Sunday, July 28, 2013

Trương Tấn Sang lỡ nước cờ hay

Trương Tấn Sang lỡ nước cờ hay

Tác giả:  Nguyên Anh
Copy từ Lam N Đảnh email
Phụ họa: Hà Xuân Thụ

 
Chuyến công du Mỹ của chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang hay còn gọi là anh Tư, đã hoàn toàn thất bại! Ngoài việc nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm nay. Trương chủ tịch không còn cái gì đem về VN khi Mỹ đã nắm hết thóp tình hình chính trị VN hiện nay.

Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ. Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn. Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn Mỹ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông. Và cuối cùng Trương Tấn Sang về với hai bàn tay trắng!

Trương Tấn Sang đã bỏ lỡ một nước cờ quan trọng khi mình có cơ hội thay đổi thể chế chính trị của VN. Nhưng do tâm lý ngàn đời ưu việt của chế độ CS Trương Tấn Sang vẫn duy ý chí nghĩ rằng mình là quan trọng so với Mỹ. Và anh thất bại hoàn toàn! Về Dân chủ và Nhân quyền anh thừa nhận hai quốc gia vẫn còn khác biệt. Nhưng thật ra anh và đội ngũ chuyên gia cò mồi của anh thất bại vì những lý do:

-  Không có thành tâm thay đổi nước VN như là Miến Điện chẳng hạn, mà chỉ cầu cạnh một quốc gia Mỹ hùng mạnh bảo vệ một chế độ VN Cộng Sản độc tài, bán nước để tiếp tục ăn trên ngồi trốc.

-  Đòi hỏi hạ mức thuế quan trong khi nước anh đánh thuế thẳng tay hàng nhập khẩu.


Rõ ràng là giữa  một ý thức hệ Cộng Sản lẹt bẹt cuối bảng thế giới của Việt Nam và một nền dân chủ nhân quyền dẫn đầu toàn thế giới như Hoa Kỳ thì không thể nào gọi là bình đẳng được khi khác biệt quá lớn lao cho nên gọi là khập khiểng thì đúng hơn.

Nếu Trương Tấn Sang mong muốn Hoa Kỳ đáp ứng thì đã phải chuẩn bị trước khi đi, phóng thích ngay các tù nhân lương tâm và tôn giáo hay ít ra cũng cam đoan với Mỹ sẽ thả họ ngay sau khi về nước thì mới hy vọng vào được
TPP.

Trương Tấn Sang mong muốn Mỹ sẽ giúp VN về quân sự nhưng ngược lại Mỹ chỉ nhìn thấy những vi phạm trầm trọng về quyền con người thì họ sẽ nghĩ tại sao họ phải giúp một chế độ vô luân và phi nhân trong khi họ là tấm gương cho các quốc gia khác?

Nếu Trương Tấn Sang thật lòng thì phải có thiện chí cởi mở và cùng bàn với các chính khách Hoa Kỳ làm cách nào để VN trở thành một quốc gia hùng mạnh, Dân chủ, đa nguyên.

Khi ấy thì mọi chuyện sẽ khác, và anh không bị dội một gáo nước lạnh vào mặt như hiện nay. Một thằng nghèo đi cầu cạnh thằng giàu mà còn chảnh choẹ sao được hở Trương Tấn Sang? Quên chuyện đó đi, đừng có nằm mơ nữa!

Bài học hôm nay là một bài học đắt giá cho những cái đầu giáo điều CS và đừng bao giờ nghĩ cái chủ nghĩa CS là ưu việt khi thế giới nhìn vào đánh giá: Nói một đằng làm một nẻo! Và muốn lập lại điều kiện đó một lần nữa chắc Trương Tấn Sang không còn cơ hội đâu...

Friday, July 26, 2013

Middlebrook không nhận 60 triệu đô từ TC


Middlebrook không nhận 60 triệu đô từ TC

 Trích từ Phạm V Lý email

Không ai còn lạ lẫm về việc trình độ khoa học của Trung Cộng ngày càng tiến nhanh là do gián điệp đi đánh cắp công nghệ của các nước Tây phương và nhất là dùng tiền để chiêu dụ các khoa học gia tài giỏi trên thế giới về hợp tác.

Tiến sĩ Jeffrey van Middlebrook, một khoa học gia tài danh người Mỹ đã từ chối 60 triệu Dollars khi Trung Cộng đưa ra để chiêu dụ và mời ông về hợp tác cho một dự án khoa học quan trọng.  Bởi vì lương tâm không cho phép ông hợp tác với nhà cầm quyền Tàu Cộng chuyên chà đạp nhân quyền và chủ trương giết người ăn cướp nội tạng.


