Tuesday, May 29, 2012

Vài Việt kiều ở Pháp mất quyền tỵ nạn

Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!


- Ký giả Xuân Mai

- Copy từ P.V. Lý 's email

Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.”

Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride - Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc).

Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản:

 “Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông.

Đó là, dễ giãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn.

Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp. Cái thâm độc của VC là như thế.

Thursday, May 24, 2012

Cộng Sản (CS) đổi thành Cướp Sạch

Cộng Sản (CS)  đổi thành Cướp Sạch

Gần đây dân Việt Nam đã đổi tên gọi bọn Cộng Sản (CS) thành bọn Cướp Sạch cho đúng nghĩa những gì chúng đã vơ vét hết tài sản của dân chúng miền Nam sau ngày 30/4/1975 và bây giờ lại cướp trắng trợn cả nước.

Gần đây vụ Văn Giang đã làm người dân miền Bắc cực kỳ phẩn uất khi bọn cưỡng chế đất dùng hơn 3,000 công an đến đàn áp dân chúng. Sau đó dùng nhiều xe ủi đất san bằng nhà cửa, vườn cây cảnh , mồ mả trong dự định xây dựng khu EcoPark.

Không phẩn uất sao được khi bọn Cướp Sạch đền bù cho dân 50,000/m2 và bán ngay lại với giá 5 triệu đồng/m2  chúng lời 100%.

Rõ ràng dân chúng đầu tư mua nhà $200,000 nếu bán lời 100% sẽ được 20 triệu. Bọn Cướp Sạch nhẩy vào cướp nhà đất lời ngay199 triệu 800 ngàn trong khi dân chúng vừa mất nhà vườn tược công ăn việc làm lại mất trắng hơn 199 triệu tiền lời.

Những tin tức về  Kết KimKết Hối mới thật đáng lo ngại. Kết hối (đoái) có nghĩa chính quyền sẽ phạt vạ tịch thu những ai giữ tiền Đô La Mỹ .

 Riêng tin tức về  kết kim mới thật khủng khiếp bởi vì trong vài năm vừa qua các ngân hàng ở VN trả phân lời cao hơn 20 % cho nên dân chúng đem hết vô số những lượng vàng nguyên chất đem gửi nhà băng để lấy lời cao.

Nhưng sau ngày Kết Kim, 25 tháng Năm 2012, nếu dân chúng muốn đòi  lại vàng thật có thể ngân hàng sẽ đưa lại cho dân vàng giấy (certficate) mà thôi. Vàng thật đổi thành vàng giấy và sau này liệu bọn Cướp Sạch có trả lại tiền thật khi certificates expired và dân muốn đòi trả bằng tiền thật?

Tuesday, May 22, 2012

Hồi Ký những ngày cuối của VNCH

Hồi Ký của cựu Đại Sứ Pháp về những ngày cuối cùng của VNCH

Copy từ Nguyễn H. Nguyên's email

Nghe mà ngậm ngùi... cho VN mình. Chuyện bà giáo sư Việt Nam chụp tô phở lên đầu ông Dương Văn Minh tại chợ 13 bên Pháp không oan uổng.  

Attachment(s) from dogiap@aol.com 1 of 1 File(s)

Click below :

Saturday, May 19, 2012

Hoa Đào Nhật Bản

Hoa Đào Nht Bn
Copy từ Nguyễn D. Quan's email











Phỏng vấn AET Nguyễn Ngọc Hạnh

Phng v AET Nguyn Ngc Hnh


Xem bài phng vn này chúng ta thy được nhân sinh quan cao quí ca nhiếp nh gia CTSQ Nguyn Ngc Hnh: thà b lt chc tù ch không cho lính nhy dù ném lu đn xung hm đ giết chết thường dân vô ti và quí làm sao hnh phúc tuyt vi ch còn rt ít ca mt thương binh VNCH....

Friday, May 18, 2012

Võ Văn Ái điều trần tại Quốc hội Mỹ

Võ Văn Ái điều trần tại Quốc hội Mỹ


Trích từ Đặng Đ. Tuân's email
WASHINGTON DC, ngày 15 May 2012 - Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ ba 15.5.2012, dưới tiêu đề « Bắt bớ trái phép các nhà dân chủ và tôn giáo tại Việt Nam » dày 21 trang, ông Võ Văn Ái điều trần tại phòng 340, công thự Canon, Quốc hội Hoa Kỳ, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, do Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội tổ chức (Tom Lantos Human Roghts Commission).


Ông Ái là Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Trong thư mời của Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos Quốc hội Hoa Kỳ gửi đi hôm 8.5.2012 đề xuất chủ đề nói trên khi viết : « Chúng tôi mong được ông tập trung nói về những bắt bớ tùy tiện và giam giữ các công dân Việt Nam giống như ông đã trình bày trong bài xã luận đăng trên The Wall Street Journal » (1).


Chủ đề chung của cuộc điều trần là « Việt Nam tiếp tục đối xử tồi tệ về Nhân quyền và Tự do tôn giáo ». Dịp này Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã mời ông Michael H. Posner, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Tiến sĩ Robert George, Ủy viên trong Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và bà Mai Hương Ngô, vợ của ông Nguyễn Quốc Quân, người Mỹ gốc Việt vừa bị bắt ở Saigon.


Xin tóm gọn bản điều trần của ông Võ Văn Ái sau đây. Mở đầu, ông Ái mói :  Ngày nay,nhiều người Mỹ nghĩ rằng quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Hà Nội thắt chặt nhờ nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện. Sự thật không phải thế. Bắt bớ trái phép, tra tấn và sách nhiễu hiện hữu trong đời sống người công dân thường nhật, đặc biệt với những ai biểu tỏ ý kiến trái chống với đường lối Đảng Cộng sản.


