Thursday, July 4, 2013

Luật Obamacare kiềm chế lạm phát


Luật Obamacare kiềm chế lạm phát

 Hà Xuân Thụ

Nhiều bất mãn khi những sự thật được phơi bày từ bài viết dưới đây của đài VOA tiếng Việt như là:

Người sống ở California sẽ phải trả tiền chữa bệnh nặng gấp bội so với các tiểu bang khác. Hoặc không thể tưởng tượng nổi 90 phút chữa bệnh của bà Tatyana Schum. Hóa đơn $18,000.00 may nhờ có Michelle Katz tiền giảm xuống còn $10,000.00

Và đó là nguyên nhân chính yếu mà dân chúng Mỹ đã  bầu chọn Tổng Thống Obama tái đắc cử.  Để đạo luật y tế Obama Care đã được Tối Cao Pháp Viện thông qua phải thành luật để kiềm chế tỉ lệ gia tăng lạm phát. Đồng thời ngăn cản chận đứng những lòng tham vô đáy của đảng Cộng Hòa và bọn tài phiệt tư bản, bệnh viện, bác sĩ luôn luôn cố tình ăn cướp tiền bạc của dân chúng vì  ai già mà không bị bệnh.


Người Mỹ không bảo hiểm đối mặt với nhiều bất lợi


28.06.2013

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-khong-bao-hiem-phai-doi-mat-voi-nhieu-bat-loi/1690018.html

Đi vào hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ có thể làm nản chí, nhất là đối với khoảng 30 triệu người tại nước Mỹ không có bảo hiểm y tế. Trong Câu chuyện nước Mỹ tuần này, mới quý thính giả theo dõi bài viết của Thông tín viên Đài VOA Carla Babb về chi phí bảo hiểm y tế. Những bệnh nhân không có bảo hiểm không những chỉ phải đối mặt với chi phí bảo hiểm sức khỏe không quản lý nổi nhưng cũng đau đầu vì những hóa đơn về thuốc và những chi phí khác gây hoang mang trong thời gian nằm bệnh viện.

Bà Tatyana đang nằm nhà với con chó thì cảm thấy nóng như lửa đốt toàn thân. Bà nói:


“Tôi chưa bao giờ cảm thấy đau đớn không thể tưởng như vậy.”

Cơn đau xuất phát từ túi mật bị viêm đã phải giải phẫu khẩn cấp để cắt đi. Và phẫu thuật trong 90 phút đó tốn hết khoảng 18.000 đô la. Bà Tatyana nói tiếp:
“18.000 đô la dường như là chuyện điên khùng, Nhưng làm thế nào bạn biết được?”


Theo như Bác sĩ Gerard Anderson, Giám đốc trung tâm Gerard Anderson về Tài chính và Quản lý Bệnh viện thì bạn không biết được
.

“Nếu bạn đến một bệnh viện tại Mỹ và bạn muốn biết bạn được tính bao nhiêu tiền cho việc chụp hình nội tạng bằng cộng hưởng từ MRI hay một ngày nằm bệnh viện hoặc bất cứ chuyện gì khác nữa thì bệnh viện sẽ không nói cho bạn biết và luật lệ cũng không bắt buộc bệnh viện phải nói cho bạn biết.”

Bà Tatyana Schum nói tiếp:

“Thật khó cho tôi có thể chấp nhận được và tôi nói cho bạn biết tại sao- Đó là vì mọi người sẽ cần đến bệnh viện vào một lúc nào đó.”
. Chúng tôi mang hóa đơn thu tiền của bà Schum cho bà Michelle Katz, một y tá và đồng thời là tư vấn về bảo hiểm sức khỏe. Bà đã viết hai cuốn sách về cách thức giảm bớt chi phí bệnh viện. Bà Karz cho biết bệnh nhân có thể tìm thấy những chi phí cộng thêm hay là những sai lầm trong mã số của hóa đơn. Bà nói:

“Bạn có biết là khi bấm trên iPhone và bạn vô tình bấm vào chữ P thay vì chữ O không? Và việc này xảy ra cho mọi người, và không may đây là mã số của 50 đô la so với mã số 1.000 đô la.”


Hãy nhìn vào hóa đơn tính tiền của bà Schum. Giải phẫu túi mật được xem như là một vấn đề không nặng lắm, hay mức 3 nói theo “thuật ngữ của bệnh viện”. Nhưng ở đây, bạn thấy bà bị tính tiền nằm bệnh viện ở mức 4 - hay là mức bệnh nặng.

Bà Katz nói đôi khi bệnh viện tính tiền một bệnh nhân theo một mã số bao gồm cả những thứ đã được tính rồi.


“Đại loại như mua một ‘Bữa ăn có kèm theo đồ chơi để thu hút trẻ em’ tại nhà hàng McDonald và biết được món này có những gì, nhưng rồi bạn lại bị tính tiền thêm một miếng thịp kẹp mà bạn không đặt mua.”

Và đừng quên chi phí cao của thuốc men và những thứ khác. Những cái này được tính tới 60 đô la sao? Một bịch nước muối hay còn gọi là dung dịch muối. Bạn có thể mua trên mạng với giá chưa tới 2,5 đô la mỗi bịch.