Năm 2006 TS Jeffrey van Middlebrook đã thành công phát triển một phương pháp có thể tách rời các loại khí Carbon Diocid CO2, Lưu huỳnh Diocid SO2, Hydro Sunfua H2S và vài loại khí khác từ khí thải và đổi thành dạng lỏng. Phương pháp này rất hấp dẫn cho Trung Cộng vì  những nhà máy đốt than để sản xuất điện đang gây ra những hiểm họa tàn phá môi trường sống.

Biết được tin này, Trung Cộng đề cử một khoa học gia gốc Tàu đến xin hợp tác cùng với đề nghị hấp dẫn: Nhà nước Trung Cộng sẽ cung cấp 60 triệu Mỹ kim, các phòng thí nghiệm, nhiều khoa học gia và kỹ sư cho TS Jeffrey van Middlebrook để nghiên cứu nhằm đưa phương pháp của ông trở thành ứng dụng cho kỹ nghệ.

Những hứa hẹn đưa ra đã làm cho TS Jeffrey van Middlebrook chao đảo, nhưng cuối cùng ông đã từ bỏ quyết định đi sang hợp tác với Trung Cộng sau khi được thông tin, nhà nước này chủ trương cướp nội tạng của hàng ngàn tù nhân.

Trả lời báo chí trong một cuộc phỏng vấn, TS Jeffrey van Middlebrook cho biết ông đã từng chao đảo vì số tiền 60 triệu Dollar rất quyến rũ nhưng cuối cùng lương tâm ông không cho phép nhận tiền từ đảng Cộng Sản Trung Cộng đảng cầm quyền một nhà nước vi phạm nhân quyền trầm trọng, ông quyết định từ chối hợp tác.

Ông còn cho biết đã có người hỏi ông vì sao lại từ chối số tiền dành cho việc nghiên cứu một phương pháp đem lại lợi ích cho toàn thế giới, ông đã trả lời, ông không thể nhận đồng tiền dính máu nhân dân, đồng tiền do nhà cầm quyền Bắc Kinh giết người để bán nội tạng mà có. 

"Tôi có thể nhìn vào trong kính soi mặt mà không hổ thẹn. Tôi không nhận một xu của một nhà nước sát hại người dân của họ" là câu kết luận trong một buổi trả lời phỏng vấn của ông dành cho báo chí làm cho một số nhà khoa học, doanh nhân trên thế giới cần phải suy nghĩ lại về những hành động tiếp tay với nhà nước vô đạo lý Trung Cộng này.

Giết tù nhân để mổ cướp lấy nội tạng để bán cho những khách hàng bệnh nhân đang đợi sẵn do nhà nước Trung Cộng chủ trương đã bị phanh phui từ hơn một thập kỷ qua.  Mãi đến năm 2006 thế giới mới thực sự nguyền rủa nhà nước này sau khi Luật sư David  Matas  và David Kilgour  nguyên dân biểu và thứ trưởng chuyên về khu vực Á Châu và Thái Bình Dương của chính phủ Canada chính thức công bố báo cáo điều tra. 

 Những lời tố cáo nhà cầm quyền Trung Cộng từ năm 2000 đến năm 2005 đã thực hiện hơn 60,000 vụ giải phẫu cướp bộ phận Nội Tạng của những người tù Pháp Luân Công, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ trong khi những người này vẫn còn sống cũng như không được sự đồng ý của những nạn nhân này. Các nạn nhân bị giết ngay tức khắc sau khi bị giải phẫu, xác của họ được đưa vào lò thiêu để phi tang.

Sang tháng 11 năm 2007 một phiên bản báo cáo do David  Matas và David Kilgour  đưa ra dưới nhan đề Thu Hoạch Đẫm Máu: Báo cáo điều tra về tố cáo mổ cướp bộ phận nội tạng của tín hữu Pháp Luân Công tại Trung Cộng gây xúc động trên toàn thế giới và nhất là các cơ quan bảo vệ nhân quyền hoạt động độc lập và các chính phủ.

Một động thái khác để minh chứng những hành động dã man giết tù nhân đánh cướp Nội tạng của đảng Cộng Sản Trung Cộng, vào tháng Giêng  2013 trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Châu Âu.  Nhà báo Ethan Gutmann và BS Li Huige hiện đang hành nghề tại Đức đã trình bày những tài liệu liên quan đến những lời khai của các bác sĩ, những cuộc phỏng vấn các nhân chứng còn sống.

Kết quả điều tra của một số tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhất là những lời khai của một cựu cán bộ người Tàu đang trốn chạy lánh nạn tại Âu châu, ông là người đã từng trực tiếp thi hành các vụ tử hình tù nhân để lấy nội tạng.