Việt Nam rêu rao tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhưng hố sâu cách biệt giữa khoa trương và thực tại ở Việt Nam. Tôi xin gửi đến cuộc điều trần này danh sách 177 tù nhân chính trị và tôn giáo mà tôi vừa nhận được từ Việt Nam, và tôi xin nêu ra đây một vài ví dụ trong danh sách này để minh họa cho bản chất Orwellian của hệ thống pháp lý tại Việt Nam ngày nay :


Vì biểu tỏ ôn hòa lòng yêu nước, blogger Điếu Cày, vừa được Tổng Thống Obama nhắc tới trong bài diễn văn nhân Ngày Tự do Báo chí, có thể lãnh án 20 năm tù. Lẽ ra ông bị đưa ra xét xử tại Saigon hôm nay, nhưng Hà Nội đã hoãn phiên xử sau lời tuyên bố của Tổng Thống Obama. Áp lực quốc tế có thể làm giảm án. Nhưng sự thật là Điếu Cày chẳng có tội gì để bắt giam.


Vì rải truyền đơn kêu gọi cho nhân quyền, ông Nguyễn Ngọc Cường và con ông bị kết án 9 năm tù ; Vì viết những bài báo đăng trên Mạng kêu gọi cải cách dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù. Vì sáng tác một bản nhạc kêu gọi lòng yêu nước được hàng triệu người Việt Nam hát, nhạc sĩ Việt Khang bị bắt, gia đình không được thăm nuôi. Vì tố cáo nạn công an giao thông tham nhũng, nhà báo Hoàng Khương, ký giả tuần báo Tuổi Trẻ bị sa thải và bắt giam.


Nhà hoạt động thợ thuyền trẻ, Đỗ Thị Minh Hạnh, bị 7 năm tù vì kêu gọi quyền công đoàn. Chị bị đánh đập trong khi thẩm vấn làm điếc một tai. Vì mưu cầu hệ thống pháp luật đòi hỏi công lý cho nhân quyền, luật gia Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù trong một phiên tòa giả trá.


Việt Nam cũng đàn áp khốc liệt các tín đồ tôn giáo. Để hiểu chính sách này, chỉ cần nhìn sự kiện Trung tướng Công an Phạm Dũng được công cử làm Trưởng ban Tôn giáo chính phủ hồi tháng 2 năm nay.


Hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bị sách nhiễu, quản chế thường trực. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị cao tăng được đề cử Giải Nobel Hòa bình, hiện bị quản chế không án lệnh tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon, sau hơn 30 năm bị tù đày.


Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, sức khỏe sa sút sau những lần đột qụy trong tù. Sau một năm chữa bệnh, ông bị đưa về trại giam để thi hành án lệnh 8 năm. Nhiều bloggers công giáo bị bắt giam trong những đợt bắt bớ năm ngoái. Trong số ấy, 10 người bị kết tội « phá hoại » có thể dẫn đến án tử hình.


Hàng trăm người Thượng Thiên chúa giáo và rất nhiều thuộc dân tộc Hmongs bị bắt, ít nhất có 16 tín đồ Hòa Hảo bị án tù nặng nề chỉ vì họ thực hành tín ngưỡng.


Tình trạng trong các nhà tù thiếu thuốc men, ăn đói và đối xử tồi tệ làm tê liệt sức khỏe người tù chính trị. Tại trại Xuân Lộc, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai Thị Dung, bị kết án 11 năm tù, hai chân bị liệt nhưng không được trạm y xá chữa chạy. Tù nhân Đỗ Văn Thái bị bệnh HIV-AIDS sau khi bó buộc dùng chung một dao cạo râu với tù nhân khác. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ suốt 35 năm ròng, gần như bị mù và tai điếc do chế độ nhà tù đối xử tồi tệ. Ông đã viết 500 lá đơn khiếu nại chính quyền rằng ông vô tội, nhưng chẳng bao giờ được hồi đáp.


Trong các nhà tù, tù nhân phải bỏ tiền túi mua những nhu cầu thực phẩm. Thường phạm được nhận từ gia đình mỗi tháng 2 triệu đồng (khoảng 96 Mỹ kim), nhưng tù nhân chính trị như Điếu Cày chỉ được nhận 500,000 đồng. Chẳng đủ thấm vào đâu cho sự sống còn tối thiểu. Căn tin do công an làm chủ bán giá 400,000 đồng một kí đường, 25,000 đồng một lon sữa hộp, hay 300,000 đồng nửa ký chả lụa.


Đông đảo nông dân bị bắt giữ, đánh đâp vì chống lại Nhà nước cưỡng đoạt đất đai của họ. Từ đầu năm tới nay, nhiều cuộc cưỡng đoạt đất đai bằng bạo lực xẩy ra tại Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, và Vụ Bản ở Nam Định do Công an cơ động của Bộ, Công an địa phương và Dân phòng đánh đập tàn nhẫn nông dân trên đất đai nhà cửa của họ, gây thương tích, chết chóc hay bắt bớ.


Không chỉ sử dụng bạo lực mà thôi, Việt Nam còn dùng lut pháp để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Trong Bộ luật Hình sự có cả một chương gọi là « an ninh quốc gia » xử tội bất cần phân biệt những hành xử bạo động như khủng bố, với hành xử tự do ngôn luận. Điều 4 trên Hiến pháp quy định sự độc quyền của Đảng Cộng sản, thực tế là ngăn cấm sinh hoạt đa nguyên và phát triển dân chủ. Pháp lệnh 44 cho phép công an quản chế những ai khác ý với chính quyền, đưa vào nhà thương điên hay trại lao động mà chẳng cần thông qua tòa án.


Nhân quyền mất hết ý nghĩa khi người bảo vệ nhân quyền không được tự do hoạt động. Dân chủ không thể phát triển khi mọi tiếng nói dân chủ bị bóp nghẹt. Vì vậy mà ưu tiên cần áp lực trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo. Để đạt mục tiêu này, nền ngoại giao công khai và kín đáo cần hoạt động song hành. Tuyên bố công khai như Tổng Thống Obama vừa thực hiện hết sức quan trọng, không riêng việc nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam, mà còn là dấu hiệu khuyến khích và công nhận những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.


Trả tự do cho tù nhân chính trị chỉ có ý nghĩa khi Việt Nam có Pháp quyền. Hoa Kỳ cần áp lực Việt Nam hủy bỏ những điều luật trái chống với các quyền quy định trên Hiến Pháp và Hiến chương LHQ.


