant ở Quận 7 để uống rượu.
Tối đó, Phương đưa Vince, trong tình trạng say xỉn, về nhà mình ở Phú Mỹ Hưng để nghỉ ngơi.

Tại đây, Vince đã trải qua một đêm ói mửa, tiểu tiện và đi cầu không ngừng.

Khoảng 9 giờ sáng sáng ngày hôm sau, 1 Tháng Bảy, Phương đưa Vince vào một nhà trọ và để Vince ở đó, dù anh “vẫn còn say xỉn, không tỉnh táo để tự mình đi đứng được.”

Nhân viên nhà trọ cho biết người Việt kiều này đã mua rất nhiều nước uống từ quầy tiếp tân và yêu cầu mang đến tận phòng.

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, nhân viên nhà trọ báo cho Phương biết “họ để ý thấy Vince bất động và cơ thể bị lạnh.”
Phương quay trở lại nhà trọ đưa Vince vào bệnh viện.

Sau 40 phút làm “hồi sức cấp cứu”, bệnh viện tuyên bố Vince Nguyễn Xuân Cảnh đã chết.
“Đến giờ này tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao Phương cũng đi nhậu với Vince mà Phương không bị gì? Tại sao Phương lại không đưa em tôi vào bệnh viện?” Sharon nói qua điện thoại.

Sharon nói thêm một cách chán nản, “Luật bên đó không giống ở đây. Hình như họ chỉ làm có lệ, hồ sơ chứng tử chỉ có một tờ giấy, trong khi ở Mỹ thì cả một xấp giấy dày ghi đầy đủ chi tiết. Mình yêu cầu công an điều tra nhưng họ không có ý giúp đỡ thì mình cũng không biết làm gì hơn. Gia đình cũng đã gửi thư đến Tổng Lãnh Sự Mỹ, họ gửi về Việt Nam nhưng cũng không thấy ai trả lời gì hết.”

Dù đã từng trở về Việt Nam hai lần vào năm 2000 và 2012, nhưng sau lần trở lại Sài Gòn để đưa xác em trai mình sang Mỹ vào đầu Tháng Bảy vừa qua, cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, 38 tuổi, cho rằng “Tôi không bao giờ còn muốn trở về Việt Nam nữa.”

Một người bạn thời trung học của Cathy Huỳnh, người được Sở Tư Pháp Khánh Hòa cấp giấy chứng tử với nguyên nhân chết là “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”, tên Jetty Lý, nói với đài CNN rằng, “Tôi thiết nghĩ ít nhất chúng ta cũng cần phải để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra… để có thể khi đứa con trai hay con gái của một ai đó nói rằng chúng trở về South Asia, thì đó sẽ không phải là lời chia tay vĩnh biệt.”

Wednesday, August 21, 2013

Hùng Dũng tranh giành với Sang Trọng


Hùng Dũng tranh giành với Sang Trọng

 

QLB12 Aug 2013 

- Những ngày gần đây truyền thông lề Đảng bắt đầu rộ lên thông tin về vụ án bố già Nguyễn Đức Kiên - người bị bắt vào ngày 21-8-2012 như một Quả bom đột ngột phát nổ trên chính trường Việt Nam.

Người ta nói rằng, chỉ ngay buổi sáng cái ngày 'vận đen', Kiên uống cà - phê và đã được thông báo "Sắp bị bắt", Kiên cười khẩy nói với người vừa 'bật mí' tin động trời cho mình:

 "... đứa nào dám bắt tao? Tao không bắt chúng nó thì thôi chứ..."

Quả thật trước đó chính Kiên cũng nhờ ngân hàng nhà nước và an ninh mà đã 'bứng' được Trần Mộng Hùng - nhà sáng lập ra khỏi ngân hàng ACB, khi Nguyễn Văn Bình 'lên ngôi thì Kiên chẳng cần úp mở nhấn tin "Mày không bán lại ngân hàng cho tao, tao cho an ninh bắt may bây giờ..."....