Kết quả buổi điều trần cho thấy không ai còn nghi ngờ gì nữa về những lời lên án đảng Cộng Sản Trung Cộng cướp nội tạng các tù nhân.

Phương Tôn

The Inventor Who Refused US$60 million to Keep His Conscience Clean

In 2006, the polymath inventor Jeffrey Van Middlebrook figured out a way to sequester gas from waste combustion that, if brought to an industrial scale, could be worth a fortune.

The Chinese government was deeply interested in Middlebrook’s invention because of its potential application in advancing clean coal technology. China is the world’s largest consumer of coal and has an enormous amount of pollution resulting from burning it to generate electricity. Around half a million people per year die prematurely due to air pollution-related illnesses in China.

Also, the burning of coal contributes significantly to the black smog that chokes China’s cities. Affiliated with a university in China and backed by the Communist Party’s deep coffers, they offered him and a business partner a US$60 million budget in research and development funding.

But then, Middlebrook began reading in the news that Chinese military hospitals had harvested the organs from tens of thousands of prisoners of conscience, predominantly practitioners of Falun Gong, a peaceful spiritual discipline. He read about mind-bending torture and the unyielding state-led persecution from Chinese officials.

As Middlebrook started reading that he became morally conflicted. “Here’s a foreign government holding money under our noses, and then I start reading about horrific things in China. I thought: ‘I can’t do this. I can’t take this money. No matter how much my technology means, no matter how much they are going to invest, I cannot take China’s money.”



Friday, July 19, 2013

Di chúc của nhà triệu phú


Di chúc của nhà triệu phú

 Trích từ Tôn L Châu’s email

…”Vào những năm sau này, ông đã tham vấn Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi…”

Ba mươi năm trước đây tại thủ đô Washington, D.C., vợ của một nhà doanh nhân đã bỏ rơi chiếc ví của cô ấy tại bệnh viện trong một đêm mùa đông. Nhà doanh nhân này rất lo lắng và quay lại bệnh viện để tìm ngay trong đêm đó, bởi vì trong chiếc ví không chỉ chứa $100,000 mà còn có cả các tài liệu marketing rất quan trọng.

Khi người doanh nhân vội vã tới bệnh viện, ông ta nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn nằm ngay dưới chân bức tường hành lang, đang run lên vì lạnh, và trong tay cô gái đó có chính xác chiếc ví mà vợ ông đã bị mất.

Cô gái tên là Hiada, cô tới bệnh viện để đưa người mẹ đang bị ốm tới khám bác sĩ. Người mẹ và cô con gái, hai người đang dựa vào nhau để sống, họ rất nghèo, họ bán mọi thứ đáng giá và gom góp chỉ vừa đủ số tiền để nhập viện và ở bệnh viện trong một đêm. Không có tiền, họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện vào ngày tiếp theo.

Đêm đó, Hiada đã bị bỏ lại bơ vơ trong hành lang của bệnh viện. Cô ấy cầu nguyện xin Chúa nhân từ cứu giúp và hy vọng sẽ gặp được một quý nhân nào đó sẽ cứu giúp được mẹ cô. Đột nhiên, một người phụ nữ đi từ trên hàng lang xuống và đã đánh rơi chiếc ví mà không hề để ý và vội vã đi qua, có lẽ bởi vì cô ấy đang phải mang một thứ gì đó trên tay. Hiada là người duy nhất ở hành lang lúc đó, cô đã tới và nhặt chiếc ví lên. Khi cô chạy tới sau cánh cửa phía sau người đàn bà kia, thì bà ấy đã ở trên ô tô.

Hiada quay trở lại phòng bệnh viện. Khi mở chiếc ví ra, cả hai mẹ con đều sock vì số tiền quá lớn. Họ đều ngay lập tức nghĩ rằng số tiền kia sẽ có thể giúp mẹ cô ấy chữa bệnh. Tuy nhiên, người mẹ đã nói với Hiada quay lại hành lang và đợi người đánh rơi kia quay lại để tìm.

Bất chấp mọi nỗ lực giúp đỡ cứu chữa của nhà doanh nhân, mẹ của Hiada đã ra đi và để người con gái nhỏ ở lại một mình. Sau đó,nhà doanh nhân đã giúp đỡ cô con gái nhỏ bé kia, người đã mất đi cả gia đình. Người mẹ và cô con gái không chỉ giúp người doanh nhân lấy lại $100,000, mà quan trọng hơn là những tài liệu marketing đã giúp nhà doanh nhân về sau thành công hơn bao giờ hết và trở thành một nhà triệu phú chỉ sau đó không lâu.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiada, (với sự giúp đỡ của nhà doanh nhân), cô đã trợ giúp cai quản việc kinh doanh của nhà triệu phú. Mặc dù nhà triệu phú không bao giờ bổ nhiệm cô vào một vị trí nào thực sự, nhưng trải qua rất nhiều thời gian thử thách và học tập, những kinh nghiệm thông thái của nhà triệu phú đã ảnh hưởng tới cô, giúp cô trở thành một nữ doanh nhân thực sự.