Tại Việt Nam, các tôn giáo là những xã hội dân sự đích thực còn tồn tại. Phật giáo, là tôn giáo lớn cóf đông quần chúng với nền minh triết từ bi và hòa bình. Đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hà Nội nhắm bóp nghẹt xã hội dân sự. Hoa Kỳ cần áp lực để phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do cho hàng giáo phẩm, đặc biệt là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ; vì vậy cần lưu ý lời khuyến cáo của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại trong danh sách các Quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm (CCP).


Hoa Kỳ đang có cuộc Đối thoại Nhân quyền song phương với Việt Nam. Đối thoại là cần thiết. Nhưng không nên xem đối thoại như cứu cánh của chính nó. Hoa Kỳ cần có những điểm chuẩn cho việc cải tiến nhân quyền cụ thể, và bảo đảm rằng Việt Nam không sử dụng đối thọai nhân quyền như tấm chắn bảo vệ để lung lạc thế giới về những sai phạm và lợi dụng nhân quyền của Hà Nội.


Việt Nam đã ký kết các công ước nhân quyền quan trọng của LHQ, nhưng lại vi phạm trắng trợn các công ước này. Tôi xin kêu gọi Hoa Kỳ không bỏ phiếu hậu thuẫn Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 sẽ được bầu vào tháng 9 năm nay tại Đại Hội đồng LHQ ở New York.


Cuối cùng tôi xin thỉnh cầu Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn thuận và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012, số hiệu HR 1410, liên kết viện trợ với tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.






Wednesday, May 16, 2012

Graphene sẽ biến đổi thế giới

Graphene sẽ biến đổi thế giới

Copy từ:  Đỗ N. Tiêm's email

Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ đã phát hiện ứng dụng không giới hạn của loại vật liệu mới grapheme, một vật liệu công nghệ cao cứng hơn thép và nhẹ hơn cả lông chim. Dự báo vật liệu mới này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Mỹ, thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới.

Graphene được tạo thành từ một nguyên tử cácbon được 2 nhà khoa học người Nga Andre Geim và Konstantin Novoselov phát hiện 7 năm trước và đã đem lại cho 2 nhà khoa học này Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2010.




Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ dự báo graphene sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong thông tin không dây, đặc biệt con người có thể phóng vệ tinh với kích thước bằng tòa nhà nhiều tầng nhưng trọng lượng chưa bằng trọng lượng của miếng thịt nướng.

Người ta có thể tải về điện thoại thông minh một băng hình có độ phân giải cao chỉ trong thời gian tính bằng nano giây. Hãng sản xuất điện thoại thông minh sớm khai thác tính năng ưu việt của grephene sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điện thoại thông minh thế giới.



Trong y tế, nhờ grephene, các bác sĩ có thể sử dụng các loại dược phẩm mới với liều lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không gây hại những tế bào lành. Graphene có thể sử dụng chế tạo máu nhân tạo, giúp con người tránh được nguy cơ bị truyền máu nhiễm virus hoặc không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm các loại máu hiếm. Graphene có thể được sử dụng làm thuốc chữa bách bệnh cho người già.

Nhờ nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Wayne State thuộc bang Michigan (Mỹ), các bác sĩ có thể điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer bằng việc cấy các điện cực graphene vào não người bệnh. Các điện cực graphene có tuổi thọ tới 5 năm thay thế các điện cực chỉ có tuổi thọ tính bằng tháng như hiện nay, góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều triệu người bệnh trên thế giới. Các điện cực graphene cũng có thể được sử dụng điều trị hiệu quả những tổn thương cột sống và khiếm thị.

Chỉ mới 3 tuần trước đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện khả năng sử dụng graphene để kích thích sự phát triển của các mô trong cơ thể người. Ứng dụng này của graphene mở ra khả năng chữa khỏi các khuyết tật bẩm sinh về tim, căn bệnh đã được nghiên cứu điều trị thử nghiệm hơn 100 năm qua nhưng chưa thành công.

Trong lĩnh vực máy tính, nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Rensselaer ở bang
New York đã loại bỏ được trở ngại lớn trong lĩnh vực vi điện tử. Họ đã biến một tấm graphene siêu mỏng thành các bóng bán dẫn siêu nhỏ, mở ra khả năng chế tạo máy vi tính siêu nhỏ cũng như những vi mạch cứng siêu nhỏ trong tương lai.



Các nhà khoa học trên dự báo vào cuối thập kỷ này, thế giới có thể có máy tính kích thước đặt trong lòng bàn tay nhưng có sức mạnh tính toán bằng 10.000 máy tính hiện nay. Graphene cũng tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo màn hình siêu mỏng và siêu lớn. Người ta có thể mang tivi này trong túi đến bất cứ đâu và treo lên tường để thưởng thức các chương trình truyền hình.

Trong quân sự, các nhà khoa học Đại học
Texas ở thành phố Dallas đã sử dụng graphene để làm biến mất các vật thể khỏi tầm mắt của con người. Những tấm áo choàng vô hình này sẽ giúp tàng hình các phương tiện quân sự như xe tăng, pháo… thậm chí cả con người trước mắt đối phương.

Tóm lại, giới khoa học nhận định graphene sẽ góp phần định hình mọi lĩnh vực đời sống hàng ngày của con người vào cuối thập kỷ này./.


Sunday, May 13, 2012

Dương Nguyệt Ánh luôn nhớ ơn VNCH


Dương Nguyệt Ánh luôn nhớ ơn VNCH



Thân gửi đến các bạn thư trả lời của Dương Nguyệt Ánh một người luôn luôn ca tụng và nhớ ơn Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia tự do từ năm 1954 đến 1975. Mà trong đó chúng ta đã được vinh danh qua 2 bài viết:


1.- Thiếu Sinh Quân lừng danh quân sử




DƯƠNG NGUYỆT ÁNH - “BOM NHIỆT BỐI” VÀ BỌN “TRÍ THỨC ĐẦU RUỒI”!