Phe Hùng Dũng

Phe Sang Trọng

Thủ Tướng (X) Nguyễn Tấn Dũng

bố già Nguyễn Đức Kiên bbắt

cố vấn Nguyễn Văn Hưởng

Tướng Tô Lâm cục cưng của X

cô gái rượu Nguyễn Thanh Phượng

Tướng Phạm Quý Ngọ

Nguyễn Văn Bình

bài trùng Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh

Nguyễn Sinh Hùng làm trò  ba loại Tín nhiệm

Trung Tướng Tư Liêm  trung thành với X!

Phe quân tử 'dỏm'

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng

Trần Mộng Hùng bbắt

Chủ tịch Trương Tấn Sang

Sang phong Thượng Tướng cho

Phạm Quý Ngọ và Trần Việt Tân
 
phế truất Đặng V Thành 

Bộ Trưởng Trần Đại Quang

Sáu Phong nhịn

 Bá Thanh chờ

Thế mà hoá ra Trời có mắt: Ngay buổi chiều Kiên đã bị 'tóm cổ'! Khi tin của Kiên được đích thân Tướng Phạm Quý Ngọ bẩm báo với Thủ Tướng thì cũng là lúc Kiên đang nghe đọc lệnh bắt và khám xét tại nhà!

Cũng trong thời điểm này ông cố vấn Nguyễn Văn Hưởng lồng lộn như con sói già điên cuồng để rồi hôm sau y đã mở cửa phòng thật to ngay tại trụ sở Bộ Công An gi điện thoại chửi bới:

"ĐM... tại sao mày bắt thằng Kiên mà không báo cáo tao.... Mày coi chừng tao đó..."Chả là trước đó vài ngày ông cố vấn' Nguyễn Văn Hưởng còn ngồi 'nhâm nhi' ly cà phê với bố già Kiên.... Bởi vậy nên Kiên mới dám 'khinh đời' tuyên bố "Đứa nào dám bắt tao..."

Ai dè cũng có đứa 'Bộ chính trị' đã dám vuốt râu hùm bắt bố già Kiên thật... 

Dân Hà Nội những tưởng sau đó sẽ đến lượt cô gái rượu của đồng chí X sẽ cùng 'theo hầu' bố già Kiên bởi tội của Kiên một thì tội của 'Nàng' gấp trăm lần....

Dân Hà Nội kháo nhau rằng đồng chí X khi đó đã biết sợ đến 'són vó' đã phải cho con gái 'di tản' sang Mỹ lánh nạn...

Chỉ một thời gian ngắn, cô gái rượu đã trở về Việt Nam bởi cũng chính dân Hà Nội rỉ tai nhau rằng ''đám quân tử 'DỎM'  trong BCT phán rằng "...ai thèm bắt đứa con... làm thì làm luôn ông bố nó..."... Khiến đồng chí X chẳng còn gì phải lo sợ, vì vậy mà thẳng tay 'chơi' mấy ông 'Quân tử dỏm' 'tới bến'!

Chí ít người ta những tưởng cặp bài trùng Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh mà 'dân trong nghề' nói rằng "còn khủng khiếp hơn cả bố già Kiên" phải được 'chăm sóc'... 

Nhưng thực tế thế nào thì Hội nghị Trung Ương 6, rồi đến Hội nghị Trung Ương 7 đã khiến cho mấy ông ' Quân tử dỏm' "trắng mắt ếch" bởi bị chính đồng chí X đánh cho đo ván, nằm phơi cái bụng Ếch trắng hếu ra trước toàn dân! 

Không những thế nhóm thâu tóm mặc sức tung hoành: Từ việc cướp trắng Sacombank bằng việc Thống đốc Bình rót tiền cho Phương Nam bank, bằng cách phế truất ông Đặng Văn Thành đến việc cặp bài trùng Quang - Anh còn ngang nhiên cùng Nguyễn Văn Bình làm giàu bằng cách mua lại trái phiếu của Vinashin rồi đạo diễn để Thủ Tướng ký bảo lãnh trả nợ thay đã biến những tờ giấy lộn mà Quang và Anh mua gần như được biếu không thành vài trăm triệu Mỹ kim ngon ơ!