Vào những năm sau này, ông đã tham vấn Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi:

“Trước khi tôi biết Hiada và mẹ cô ấy tôi đã thực sự mất hết tiền, nhưng khi tôi đứng trước bà mẹ và cô con gái, người đã tìm thấy một số tiền rất lớn của tôi khi mà họ đang trong cảnh bệnh tật và nghèo đói nhưng vẫn không màng tới số tiền của tôi, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu nhất. Họ đã giữ được những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con người mà một người doanh nhân như tôi còn thiếu.

Tiền của tôi có được phần lớn là do những trò tiểu xảo và tranh nhau với người khác. Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ. Tôi cứu giúp Hiada không chỉ vì trả ơn hay vì sự cảm thông. Mà là vì tôi thấy cô ấy như một hình mẫu chuẩn mực của một con người.

Khi cô ấy ở bên cạnh tôi, tôi sẽ luôn nhớ rõ rằng tại bất kỳ thời điểm nào cái gì tôi nên làm, cái gì không, tôi nên kiếm tiền thế nào, tôi không nên kiếm thế nào. Đó là lý do cơ bản cho sự thịnh vượng trong kinh doanh của tôi sau này và khi tôi đã trở thành nhà triệu phú. Sau khi tôi chết, hàng triệu đô la của tôi sẽ kế thừa lại hết cho Hiada. Đó không chỉ là để cho mà nó sẽ mang lại thành công hơn và thịnh vượng hơn cho việc kinh doanh sau này. Tôi tin chắc rằng người con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được những suy nghĩ của cha mình.”

Khi người con trai của nhà triệu phú đi du học trở về, anh đã đọc rất kỹ bức thư của cha và ngay lập tức ký các giấy tờ chuyển nhượng mà không một chút đắn đo gì : “Tôi đồng ý để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada sẽ trở thành vợ của tôi.”

Sau khi đọc xong và nhìn thấy chữ ký của người con trai nhà triệu phú, Hiada đã nghĩ rất nhanh và đã ký vào: “Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả người con trai của ông”.

 

Thursday, July 18, 2013

Cả nước đã bị lừa


Cả nước đã bị lừa

 
Tác giả: Châu Hiển Lý        Sưu tầm: Phạm Đ Mậu.

 
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

 
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

 
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam , xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

 
Nhìn lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :

_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?

_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?

_ Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?

_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?

 
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?

_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?

_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?

_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?

Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?

_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?

Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghỉa.

 
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

 
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.

 
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .

 
Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương. Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.

 
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

 
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.

 
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối , những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…

 
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.

 
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.

 
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống… Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

 
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang , vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian . Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

 
Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vủ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

 
Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.

 
Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.

 
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại ! Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình . Đảng sẻ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.

 
Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”

 
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại. Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :


"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"

 
Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ? Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?

 
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai ! Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

 
Châu Hiển Lý





 
 
 
Bộ đội tập kết 1954

 

Sunday, July 14, 2013

Facebook đòi Casey trả 6 ngàn đô la

Facebook đòi Casey trả 6 ngàn đô la

Tin tức ngày thứ Sáu 7/12/2013 cho biết cô bé Casey Snook 14 tuổi theo mẹ du lịch New York từ London, Anh Quốc. Chụp hình kỷ niệm bằng Smart phone và gửi hình qua facebook cho bạn bè đã phải trả tiền gửi hình đến 6,000.00 đô la.

Khi du lịch ngoại quốc ai cũng phải giới hạn khi dùng smart phone liên lạc.  Casey tốn nhiều thời gian xử dụng facebook để nạp hình ảnh từ điện thoại rồi phải dùng cả đến Internet G4 gửi hình đi. 

 

Casey Snook and Mom


Teen Hit with $6,000 Bill After Using Facebook During NYC Vacation

 12 July 2013

 Casey Snook, a 14-year-old girl from England, unknowingly racked up a $6,000 phone bill by uploading photos to Facebook while on vacation in New York City, according to a story published Friday in the New York Post. 

More on Yahoo! Shine: 15 Ways to Trick Yourself Into Saving Money

During the five-day trip with her mother, Kate Snook, Casey snapped photos of the
Empire State Building, Times Square, Grand Central Station, and Central Park. Eager to share her travels with her friends, she uploaded the photos to Facebook. But since Casey hadn’t blocked her “data roaming” function, all that time spent on the Internet added up.  