Sau những biến động trong nước khi bọn CSVN quay ngược 180 độ từ Cải Cách Ruộng Đất của thập niên 50 với chiêu bài “lấy lại ruộng đất từ tay địa chủ để trao lại cho nông dân”; nay, bọn chúng lại phát động Chiến dịch Cưỡng Chế Ruộng Đất để “lấy lại đất đai từ nông dân về tay của chúng nó để chúng nó bán lại cho bọn “địa chủ đỏ”, chúng tôi có viết bài “Phải Chăng Trí Thức Ở Việt Nam Đã Diệt Chủng” sau 70 năm đảng CSVN thiết lập chế độ độc tài toàn trị? Có độc giả trách tôi: tại sao lại quá bi quan về những trí thức ở trong nước và những trí thức ở hải ngoại?

Xin thưa, chúng tôi không bi quan hay lạc quan để nhìn sự việc xảy ra. Chúng tôi chỉ căn cứ vào những việc đã xảy ra. Và chúng tôi viết là để phục vụ cho Lẽ Phải và Sự Thật, chứ không phải viết để nhận được những tràng pháo tay phù phiếm của độc giả hay những “âm binh” trên các diễn đàn điện tử!

Sau các biến động vừa xảy ra phải nói chúng tôi có phần bi quan về tình hình tranh đấu của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại; nhưng phải nói chúng tôi rất là phấn khởi khi đọc đuợc bức thư của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh gửi cho ban tổ chức cuộc “Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử” vừa được phổ biến trên các diễn đàn điện tử có nội dung như sau:

“From: Anh Duong [mailto: duongnguyetanh@verizon.net Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ]

Subject: Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Lịch Sử

Kính thưa ông Đại Sứ và tất cả quí vị trong ban tổ chức,

Khi nhận lời mời của anh Võ Thành Nhân để đứng trong ban tổ chức buổi Hội Thảo 35 Năm Nhìn Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử, chúng tôi đã rất hoan hỉ vì việc phục hồi danh dự cho QLVNCH là hoài bão mà chúng tôi hằng ôm ấp. Nhưng gần đây, nhận thấy ban tổ chức không muốn giải quyết những vấn đề mặc dù tế nhị nhưng quá quan trọng vì có thể phương hại đến mục đích tối hậu của buổi hội thảo, chúng tôi xin được rút lui.

1. Về vấn đề GS Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi chưa hề kết án ông ta là thiên cộng mà chỉ nêu lên quan tâm của chúng tôi về tư tưởng thiên tả theo lối tây phương của ông ta mà thôi - cái tư tưởng của nhóm người đã sỉ nhục quân dân VNCH ròng rã nửa thế kỷ qua. Cũng vì những việc làm của họ mà hôm nay chúng ta phải bỏ công sức và tim óc để tổ chức buổi hội thảo này.

Như chúng tôi đã khẳng định, tư tưởng thiên tả của GS Nguyễn Mạnh Hùng là do chính miệng ông ta nói ra và chính tai chúng tôi trực tiếp nghe. Chính ông Đại Sứ cũng đã có nhận xét tương tự về GS Hùng trong môi trường đại học, như ông ĐS đã chia xẻ trong buổi họp ngày 5 tháng 3 vừa qua. Vậy thì những quan tâm của chúng tôi không phải "hoàn toàn vô căn cứ" (“totally unfounded”) và dù đúng hay sai cũng không thể là "pure bull..." (xin lỗi, không phải chữ của chúng tôi) như ông HDN đã viết.

2. Ngoài GS
Nguyễn Mạnh Hùng, sự tham dự của cô Trần Thị Liên Hằng và ông Mai Viết Triết cũng làm chúng tôi rất quan tâm. Tôi vừa mới nghe rằng tư tưởng của cô Hằng "rất lung lay"; còn ông Triết đã từng ca tụng "Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước" và đã bị tát tai tại Paris về lời phát biểu này nhưng cho đến nay ông ta vẫn khẳng định là HCM có công. Tôi xin nhắc lại là tôi chỉ NGHE thôi chứ không kết án, nhưng vì tầm mức quan trọng của buổi hội thảo sắp tới chúng tôi cho rằng ban tổ chức không nên “take the risk”. Và cá nhân chúng tôi hoàn toàn không muốn đứng chung diễn đàn với họ.

3. Cảm nhận của chúng tôi là ban tổ chức không hoàn toàn độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng của một số người bên ngoài, nhất là trong những quyết định quan trọng.

Dù không còn làm việc chung, chúng tôi luôn luôn mong mỏi rằng buổi hội thảo sắp tới sẽ rất thành công.

XIN TRÂN TRỌNG YÊU CẦU BAN TỔ CHỨC THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH RÚT LUI NÀY CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ TRÁNH NGỘ NHẬN VỀ SAU.

Kính thư,
Dương Nguyệt Ánh”.

Phải nói đây là “trái bom nhiệt bối” mà chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh đã ném trên đầu bọn “trí thức đầu ruồi” và “bọn tay sai VC” tại hải ngoại.

Nhưng mà “bom nhiệt bối” là cái gì vậy?

Xin mời độc giả đọc trích đoạn bài “Phỏng vấn chuyên gia chất nổ Dương Nguyệt Ánh” phỏng vấn của báo Washington Post ngày Chủ Nhật, 30 tháng Tư năm 2006, do Nguyên Anh chuyển ngữ như sau:

“… Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom nhiệt bối (thermorabic) đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì trong tầm sát hại của nó. Được gọi là “bom diệt hầm ngầm”, đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đồi phương trong cuộc chiến A Phú Hãn sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, bà Dương Nguyệt Ánh đang trách nhiệm về việc phát minh ra các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố.

Được hỏi: "Bằng cách nào mà bà đã thúc đẩy nhóm chuyên gia của mình đạt tới thời hạn kỷ lục như thế?”, bà Dương Nguyệt Ánh cho biết:

“Đâu có động cơ nào thúc đẩy hơn vụ 911, những hình ảnh Ngũ Giác Đài, tòa Tháp Đôi và những người vô tội bị giết.”