Tội lỗi của những Quân tử 'dỏm' không phải chỉ gây đại hoạ cho chính các ông này, cho chính Đảng của các ông mà không biết bao người dân phải gánh chịu hậu hoạ, đến tận hôm nay hàng trăm người bị bắt bớ, bị đàn áp và các Bloggers đang phải đối mặt với Nghị Định 72 sắp có hiệu lực... Đó chính là hậu quả của quân tử 'dỏm'!

Sau những thất bại thảm hại khiến cả ông 'Tổng' Trọng đến ông 'Chủ' Tư muối mặt không kịp với cử tri và đành phải 'than vãn' chẳng khác gì mấy 'bà già' dân đen...

Cũng vì vậy, ngay sau đó tin đồn bắt đầu rộ lên khắp nơi việc bố già Kiên sẽ thoát nạn khiến không ít người kinh hãi  bởi trắng đen không còn phân biệt được nữa...

Gần đây, người ta lại thấy Bộ Chính Trị ra tay 'đòi' lại quyền của mình bị đồng chí X xâm phạm từ nhiều năm qua như việc phong các Tướng Lĩnh chỉ mới là một ví dụ! 


Phe Hùng Dũng

Phe Sang Trọng

Thủ Tướng (X) Nguyễn Tấn Dũng

bố già Nguyễn Đức Kiên bbắt

cố vấn Nguyễn Văn Hưởng

Tướng Tô Lâm cục cưng của X

cô gái rượu Nguyễn Thanh Phượng

Tướng Phạm Quý Ngọ

Nguyễn Văn Bình

bài trùng Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh

Nguyễn Sinh Hùng làm trò  ba loại Tín nhiệm

Trung Tướng Tư Liêm  trung thành với X!

Phe quân tử 'dỏm'

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng

Trần Mộng Hùng bbắt

Chủ tịch Trương Tấn Sang

Sang phong Thượng Tướng cho

Phạm Quý Ngọ và Trần Việt Tân
 
phế truất Đặng V Thành 

Bộ Trưởng Trần Đại Quang

Sáu Phong nhịn

 Bá Thanh chờ
 
 


Theo Hiến Pháp thì việc này đương nhiên thuộc phạm vi của 'Nhà Vàng', song từ khi đồng chí X lên nắm Phủ 'Nhà Trắng' thì ngang nhiên ký 'tranh', vậy mà cái ông Sáu Phong thời đó vẫn nín nhịn... để đồng chí X mặc sức ra những Quyết định Vi Hiến song lại kéo bè kéo cánh tốc độ nhanh như gió!

Việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định phong Thượng Tướng cho 03 vị, trong đó có cả Phạm Quý Ngọ và Trần Việt Tân khiến nhiều người ngã bật ngửa!

Dân Hà Nội đồn rằng Phạm Quý Ngọ được thêm 'một sao' bởi đã có công bắt Nguyễn Đức Kiên, còn Trần Việt Tân thì cho dù là 'đệ' của Nguyễn Văn Hưởng nhưng vẫn báo cáo đầy đủ với Bộ Chính Trị và đã 'lắc' không làm theo chỉ đạo bắt ngừờ của đồng chí X... 

Chỉ có Tướng Tô Lâm - 'cục cưng' của đồng chí X và Nguyễn Văn Hưởng, dân vỉa hè đồn rằng: Chiếc ghế đang lung lay... Nhất là khi Trưởng Ban Tổ chức Tô Huy Rứa xuất hiện trao quyết định cho Tướng Bùi Văn Nam từ Ninh Bình trở về lại Bộ Công An 'rất long trọng' khiến người ta nói rằng: Sắp tới Tướng Nam sẽ lên Thứ trưởng Thường trực!!!! 