More on Yahoo!
How Home Appliances Can Help Save Money on Bills

According to the Post, the family only found out about the phone bill only when Casey’s father, Victor (whose name was on the cell phone account), called Kate to tell her that the UK phone company Orange had made a massive withdrawal on his bank account 

Casey, Kate, and Victor could not be reached for comment; however, Kate told the U.K.’s South West News Service, “When I heard about it, I felt physically sick. Casey was very upset and embarrassed and I was in tears. She was only using it for the normal teenage stuff, updating her friends with what she was up to and this and that.”

The Post reports that Kate and Victor have arranged a payment plan to settle the bill but claim that
Orange didn’t provide their daughter with a clear warning signal that she was incurring such charges or attempt to contact Victor. Says Kate, “I can’t believe that a company would let a bill which is usually [$75] get up to that level,” said Kate.

In a statement to Yahoo! Shine, an
Orange rep wrote:

“We know our customers want to use their smartphones while on holiday without the worry of a big bill at the end. That’s why we offer a number of services, such as roaming bundles, which allow travelers to use data overseas and control the cost. All
Orange customers have a number of protections in place — customers are even automatically opted-in to a roaming data cap, which limits their charges to £49 ($74) for a set amount of data. Customers receive warning texts to alert them of their data usage and we have an app that helps them monitor data usage, and opt in to a data bundle if needed. The customer received numerous text alerts, which updated them on the roaming costs for the USA, and also updated them on their data usage. Once they had reached the limit of their data bundle, the customer actively opted out of our roaming data cap so that they could continue to use data, effectively removing the inbuilt protection from large data roaming bills.”

However shocking Casey Snook’s phone bill is, according to Todd Dunphy, co-founder and president of SaveLoveGive, a company that analyzes customer's cell phone bills and recommends personalized plans based on individual lifestyle, it’s all too common.

“Roaming data is such an abstract concept, and it’s confusing to everyone, whether you’re a teenage or an adult,” Dunphy told Yahoo! Shine. “Phone carriers are doing better at informing customers of the high costs of using their phones abroad but unfortunately people are still being hit with sky-high bills.”

You can still use social media, says Dunphy, but be smart about where and when you’re checking in, posting photos, and tweeting.

Before you leave on your trip, contact your phone carrier and tell them where you’re going and how long you’ll be gone. Most carriers have international plans for purchase that include calling, texting, or using the Internet, said Dunphy. You may not be able to precisely anticipate how often you’ll use your phone, but a customer-service rep can tailor the plan to your anticipated habits. You can also use the tools on your carrier site to view your usage patterns. Otherwise, if you know for sure that you won’t be using your phone, simply turn off your phone’s roaming data by clicking on “Settings,” “General,”“Cellular,” and “Data Roaming Off.”

When you get to your hotel, log on to your hotel’s network, so that you’re able to use the Internet. To get there, go into your “Settings” function, and choose “Wi-fi,” and make sure the switch is set to “On.” You’ll know it’s working when you can’t see the 4G or 3G logo at the top of your phone’s home screen. “You might have to pay to use the hotel’s Internet, but it’s a lot cheaper compared to what it would cost if you didn’t use Wifi,” said Dunphy. Also, Just because you’re on the hotel’s network, it doesn’t mean you’ll stay on. If the Internet connection is shaky, you could get bumped off the network and default to your own (that's why it's key to turn off your phone's international capability). If you want to make a call while using the hotel's network, download a third party app like Skype so that you can use the Internet to call.

After you return from your trip, let your phone carrier know you're back. “If you bought an international package and didn’t use all your data, you can ask them to adjust the bill to reflect what you used,” said Dunphy. Instead of calling, you may want to use its customer service chat function. “That way, you’ll have a record of your conversation,” he said. And make sure to turn off any international features you bought so that the phone company doesn’t continue to charge you. 


 

Thursday, July 4, 2013

Luật Obamacare kiềm chế lạm phát


Luật Obamacare kiềm chế lạm phát

 Hà Xuân Thụ

Nhiều bất mãn khi những sự thật được phơi bày từ bài viết dưới đây của đài VOA tiếng Việt như là:

Người sống ở California sẽ phải trả tiền chữa bệnh nặng gấp bội so với các tiểu bang khác. Hoặc không thể tưởng tượng nổi 90 phút chữa bệnh của bà Tatyana Schum. Hóa đơn $18,000.00 may nhờ có Michelle Katz tiền giảm xuống còn $10,000.00

Và đó là nguyên nhân chính yếu mà dân chúng Mỹ đã  bầu chọn Tổng Thống Obama tái đắc cử.  Để đạo luật y tế Obama Care đã được Tối Cao Pháp Viện thông qua phải thành luật để kiềm chế tỉ lệ gia tăng lạm phát. Đồng thời ngăn cản chận đứng những lòng tham vô đáy của đảng Cộng Hòa và bọn tài phiệt tư bản, bệnh viện, bác sĩ luôn luôn cố tình ăn cướp tiền bạc của dân chúng vì  ai già mà không bị bệnh.