Được hỏi: "Bà sẽ phản ứng thế nào trước những lời chỉ trích?” bà đã trả lời như sau:

“Người ta sẽ đặt vấn đề là tại sao tôi lại dùng trí thông minh và vốn liếng đào tạo mình để chế tạo bom (không dùng vào việc gì khác hơn ngoài tàn phá, hủy diệt) tuy nhiên đối với tôi việc trước tiên là phải bảo vệ binh sĩ chúng ta”.

Để trả lời một câu hỏi khác, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết:

Là một người tỵ nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những chiến sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà đã từng bảo vệ tôi có một cuộc sống an toàn”.

Bức thư trả lời từ chối tham dự cuộc “Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử” với 3 điểm rất rạch ròi quả là “một quả bom nhiệt bối” mà “chuyên viên chất nổ” Dương Nguyệt Ánh đã ném vào đầu bọn “trí thức đầu ruồi” - cái bọn thiên tả theo lối tây phương, cái bọn chứa trong đầu “cái tư tưởng đã sỉ nhục quân dân Việt Nam Cộng Hoà trong nửa thế kỷ qua” (mặc dù bọn chúng nó và gia đình chúng nó đã được sống yên ổn, ăn học nên người là nhờ vào những kẻ mà chúng nó đã lớn tiếng sỉ nhục - những kẻ đã hy sinh xương máu để bảo vệ chúng nó trong suốt 20 năm cuộc chiến miền Nam).

Bức thư trả lời từ chối tham dự cuộc hội thảo do tên Đại sứ VC tại Hoa Kỳ ra lệnh cho bọn “trí thức đầu ruồi” và bọn tay sai tổ chức của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh công bố quả là “một trái bom nhiệt bối” tạo ra một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì trong tầm tác hại của nó”.

“Công lao” của “tên trí thức đầu ruồi” “thiên tả theo lối tây phương” ở D.C. đầu tư trong bao nhiêu năm qua đã trở thành công cốc!

Công lao của tên cựu Đại Tá QLVNCH Mai Viết Triết “tay sai VC” ca tụng “Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước, CSVN có công với đất nước” trong bao nhiêu năm “đầu tư” vào cái gọi là Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đã trở thành công toi vì bị quả “bom nhiệt bối” của bà Dương Nguyệt Ánh hủy diệt không còn manh giáp.

Cụ Nguyễn Công Trứ, một kẻ sĩ toàn tài cách đây gần 250 năm đã trả lời đốp chát một nhà sư còn ngã mạn khoe mình:

“Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch nên người”.

Quả “bom nhiệt bối” của khoa học gia Dương Nguyệt Ánh dành cho bọn “bọn” trí thức đầu ruồi” và “bọn tay sai VC” rất đáng cho bọn “không quân thần phụ tử đếch nên người suy ngẫm” để mà “sống cho ra cái giống người!”.

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://nguyenthieunhan.wordpress.com


Saturday, May 12, 2012

Hứng

Hứng

Song Thao

Tôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết.

Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?

Ông kể với ký giả H.Đ.N.: “Mùa hè năm 1946, hướng đạo sinh Hà Nội gồm nhiều “đạo” (phiên đội) cả nam lẫn nữ tập trung ở ga Hàng Cỏ để đáp tàu đi dự trại hè tại biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Tôi bỗng để ý thấy trong đoàn có một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã và đặc biệt có đôi mắt tuyệt đẹp.

Nếu bảo rằng có “tiếng sét ái tình” thì quả thật tôi đã bị “đánh một quả” đến choáng váng. Đến nơi, đoàn tôi gặp may là được ở trong những biệt thự nhìn ra bờ biển của khu nghỉ mát do người Pháp vừa rút khỏi. Phía sau ngôi nhà bọn tôi ở có một giếng nước và không hiểu vô tình hay cố ý mà trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy ra giếng giặt áo. Lúc nào tôi cũng ngồi bên cửa sổ ngắm cô ấy.

Thỉnh thoảng cô ấy ngước mắt nhìn về phía tôi, mỉm cười khiến tôi xuyến xao quá đỗi… Trở về Hà Nội, gần như ngay lập tức tôi đi tìm nhà cô ấy. Hóa ra chúng tôi ở khá gần nhau. Và ơn trời, tôi phát giác ra: thằng Mỹ – đứa “đệ tử” vẫn đi theo tôi bấy lâu nay lại chính là em ruột của nàng.

Qua Mỹ, tôi biết nàng tên là Phượng. Từ đó, mỗi chiều, tôi thường xuất hiện trước cổng nhà nàng với một lý do rất ư chính đáng: rủ chú Mỹ đi chơi. Và như hiểu được tình cảm của tôi, những buổi chiều nàng cũng thường ra hiên nhà hóng mát hoặc rũ tóc bên thềm. Tôi nảy ra ý định viết thư cho Phượng, nhưng nghĩ đến tình huống nàng cầm bức thư và… xé tan tành, hoặc quẳng xuống đất thì có mà… độn thổ ! Cách đơn giản nhất là nhờ chú Mỹ làm “giao liên”.

Vậy là suốt 70 ngày, mỗi ngày một bức thư được Mỹ chuyển đến cô chị, nhưng tuyệt nhiên chẳng có hồi âm. Tôi nghi Mỹ “giếm” những bức thư đi, nó thề “bán sống, bán chết” đã chuyển rồi, còn tại sao không có thư trả lời thì “anh đi mà hỏi chị Phượng”. Tôi đau khổ, hoang mang…

Cho đến một chiều trước ngày Toàn quốc kháng chiến một tuần, Mỹ háo hức tìm tôi với bức thư hồi âm đầu tiên của nàng. Tôi run run mở bức thư có những con chữ tròn tròn, đều đều. Trong thư Phượng nói là cũng đã “để ý” tôi từ hôm gặp đầu tiên. Sở dĩ nàng không hồi âm là muốn thử xem tôi có phải là người đứng đắn không. Sau đó gia đình nàng tản cư về Hà Đông. Hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà Nội đến thăm nàng.