Bác sĩ Gerard Anderson thuộc trung tâm Tài chính của bệnh viện John Hopkins nói:

“Và bạn nói ‘nhưng giá đâu đến 60 đô la’. Và bệnh viện nói đây là giá trong bệnh viện.”

Bà Schum mang tất cả những hóa đơn đến bệnh viện và bác sĩ cố giảm bớt số tiền được ghi trên hóa đơn. Cuối cùng bệnh viện đồng ý giảm các hóa đơn của bà từ gần 18.000 đô la xuống còn 10.000 đô la.

Bà Schum nói: “Thật đáng ngạc nhiên. Và số tiền này dễ xoay sở hơn.”

Bệnh viện cũng cho bà một thời biểu trả tiền phù hợp với lợi tức của bà. Và bà hy vọng các bệnh viện sẽ bắt đầu minh bạch hóa các chi phí cho các bệnh nhân để mọi người có thể biết được là họ được chăm sóc chu đáo với chi phí phải chăng.


Người Mỹ thích cho rằng việc chăm sóc sức khỏe của họ là tốt nhất. Tuy nhiên theo một ước tính mới đây của CIA, tuổi thọ của người Mỹ đứng thứ 51 trên thế giới. Và phí tổn thì sao? Người Mỹ trả ít nhất gấp đôi về bảo hiểm sức khỏe nhiều hơn hầu hết các nước phát triển, trong đó có Anh và Pháp. Những chi phí này giáng những đòn mạnh vào những người Mỹ không có bảo hiểm và thay đổi tùy theo từng bệnh viện một.

Bà Rickey Dana là một trong hàng triệu người Mỹ bị bệnh kinh niên. Bà nói: “Tôi thường thức giấc vào nửa đêm, nôn ra tất cả những gì tôi đã ăn còn lại trong bao tử. Thật là một tai họa.”

Bà được chuẩn đoán mắc một loại bệnh do con ve gây ra. Tình trạng bệnh hoạn có sẵn của bà đã khiến cho các công ty bảo hiểm hoặc là từ chối hay đề nghị những loại bảo hiểm không kham nổi. Và hóa đơn tính tiền vẫn tiếp tục cộng thêm.
Bà Rickey Dana nói:
“Tháng Ba, tháng Ba, tháng Ba, tháng Ba. Những hóa đơn trong tháng Ba đến hạn trong vòng một tuần lễ.”

Bác sĩ cho bà dùng bốn loại thuốc khác nhau và bà nói một viên có giá 25 đôla. Bác sĩ nói bà cần phải nghỉ ngơi. Nhưng điều bà có thể nghĩ đến là làm thế nào qua được sau khi mất việc và chồng chất hàng chục ngàn đô la hóa đơn tiền thuốc. Bà Dana nói:

“Tôi phải trả tiền thuê nhà, và bác sĩ tính tôi 400 đô la 30 phút tư vấn. Nhưng bác sĩ lại không muốn tôi bị căng thẳng trong cuộc sống.”

Những dữ kiện mới được chính phủ công bố trong tháng này cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe thay đổi từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Ví dụ cùng một dịch vụ có thể tốn 12.000 đô la hay 37.000 đô la tại Arkansa, từ 35.000 đô la cho đến 100.000 đô la tại các bệnh viện khác nhau ở California, và tốn từ 14.000 đô la cho đến 32.000 đô la tại Virginia.


Bác sĩ Gerard Anderson, đứng đầu trung tâm Hopkins về Quản trị và Tài chính của Bệnh viện. Ông nói các bệnh viện đã tính nhiều tiền từ 30 năm qua đến nỗi họ không dính líu gì đến phí tổn hiện tại.
Ông nói: “Đây không phải là giá cả của các chi phí. Không phải là chi phí về y tá hay lao động. Đây là những gì họ chọn để tính tiền.”

Bà Michelle Katz là một y tá và tư vấn về bảo hiểm sức khỏe. Bà nói tập tục tính chi phí như thế này là không công bằng.

“Cần phải có những quy định, cần phải có sự minh bạch, nếu tôi vào bệnh viện tôi biết là tôi sẽ không mang nợ vì vào bệnh viện.”

Bà Rickey Dana lục tìm các hóa đơn và chỉ ra một hóa đơn 7.000 đô la.


Hàng triệu người Mỹ như bà Dana hy vọng khi một phần quan trọng trong luật cải tổ bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Obama sang năm có hiệu lực sẽ giải quyết được những loại chi phí cao vọt như thế này. Luật Bảo hiểm sẽ giúp cho hàng chục triệu người Mỹ tiếp cận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên bác sĩ Anderson nói những hóa đơn tính tiền trái ngược nhau và không lường được sẽ không giảm bớt.

“Luật Obama
Care này sẽ không đưa các chi phí trở lại bình thường và hợp lý. Luật chỉ kiềm chế tỉ lệ gia tăng.”

Bà Dana nộp đơn xin trợ giúp tài chính và tiền thuốc thang của bà được giảm từ 40.000 đô la xuống còn 10.000 đô la.

Tuy nhiên ngay cả chi phí chỉ còn hai con số nhưng cũng là một gánh nặng đối với bà làm cho bà không có sự lựa chọn nào khác là rời bỏ nhà để tìm một nơi khác ít tiền hơn để sống.


 

No comments:

Post a Comment