Những người 'thính chuyện' đồn đãi rằng Tướng Nam cũng khá thân với cả 'Nhà Trắng', 'Nhà đỏ, và 'Nhà vàng'. Nhưng có lẽ nhờ sư hoán đổi về Ninh Bình đã khiến cho Tướng Nam thoát khỏi trận cuồng phong, loạn lạc của chính trường!

Tướng Tô Lâm những tưởng mình 'may' khi được ở lại Bộ công an và 'cầm chắc' chiếc ghế 'Thường trực' khi mà 'cúc cung' bắt bớ, khủng bố đàn áp theo lệnh của Nguyễn Văn Hưởng... Khi đồng chí X ở thế thượng phong tại Hội nghị 6 thì Tướng Tô Lâm đã tung quân đi 'dằn mặt' các Uỷ viên Trung ương và cũng chính Tô Lâm dõng dạc bênh vực đồng chí X tại Hội nghị Trung ương... Chưa hết, Tô Lâm ngang nhiên đăng đàn viết bài chửi cả cụ Tổng lẫn cụ Chủ nào là "diễn tiến hoà bình", nào là "phản động".... 

Kết quả người ta đã thấy Tô Lâm dù chạy vạy 'có cờ', mang tiền đi rải như 'Quân Nguyên' mà vẫn bị hụt mất 'một sao'!!!! Hoá ra không phải cái gì cũng mua được bằng Tiền!!!

Kể từ cái ngày nhìn thấy Ngọ và Tân đeo lấp lánh 3 sao thì Tô Lâm trong một phút bộc bạch với 'đồng hương' rằng "... mình vậy mà ngu quá... thằng Ngọ, thằng Tân lênTướng sau tôi mà chúng nó lại được lên sao...."!!!! 

Dù cho Đảng X thắng thế bởi tham nhũng và sự bạo tàn, song có lẽ chính cái kết quả bỏ phiếu tại Quốc hội cũng khiến thầy trò Đảng X phải giật mình bởi nếu không có Nguyễn Sinh Hùng làm trò 'đẻ ra' ba loại 'Tín nhiệm' thì thầy trò nhà X chắc là đã 'rớt' hết cả rồi!

Có thể lần này thầy trò X 'thoát nạn', nhưng đã chắc gì 'quá tam ba bận'!!!

Nếu cứ tiếp tục khủng bố nhân dân, hệ thống ngân hàng vẫn để cho tên mật vụ Nguyễn Văn Bình làm mưa làm gió và tiếp tục dung túng cho cặp bài trùng Quang - Anh mặc sức vơ vét.... khiến nền kinh tế đất nước rơi tự do, nhân dân đói rách lầm than, doanh nghiệp ngấp ngoải, tội phạm gia tăng.... thì chưa biết chừng lần này Trời sẽ ra tay!!!!!

Người ta đang nhìn vào vụ án bố già Kiên để tiên liệu xem cái Nghị định 72 sắp tới có làm mưa làm gió như cái luật 7169 lấy cớ tiêu diệt 'Quan làm báo' để khủng bố những người co thể gây nguy hại cho sự tồn vong của Đảng X....

Liệu Tô Lâm có tiếp tục 'làm chuyên gia 'nặn' chứng cớ đại loại như 03 cái bao cao su rách để tống giam  người chỉ để vui lòng đồng chí X hay tiếp tục trả lương nuôi đám Blog tsnh, diều hâu đen, TTHN, blog Kami... để viết bài 'chơi' Bộ Trưởng Trần Đại Quang và Chủ tịch nước???

Có lẽ câu trả lời sẽ sớm có!!! 

Duy có một người - Tư Liêm - ông em vợ từ một thằng công an khu vực đã 'bò' lên được Trung Tướng thì chắc chắn tiếp tục trung thành với Đảng X!

Còn Tô Lâm - Hồi sau sẽ rõ!