Ngạc nhiên trước “nhiệt tình” của tôi, bố mẹ nàng đã cho phép tôi đi chơi suốt một buổi dọc bờ sông Nhuệ (dưới sự giám sát của… Mỹ!). Đó là một lần bên nhau duy nhất, một ngày hạnh phúc ngập tràn. Chỉ một điều khiến tôi ân hận đến mãi bây giờ là đã không dám cầm tay Phượng, dù chỉ một lần”.
Cái tay ở gần kề mà không biết cầm khiến nhạc sĩ Lê Trạch Lựu mất luôn…vợ! Bởi vì sau đó chiến tranh bùng nổ nên đôi người đôi ngả. Ba năm sau, năm 1951, ông đi Pháp và từ ngày đó tới nay chưa hề trở về Việt Nam. Tình vào cuối thập niên 1949 chay tịnh như vậy. Có cái tay mà cũng không dám rớ tới.


Qua thập niên 1950, tình hình mặt trận yêu đương đã sáng sủa hơn nhiều. Nhà thơ Trần Dạ Từ, khi yêu, đã biết mi người tình, tuy cái mi còn như…hết hồn. Lần đầu ta ghé môi hôn / Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang. Từ thập niên 1960, tình yêu đã luồn lọt đến mọi khe hở. Nếu nhạc sĩ Lê Trạch Lựu yêu trong thập niên này thì tình hình chắc đã khác.

Nhưng nếu “em tôi” trở thành “madame Lê Trạch Lựu” thì thiệt hại vô số, giới thưởng thức nhạc chắc sẽ chẳng có “Em Tôi”. Tình dang dở mới là nguồn hứng để các văn thi nhạc sĩ sáng tác. Nếu vẹn câu thề rồi thì chỉ lo sản xuất các công dân cho tổ quốc, thơ thẩn nhạc nhiếc gì nữa.

Chuyện tình của các ông thi sĩ nhạc sĩ ngày xưa cứ lửng lơ con cá vàng như vậy cả. Có hai chàng nhạc sĩ xứ Quảng là Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca, cùng thầm yêu một cô gái tên Hồ Thị Thu. Khoảng thập niên 60, Thu khoảng mười tám đôi mươi, nữ sinh trường Trung học Tiểu La, Thăng Bình, Quảng Nam. Nàng có mái tóc dài, khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng.

Hai chàng nhạc sĩ lúc đó đều là học trò chân đất, bạn thân với nhau. Có lẽ họ cùng ấp úng như nhau. Nàng Thu đi lấy chồng sớm. Chồng của nàng là trai thời loạn, một Trung Úy Pháo binh tên Trần Đình Ái. Kể về cuộc tình này, anh Hồ Luân, anh rể của cô Thu và là bạn của cả Vũ Đức Sao Biển lẫn Đynh Trầm Ca cười hô hố:

Thằng Mạc Phụ (tên thật của Đynh Trầm Ca) quen con Thu là qua tui. Dạo đó tui để ý cô chị tên Liên. Liên bị bệnh, tui muốn đến thăm nhưng đi một mình thì hơi run, bèn rủ thằng Phụ đi theo. Ai dè, tới nhà Liên, hắn gặp cô em, đâm ra như mất hồn! Còn con Thu có tình cảm chi với Võ Hợi (tên thật của Vũ Đức Sao Biển) không thì tui không rõ. Nhưng mà tui thấy nhiều khi người ta hư cấu mà…hay quá trời, đến nỗi mình là người trong cuộc mà còn ngẩn tò te nữa đó!”.

Người trong cuộc chính cống là Thu. Hỏi thì nàng kể rất vui: “Dạo đó tôi với anh Đynh Trầm Ca cũng có tình cảm nhưng chỉ là tình cảm tuổi mới lớn. Hồi quen anh ấy tôi mới học lớp Đệ Lục trường Trung Học Tiểu La, nhưng rồi không duyên nợ. Tôi lấy chồng năm 1966, chồng tôi người gốc Hà Nội”.

Tới đây thì tôi muốn dấu một nụ cười. Không dấu thì tên Hà Nội là tôi chắc sẽ khốn với các ông bạn gốc Quảng như các ông Luân Hoán, Phan Xuân Sinh, Lưu Nguyễn tài hoa rất mực. Dù sao, mối tình ấm ớ của hai chàng nhạc sĩ Quảng với một người đẹp cũng cho giới thưởng ngoạn lời được hai bản nhạc rất nổi tiếng: “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển và “Ru Con Tình Cũ” của Đynh Trầm Ca. Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt / Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa / Hoàng Hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ / Về đồi sim ta nhớ người vô bờ.

Đó là tâm sự của ông Vũ Đức Sao Biển. Còn ông Đynh Trầm Ca thở than: Ba năm qua em trở thành thiếu phụ / Ngồi ru con như ru tình buồn / Xin một đời thôi tiếc thương nhau / Xin một đời ngủ yên dĩ vãng.

Nhà thơ Phạm Thiên Thư, nửa đời nửa tu, nhưng cửa Phật rộng mở cho những bóng hồng bước vào. Dù chỉ là những chiếc bóng thoáng qua trước cửa chứ chưa vào tâm hồn ông. Bài thơ “Vết Chim Bay” ông làm năm 24 tuổi được gợi hứng từ một cô nữ sinh thường vào sân chùa để học bài. Nàng đẹp thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhà tu họ Phạm tới làm quen.

Mới được một tuần, tình chưa bén, bóng nàng đã khuất. Nhà tu si tình ngồi ở sân chùa đợi mong bóng dáng nho nhỏ của người đẹp trở lại. Nhưng bóng chim tăm cá khuất nẻo. Nàng chẳng bao giờ về lại chốn cũ. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, leo lên gác chuông, nét phấn trắng ghi tên hai người vẫn chưa phai, lòng bâng khuâng chuyện cũ, chàng đề thơ.

Ngày xưa anh đón em
Nơi gác chuông chùa nọ.
Con chim nào qua đó
Còn để dấu chân in…
Anh một mình gọi nhỏ
Chim ơi biết đâu tìm.


