Friday, May 18, 2012

Võ Văn Ái điều trần tại Quốc hội Mỹ

Võ Văn Ái điều trần tại Quốc hội Mỹ


Trích từ Đặng Đ. Tuân's email
WASHINGTON DC, ngày 15 May 2012 - Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ ba 15.5.2012, dưới tiêu đề « Bắt bớ trái phép các nhà dân chủ và tôn giáo tại Việt Nam » dày 21 trang, ông Võ Văn Ái điều trần tại phòng 340, công thự Canon, Quốc hội Hoa Kỳ, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, do Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội tổ chức (Tom Lantos Human Roghts Commission).


Ông Ái là Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động Cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Trong thư mời của Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos Quốc hội Hoa Kỳ gửi đi hôm 8.5.2012 đề xuất chủ đề nói trên khi viết : « Chúng tôi mong được ông tập trung nói về những bắt bớ tùy tiện và giam giữ các công dân Việt Nam giống như ông đã trình bày trong bài xã luận đăng trên The Wall Street Journal » (1).


Chủ đề chung của cuộc điều trần là « Việt Nam tiếp tục đối xử tồi tệ về Nhân quyền và Tự do tôn giáo ». Dịp này Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã mời ông Michael H. Posner, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Tiến sĩ Robert George, Ủy viên trong Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và bà Mai Hương Ngô, vợ của ông Nguyễn Quốc Quân, người Mỹ gốc Việt vừa bị bắt ở Saigon.


Xin tóm gọn bản điều trần của ông Võ Văn Ái sau đây. Mở đầu, ông Ái mói :  Ngày nay,nhiều người Mỹ nghĩ rằng quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Hà Nội thắt chặt nhờ nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện. Sự thật không phải thế. Bắt bớ trái phép, tra tấn và sách nhiễu hiện hữu trong đời sống người công dân thường nhật, đặc biệt với những ai biểu tỏ ý kiến trái chống với đường lối Đảng Cộng sản.


Việt Nam rêu rao tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhưng hố sâu cách biệt giữa khoa trương và thực tại ở Việt Nam. Tôi xin gửi đến cuộc điều trần này danh sách 177 tù nhân chính trị và tôn giáo mà tôi vừa nhận được từ Việt Nam, và tôi xin nêu ra đây một vài ví dụ trong danh sách này để minh họa cho bản chất Orwellian của hệ thống pháp lý tại Việt Nam ngày nay :


Vì biểu tỏ ôn hòa lòng yêu nước, blogger Điếu Cày, vừa được Tổng Thống Obama nhắc tới trong bài diễn văn nhân Ngày Tự do Báo chí, có thể lãnh án 20 năm tù. Lẽ ra ông bị đưa ra xét xử tại Saigon hôm nay, nhưng Hà Nội đã hoãn phiên xử sau lời tuyên bố của Tổng Thống Obama. Áp lực quốc tế có thể làm giảm án. Nhưng sự thật là Điếu Cày chẳng có tội gì để bắt giam.


Vì rải truyền đơn kêu gọi cho nhân quyền, ông Nguyễn Ngọc Cường và con ông bị kết án 9 năm tù ; Vì viết những bài báo đăng trên Mạng kêu gọi cải cách dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù. Vì sáng tác một bản nhạc kêu gọi lòng yêu nước được hàng triệu người Việt Nam hát, nhạc sĩ Việt Khang bị bắt, gia đình không được thăm nuôi. Vì tố cáo nạn công an giao thông tham nhũng, nhà báo Hoàng Khương, ký giả tuần báo Tuổi Trẻ bị sa thải và bắt giam.


Nhà hoạt động thợ thuyền trẻ, Đỗ Thị Minh Hạnh, bị 7 năm tù vì kêu gọi quyền công đoàn. Chị bị đánh đập trong khi thẩm vấn làm điếc một tai. Vì mưu cầu hệ thống pháp luật đòi hỏi công lý cho nhân quyền, luật gia Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù trong một phiên tòa giả trá.


Việt Nam cũng đàn áp khốc liệt các tín đồ tôn giáo. Để hiểu chính sách này, chỉ cần nhìn sự kiện Trung tướng Công an Phạm Dũng được công cử làm Trưởng ban Tôn giáo chính phủ hồi tháng 2 năm nay.


Hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bị sách nhiễu, quản chế thường trực. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị cao tăng được đề cử Giải Nobel Hòa bình, hiện bị quản chế không án lệnh tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon, sau hơn 30 năm bị tù đày.


Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, sức khỏe sa sút sau những lần đột qụy trong tù. Sau một năm chữa bệnh, ông bị đưa về trại giam để thi hành án lệnh 8 năm. Nhiều bloggers công giáo bị bắt giam trong những đợt bắt bớ năm ngoái. Trong số ấy, 10 người bị kết tội « phá hoại » có thể dẫn đến án tử hình.


Hàng trăm người Thượng Thiên chúa giáo và rất nhiều thuộc dân tộc Hmongs bị bắt, ít nhất có 16 tín đồ Hòa Hảo bị án tù nặng nề chỉ vì họ thực hành tín ngưỡng.