Người Mỹ không bảo hiểm đối mặt với nhiều bất lợi


28.06.2013

http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-khong-bao-hiem-phai-doi-mat-voi-nhieu-bat-loi/1690018.html

Đi vào hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ có thể làm nản chí, nhất là đối với khoảng 30 triệu người tại nước Mỹ không có bảo hiểm y tế. Trong Câu chuyện nước Mỹ tuần này, mới quý thính giả theo dõi bài viết của Thông tín viên Đài VOA Carla Babb về chi phí bảo hiểm y tế. Những bệnh nhân không có bảo hiểm không những chỉ phải đối mặt với chi phí bảo hiểm sức khỏe không quản lý nổi nhưng cũng đau đầu vì những hóa đơn về thuốc và những chi phí khác gây hoang mang trong thời gian nằm bệnh viện.

Bà Tatyana đang nằm nhà với con chó thì cảm thấy nóng như lửa đốt toàn thân. Bà nói:


“Tôi chưa bao giờ cảm thấy đau đớn không thể tưởng như vậy.”

Cơn đau xuất phát từ túi mật bị viêm đã phải giải phẫu khẩn cấp để cắt đi. Và phẫu thuật trong 90 phút đó tốn hết khoảng 18.000 đô la. Bà Tatyana nói tiếp:
“18.000 đô la dường như là chuyện điên khùng, Nhưng làm thế nào bạn biết được?”


Theo như Bác sĩ Gerard Anderson, Giám đốc trung tâm Gerard Anderson về Tài chính và Quản lý Bệnh viện thì bạn không biết được
.

“Nếu bạn đến một bệnh viện tại Mỹ và bạn muốn biết bạn được tính bao nhiêu tiền cho việc chụp hình nội tạng bằng cộng hưởng từ MRI hay một ngày nằm bệnh viện hoặc bất cứ chuyện gì khác nữa thì bệnh viện sẽ không nói cho bạn biết và luật lệ cũng không bắt buộc bệnh viện phải nói cho bạn biết.”

Bà Tatyana Schum nói tiếp:

“Thật khó cho tôi có thể chấp nhận được và tôi nói cho bạn biết tại sao- Đó là vì mọi người sẽ cần đến bệnh viện vào một lúc nào đó.”
. Chúng tôi mang hóa đơn thu tiền của bà Schum cho bà Michelle Katz, một y tá và đồng thời là tư vấn về bảo hiểm sức khỏe. Bà đã viết hai cuốn sách về cách thức giảm bớt chi phí bệnh viện. Bà Karz cho biết bệnh nhân có thể tìm thấy những chi phí cộng thêm hay là những sai lầm trong mã số của hóa đơn. Bà nói:

“Bạn có biết là khi bấm trên iPhone và bạn vô tình bấm vào chữ P thay vì chữ O không? Và việc này xảy ra cho mọi người, và không may đây là mã số của 50 đô la so với mã số 1.000 đô la.”


Hãy nhìn vào hóa đơn tính tiền của bà Schum. Giải phẫu túi mật được xem như là một vấn đề không nặng lắm, hay mức 3 nói theo “thuật ngữ của bệnh viện”. Nhưng ở đây, bạn thấy bà bị tính tiền nằm bệnh viện ở mức 4 - hay là mức bệnh nặng.

Bà Katz nói đôi khi bệnh viện tính tiền một bệnh nhân theo một mã số bao gồm cả những thứ đã được tính rồi.


“Đại loại như mua một ‘Bữa ăn có kèm theo đồ chơi để thu hút trẻ em’ tại nhà hàng McDonald và biết được món này có những gì, nhưng rồi bạn lại bị tính tiền thêm một miếng thịp kẹp mà bạn không đặt mua.”

Và đừng quên chi phí cao của thuốc men và những thứ khác. Những cái này được tính tới 60 đô la sao? Một bịch nước muối hay còn gọi là dung dịch muối. Bạn có thể mua trên mạng với giá chưa tới 2,5 đô la mỗi bịch.

Bác sĩ Gerard Anderson thuộc trung tâm Tài chính của bệnh viện John Hopkins nói:

“Và bạn nói ‘nhưng giá đâu đến 60 đô la’. Và bệnh viện nói đây là giá trong bệnh viện.”