Nhưng nàng thơ nổi tiếng nhất của nhà thi sĩ cửa chùa này là Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị Ngọ”. Tình yêu kiểu nhà tu là tình yêu chỉ phớt qua da. Phớt qua mà cũng…hứng ra gì. Chẳng gì cái tên Ngọ rất tầm thường đã được nâng lên thành thơ, rất thơ. Đó là cô bạn cùng lớp lại là hàng xóm của nhà thơ, người gốc Hải Dương. Hai lần gần gũi như vậy tưởng mối tình dễ bộc lộ.

Nhưng không, Phạm Thiên Thư còn tệ hơn Lê Trạch Lựu. Yêu ở trong lòng nhưng mồm miệng bị đóng khằn không mở ra được. Yêu trong thập kỷ 1970 mà cái miệng còn vướng víu như vậy thì chán thật. Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, nàng đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật với mái tóc dài xõa trên bờ vai mỏng. Chàng thi sĩ của chúng ta chỉ biết nhìn trộm. Khi tan trường, Hoàng Thị Ngọ một mình lẽo đẽo trên đường, nhà thơ lại chỉ lẽo đẽo theo sau.

Tệ! Vậy mà còn kể: “Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”. Tôi chán ông này quá. Nhưng cứ tình câm như vậy văn học lại có được một bài thơ hay.

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Con chim giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng


Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài


Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng


Cứ theo suông như vậy thì em có đi lấy chồng là chuyện dĩ nhiên. Em đi theo người, anh ôm mối tình si. Tình nở thành thơ. Thơ cũng như rượu, để lâu mới ngấm. Mười năm sau (lại mười năm, ông nhà thơ này coi bộ khoái con số mười của thời gian!), trở lại đường xưa, thơ mới da diết.

Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua


Được Phạm Duy phổ nhạc, Hoàng Thị Ngọ trở nên quen thuộc với cả nước. Theo nhà thơ thì nhan đề của bài thơ khác bản nhạc. Không phải “Ngày Xưa Hoàng Thị” mà là “Ngày Xưa Hoàng Thị Ngọ”. Không hiểu sao khi phổ nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy lại cắt bớt đi như vậy.

Phải công nhận là cái tên Hoàng Thị Ngọ bay cao đến như vậy là nhờ nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể nói là Phạm Thiên Thư tạo ra Hoàng Thị Ngọ nhưng Phạm Duy tô son trát phấn cho nàng. Chỉ một bóng hồng nhưng gợi ra được hai cái hứng cho hai nghệ sĩ, bên thơ bên nhạc.

Phạm Thiên Thư ỡm ờ trong tình yêu. Nhưng Phạm Duy chắt hết (rất kỹ) tình yêu. Ông chắt hơi kỹ với vụ mà báo chí thời cuối thập niên 1950 gọi là vụ “ăn chè Nhà Bè”.

Chuyện không tốt đẹp đã trở thành chuyện thương tâm cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ngày nay hai nạn nhân của vụ ăn chè này, hai chị em Phạm Thái Hằng và Phạm Đình Chương, đã ra người thiên cổ.

Hầu như chúng ta đều biết chuyện lùm xùm này nên chẳng cần nhắc lại, chỉ xin trích một câu trong cuốn Hồi Ký III của Phạm Duy: “Dù chưa đến độ lúc nào cũng đấm ngực thùm thụp để nhận cái tội gốc của những người mang số kiếp nòi tình, tôi luôn luôn buồn rầu khi phải nhắc lại mối tình cấm (amour défendu) mà tôi cả gan đi vào khi tôi mới ngoài 30 tuổi. Tôi chỉ buồn vì đã làm buồn lòng người vợ, người em. Buồn vì biết rằng những đổ vỡ này sẽ không bao giờ có thể hàn gắn được”.

Hậu quả của vụ này là cuộc ly dị giữa Khánh Ngọc và Phạm Đình Chương. Một bài báo của Sông Lô trên trang mạng DCVOnline mới đây đã ghi lại: “Nghe nói, sau khi ly dị, nhạc sĩ Phạm Đình Chương phải chịu cảnh gà trống nuôi con, ông cố gắng hát và sáng tác trở lại. Một đêm trên một sân khấu đại nhạc hội, ông gặp lại người cũ của mình và ông đã bị từ chối khi ngỏ ý muốn đưa nàng về nhà vì trời đang mưa.

Quá đắng cay, ông lặng lẽ về căn nhà với chập chùng kỷ niệm, nhìn mưa rơi mà lòng tan nát, tủi thương cho thân phận, ý định tìm chết bỗng chớm trong ông, nhưng tiếng khóc của trẻ thơ đã làm ông bừng tỉnh mà níu ông lại! Nhạc phẩm “Nửa Hồn Thương Đau” theo ý thơ Thanh Tâm Tuyền được ông sáng tác cũng vào cái đêm mưa hôm đó”.

Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu? Em ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu


Tâm sự của Phạm Đình Chương nhưng thơ của Thanh Tâm Tuyền. Hai người là bạn thân. Họ có cùng chung một hứng cảm chăng? Nghệ sĩ là những người có con tim mẫn cảm. Họ sống được trong tim nhau. Và họ trải được lòng mình cho những người thưởng ngoạn.

Phạm Đình Chương cùng quê Sơn Tây với nhà thơ Quang Dũng. Có lẽ cùng sinh trưởng nơi miền Bất Bạt nên họ đi vào lòng nhau. Mối tình của Quang Dũng với nàng thơ Akimi Nhật được ông cho vào bài thơ “Mắt Người Sơn Tây” được Phạm Đình Chương hứng thú thắp cao bằng nhạc. Chắc con tim của người Sơn Tây có chung nhịp đập! Nàng thơ tên Nhật, còn gọi là Akimi, là một thiếu nữ nhan sắc mà Quang Dũng ca ngợi bằng bốn câu thơ.

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên


Bốn câu gợi hứng từ vẻ đẹp thần kỳ của cô hàng nước ngỡ là con dân xứ Phú Tang này đã được Quang Dũng tự tay dán lên vách quán. Lúc đó Quang Dũng là Đại Đội Trưởng Trung Đoàn Tây Tiến đóng ở Hòa Bình. Mỗi lần nghỉ phép về thăm gia đình ở Phùng, nhà thơ thường tạt qua chợ Đại thăm người tình cũ tại quán cà phê của nàng.