Tình trạng trong các nhà tù thiếu thuốc men, ăn đói và đối xử tồi tệ làm tê liệt sức khỏe người tù chính trị. Tại trại Xuân Lộc, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai Thị Dung, bị kết án 11 năm tù, hai chân bị liệt nhưng không được trạm y xá chữa chạy. Tù nhân Đỗ Văn Thái bị bệnh HIV-AIDS sau khi bó buộc dùng chung một dao cạo râu với tù nhân khác. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ suốt 35 năm ròng, gần như bị mù và tai điếc do chế độ nhà tù đối xử tồi tệ. Ông đã viết 500 lá đơn khiếu nại chính quyền rằng ông vô tội, nhưng chẳng bao giờ được hồi đáp.


Trong các nhà tù, tù nhân phải bỏ tiền túi mua những nhu cầu thực phẩm. Thường phạm được nhận từ gia đình mỗi tháng 2 triệu đồng (khoảng 96 Mỹ kim), nhưng tù nhân chính trị như Điếu Cày chỉ được nhận 500,000 đồng. Chẳng đủ thấm vào đâu cho sự sống còn tối thiểu. Căn tin do công an làm chủ bán giá 400,000 đồng một kí đường, 25,000 đồng một lon sữa hộp, hay 300,000 đồng nửa ký chả lụa.


Đông đảo nông dân bị bắt giữ, đánh đâp vì chống lại Nhà nước cưỡng đoạt đất đai của họ. Từ đầu năm tới nay, nhiều cuộc cưỡng đoạt đất đai bằng bạo lực xẩy ra tại Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, và Vụ Bản ở Nam Định do Công an cơ động của Bộ, Công an địa phương và Dân phòng đánh đập tàn nhẫn nông dân trên đất đai nhà cửa của họ, gây thương tích, chết chóc hay bắt bớ.


Không chỉ sử dụng bạo lực mà thôi, Việt Nam còn dùng lut pháp để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Trong Bộ luật Hình sự có cả một chương gọi là « an ninh quốc gia » xử tội bất cần phân biệt những hành xử bạo động như khủng bố, với hành xử tự do ngôn luận. Điều 4 trên Hiến pháp quy định sự độc quyền của Đảng Cộng sản, thực tế là ngăn cấm sinh hoạt đa nguyên và phát triển dân chủ. Pháp lệnh 44 cho phép công an quản chế những ai khác ý với chính quyền, đưa vào nhà thương điên hay trại lao động mà chẳng cần thông qua tòa án.


Nhân quyền mất hết ý nghĩa khi người bảo vệ nhân quyền không được tự do hoạt động. Dân chủ không thể phát triển khi mọi tiếng nói dân chủ bị bóp nghẹt. Vì vậy mà ưu tiên cần áp lực trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo. Để đạt mục tiêu này, nền ngoại giao công khai và kín đáo cần hoạt động song hành. Tuyên bố công khai như Tổng Thống Obama vừa thực hiện hết sức quan trọng, không riêng việc nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam, mà còn là dấu hiệu khuyến khích và công nhận những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.


Trả tự do cho tù nhân chính trị chỉ có ý nghĩa khi Việt Nam có Pháp quyền. Hoa Kỳ cần áp lực Việt Nam hủy bỏ những điều luật trái chống với các quyền quy định trên Hiến Pháp và Hiến chương LHQ.


Tại Việt Nam, các tôn giáo là những xã hội dân sự đích thực còn tồn tại. Phật giáo, là tôn giáo lớn cóf đông quần chúng với nền minh triết từ bi và hòa bình. Đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hà Nội nhắm bóp nghẹt xã hội dân sự. Hoa Kỳ cần áp lực để phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do cho hàng giáo phẩm, đặc biệt là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ; vì vậy cần lưu ý lời khuyến cáo của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại trong danh sách các Quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm (CCP).


Hoa Kỳ đang có cuộc Đối thoại Nhân quyền song phương với Việt Nam. Đối thoại là cần thiết. Nhưng không nên xem đối thoại như cứu cánh của chính nó. Hoa Kỳ cần có những điểm chuẩn cho việc cải tiến nhân quyền cụ thể, và bảo đảm rằng Việt Nam không sử dụng đối thọai nhân quyền như tấm chắn bảo vệ để lung lạc thế giới về những sai phạm và lợi dụng nhân quyền của Hà Nội.


Việt Nam đã ký kết các công ước nhân quyền quan trọng của LHQ, nhưng lại vi phạm trắng trợn các công ước này. Tôi xin kêu gọi Hoa Kỳ không bỏ phiếu hậu thuẫn Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 sẽ được bầu vào tháng 9 năm nay tại Đại Hội đồng LHQ ở New York.


Cuối cùng tôi xin thỉnh cầu Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn thuận và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012, số hiệu HR 1410, liên kết viện trợ với tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.






No comments:

Post a Comment