Bà Schum mang tất cả những hóa đơn đến bệnh viện và bác sĩ cố giảm bớt số tiền được ghi trên hóa đơn. Cuối cùng bệnh viện đồng ý giảm các hóa đơn của bà từ gần 18.000 đô la xuống còn 10.000 đô la.

Bà Schum nói: “Thật đáng ngạc nhiên. Và số tiền này dễ xoay sở hơn.”

Bệnh viện cũng cho bà một thời biểu trả tiền phù hợp với lợi tức của bà. Và bà hy vọng các bệnh viện sẽ bắt đầu minh bạch hóa các chi phí cho các bệnh nhân để mọi người có thể biết được là họ được chăm sóc chu đáo với chi phí phải chăng.


Người Mỹ thích cho rằng việc chăm sóc sức khỏe của họ là tốt nhất. Tuy nhiên theo một ước tính mới đây của CIA, tuổi thọ của người Mỹ đứng thứ 51 trên thế giới. Và phí tổn thì sao? Người Mỹ trả ít nhất gấp đôi về bảo hiểm sức khỏe nhiều hơn hầu hết các nước phát triển, trong đó có Anh và Pháp. Những chi phí này giáng những đòn mạnh vào những người Mỹ không có bảo hiểm và thay đổi tùy theo từng bệnh viện một.

Bà Rickey Dana là một trong hàng triệu người Mỹ bị bệnh kinh niên. Bà nói: “Tôi thường thức giấc vào nửa đêm, nôn ra tất cả những gì tôi đã ăn còn lại trong bao tử. Thật là một tai họa.”

Bà được chuẩn đoán mắc một loại bệnh do con ve gây ra. Tình trạng bệnh hoạn có sẵn của bà đã khiến cho các công ty bảo hiểm hoặc là từ chối hay đề nghị những loại bảo hiểm không kham nổi. Và hóa đơn tính tiền vẫn tiếp tục cộng thêm.
Bà Rickey Dana nói:
“Tháng Ba, tháng Ba, tháng Ba, tháng Ba. Những hóa đơn trong tháng Ba đến hạn trong vòng một tuần lễ.”

Bác sĩ cho bà dùng bốn loại thuốc khác nhau và bà nói một viên có giá 25 đôla. Bác sĩ nói bà cần phải nghỉ ngơi. Nhưng điều bà có thể nghĩ đến là làm thế nào qua được sau khi mất việc và chồng chất hàng chục ngàn đô la hóa đơn tiền thuốc. Bà Dana nói:

“Tôi phải trả tiền thuê nhà, và bác sĩ tính tôi 400 đô la 30 phút tư vấn. Nhưng bác sĩ lại không muốn tôi bị căng thẳng trong cuộc sống.”

Những dữ kiện mới được chính phủ công bố trong tháng này cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe thay đổi từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Ví dụ cùng một dịch vụ có thể tốn 12.000 đô la hay 37.000 đô la tại Arkansa, từ 35.000 đô la cho đến 100.000 đô la tại các bệnh viện khác nhau ở California, và tốn từ 14.000 đô la cho đến 32.000 đô la tại Virginia.


Bác sĩ Gerard Anderson, đứng đầu trung tâm Hopkins về Quản trị và Tài chính của Bệnh viện. Ông nói các bệnh viện đã tính nhiều tiền từ 30 năm qua đến nỗi họ không dính líu gì đến phí tổn hiện tại.
Ông nói: “Đây không phải là giá cả của các chi phí. Không phải là chi phí về y tá hay lao động. Đây là những gì họ chọn để tính tiền.”

Bà Michelle Katz là một y tá và tư vấn về bảo hiểm sức khỏe. Bà nói tập tục tính chi phí như thế này là không công bằng.

“Cần phải có những quy định, cần phải có sự minh bạch, nếu tôi vào bệnh viện tôi biết là tôi sẽ không mang nợ vì vào bệnh viện.”

Bà Rickey Dana lục tìm các hóa đơn và chỉ ra một hóa đơn 7.000 đô la.


Hàng triệu người Mỹ như bà Dana hy vọng khi một phần quan trọng trong luật cải tổ bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Obama sang năm có hiệu lực sẽ giải quyết được những loại chi phí cao vọt như thế này. Luật Bảo hiểm sẽ giúp cho hàng chục triệu người Mỹ tiếp cận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên bác sĩ Anderson nói những hóa đơn tính tiền trái ngược nhau và không lường được sẽ không giảm bớt.

“Luật Obama
Care này sẽ không đưa các chi phí trở lại bình thường và hợp lý. Luật chỉ kiềm chế tỉ lệ gia tăng.”

Bà Dana nộp đơn xin trợ giúp tài chính và tiền thuốc thang của bà được giảm từ 40.000 đô la xuống còn 10.000 đô la.