Cảm hứng từ cô gái có cái tên Nhật Akimi đã cho chúng ta hai bài thơ “Mắt Người Sơn Tây”“Đôi Bờ” bất hủ. Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm / Em đã bao ngày em nhớ thương. Khi phổ nhạc, Phạm Đình Chương đã ghép hai bài thành một “Đôi Mắt Người Sơn Tây”.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mưa
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?


Nói về hứng khởi của người viết là nói chuyện vô cùng. Có thể đó là một bóng dáng chưa dám cầm tay của Lê Trạch Lựu, có thể là hai mối tình một chiều ấm ớ của Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca, có thể là mối tình câm của Phạm Thiên Thư, cũng có thể đó là nỗi đau một đời của Phạm Đình Chương hay có thể là mối tình chia ly của Quang Dũng.

Hứng còn có thể là một ánh mắt vu vơ, một bóng dáng nhạt nhòa, một cái vấp nhẹ của con tim hay một mối tình vô vọng. Đối với người sáng tác, cuộc đời ở mỗi mảnh, mỗi chốn, mỗi giây phút đều là những phút thần diệu của hứng khởi. Đúng lúc đụng vào con tim là…tóe ra thơ ra nhạc ra tranh ra văn.

Đêm qua, nghe văng vẳng mấy câu nhạc của những người Sơn Tây, tôi, một người Sơn Tây bất đắc dĩ, bỗng nổi hứng viết bài này. Phải nói cho rõ tại sao tôi lại là người Sơn Tây…dỏm. Nguyên ông bà cụ thân sinh ra tôi là người Hà Nội. Nhà cửa, gia đình nội ngoại đều ở Hà Nội. Ông cụ tôi bị đổi lên làm việc ở Sơn Tây và bà cụ sanh tôi tại đây.

Sanh tại Sơn Tây nhưng ông bà lại về nơi chôn nhau cắt rốn khai sanh cho tôi ở Hà Nội, đâu chừng mấy tháng sau đó. Việc di dời nơi sanh đã khiến tôi bị thiệt thòi: chẳng biết ngày tháng sanh chính xác để nhờ ông Võ Kỳ Điền bấm cho lá số tử vi! Nhưng chẳng cần tử vi tôi cũng biết số tôi là số con…dã tràng. Cứ miệt mài những chuyện không đâu! Thôi thì lại miệt mài vậy.

Chuyện hứng tới đây có thể chấm dứt được nhưng tôi lại muốn thòng thêm tí đuôi. Người Sơn Tây Quang Dũng, khi…đôi bờ với nàng thơ Akimi, ông đã hỏi: Em đi áo mỏng buông hờn tủi / Dòng lệ thơ ngây có dạt dào? Akimi đã đi rất xa. Năm 1954, nàng di cư vào Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do. Năm 1975, theo vận nước, nàng di tản qua Mỹ và hiện sống tại đây.

Tí đuôi nữa mà tôi muốn thêm là chuyện tình của người cùng ở thành phố Montreal với tôi, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu. Bài hát “Em Tôi” được ông sáng tác tại Pháp vào năm 1953 trong một lúc nhớ về người yêu cũ và gửi về cho nhà xuất bản Tinh Hoa ở Sài Gòn. Và bản nhạc trở thành một hiện tượng. Qua bạn bè còn ở Việt Nam, ông liên lạc được với cậu Mỹ, em của người đẹp Phượng.

Nhạc sĩ họ Lê kể tiếp: “Cậu ấy thư cho tôi ‘chị Phượng đợi anh suốt mấy năm mà anh vẫn bặt tin. Tưởng anh đã chết, chị để tang anh ba năm (nhiều người đi hỏi, chị vẫn lắc đầu). Nhưng…hôm qua là ngày cưới của chị ấy, ba mẹ thúc giục mà chị ấy đã 26 tuổi rồi’. Muốn cho nàng yên phận với chồng con, từ đó tôi không còn liên lạc gì với quê nhà”. Cuối năm 2009, nhờ một người bạn cũ, ông biết được số điện thoại của Phượng ở Hà Nội. Ông vội gọi về.

Đầu dây bên kia, từ Hà Nội, bà Phượng trả lời. Lê Trạch Lựu kể lại. “Tôi xưng tên, cô ấy cứ nhắc đi nhắc lại ba lần: anh Lê Trạch Lựu hả? như không tin là có thật. Khi tôi xác nhận là tôi, cô ấy òa ra khóc…Sau những ân cần hỏi han, Phượng kể: Anh ấy đeo đẳng Phượng trong bốn năm trời. Phượng nói Phượng đã có người, anh ấy cứ đeo đẳng. Phượng kể thật với anh ấy chuyện Phượng và anh, anh ấy chịu là trong lòng Phượng có một người…

Rồi tôi hỏi:”Phượng còn giữ những bức thư không?” Tôi muốn tìm hiểu lúc 16 tuổi tôi viết văn ra sao, chắc lủng củng lắm! Phượng bảo: “Em để vào một chiếc hộp chung với tập ảnh chụp hồi đó. Nó theo em đi tất cả mọi nơi, nhưng chồng em thấy em lúc nào cũng buồn, nói với em nên giấu nó vào một chỗ, lúc nào vui hãy mở ra. Thế là ông ấy bỏ vào đâu không rõ. Mấy năm sau ông ấy mất, tìm cái hộp khắp nơi mà không ra! Em nhớ anh viết dài…dài lắm. Hôm nọ muốn tìm cái hình anh ngày đó mà chẳng thấy. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may mà con cháu bữa đó không có ở nhà…”.

Thêm một tí đuôi nữa: hiện nhạc sĩ Lê Trạch Lựu sống với vợ là bà Danica, một phụ nữ Pháp gốc Ba Lan. Họ vẫn còn hít thở cùng một thứ không khí với tôi ở Montreal!

07/2011
Song Thao
Trích : Trịnh N Toàn  email  & Phiếm 11