Tuy nhiên ngay cả chi phí chỉ còn hai con số nhưng cũng là một gánh nặng đối với bà làm cho bà không có sự lựa chọn nào khác là rời bỏ nhà để tìm một nơi khác ít tiền hơn để sống.


 

Wednesday, July 3, 2013

Chaj mất 1/4 sọ lãnh 58 triệu đô


Chaj mất 1/4 sọ lãnh 58 triệu đô

03 July 2013
Antonio Lopez Chaj xuất hiện ở một cuộc họp báo ở Los Angeles sau khi các luật sư của anh thông báo bồi thẩm đoàn tòa án tối cao Torrance ra phán quyết anh Chaj được bồi thường 58 triệu USD.


Các luật sư cho biết đây là một trong những khoản bồi thường thiệt hại lớn nhất mà một người ở California nhận được từ trước đến giờ.  
Antonio Lopez Chaj, 43 tuổi, bị chấn thương não nghiêm trọng và không thể nói chuyện được sau khi anh bị một nhân viên bảo vệ tấn công ở một quán bar tại Wilshire. Sự việc xảy ra do anh Chaj cố can ngăn một nhân viên pha chế và một bảo vệ tấn công hai người thân của anh.
Ông Federico Sayre, luật sư của Lopez Chaj, cho biết vụ ẩu đả xảy ra vào ngày 20-4-2010 khi Chaj cùng anh trai và hai cháu trai, tất cả đều là thợ sơn nhà, tới quán bar Barra Latina chơi. Một trong những người họ hàng của Chaj tranh cãi với người quản lý kiêm pha chế quán bar. Sau đó, nhân viên bảo vệ Quintanilla, làm việc cho công ty cung cấp dịch vụ tuần tra và an ninh DGSP, bắt đầu đánh đập các thành viên của nhóm Chaj.
Chaj cố gắng can ngăn và nói: “Đừng đánh các cháu trai của tôi” nhưng gã bảo vệ đánh Chaj đến bất tỉnh. Khi nhập viện, các bác sĩ phát hiện một phần hộp sọ của anh biến mất.
Các luật sư cho biết gã bảo vệ Quintanilla không có thẩm quyền và không được huấn luyện dùng dùi cui đánh Chaj, đá vào đầu anh 8 lần và sau đó đập đầu anh vào vỉa hè 4 lần.
“Đó quả thật là một đòn đánh man rợ. Tôi nghĩ gã Quintanilla bị điên và mất hết lý trí” - ông Sayre thốt lên - “Hộp sọ của Chaj giống như một cái bánh và một phần tư cái bánh này đã bị lấy đi. Các bác sĩ đã cứu sống Chaj nhưng anh ấy bị tổn thương não nghiêm trọng”.

QUỲNH TRUNG

 
Antonio Lopez Chaj, house painter, awarded $58 million

Tuesday, July 2, 2013

 
A 43-year-old house painter so badly brain damaged that he can’t speak has been awarded $58 million by a jury after a beating at a bar left him with half his skull permanently bashed in.

Antonio Lopez Chaj appeared at a news conference Monday with lawyers who announced the award handed down against a security company Friday in Torrance Superior Court.

It was among the largest damage awards ever given to one person in California, the lawyers said. They said they expect an appeal and there could be settlement negotiations before Chaj receives anything.

Chaj had to be supported by relatives at the news conference. When he took off a baseball cap hiding his injuries, gasps could be heard from people present.

“His skull is like a pie with 25 percent cut out of it,” said attorney Federico Sayre.

Chaj was attacked at a mid-Wilshire bar after trying to intercede in an attack by a bartender and security guard on two relatives who were with him.

Lawyers said an unlicensed, untrained security guard beat Chaj with a baton, kicked him in the head eight times and smashed his skull against pavement four times.

“It was truly a horrendous and brutal beating by a guy who shouldn’t have been working at all,” said Sayre, who represented Chaj along with Fernando Chavez, the son of famed civil rights leader Cesar Chavez.

The security guard, Emerson Quintanilla, and the bartender-manager who sparked the attack have disappeared without a trace, Sayre said.

“I think the man went crazy, lost his mind,” he said of Quintanilla. “It was a species of road rage.”

Sayre said the confrontation begin April 20, 2010 when Chaj, his brother and two nephews, who all worked as house painters, went to Barra Latina, a neighborhood bar.

One of the relatives got into a dispute with the bartender-manager who came after him with brass knuckles, Sayre said. Quintanilla, who was working for DGSP Security and Patrol Services, began kicking and beating members of the group.

Chaj tried to intervene and said, “Stop beating my nephews.” At that point, Sayre said, the guard beat Chaj into unconsciousness. Part of his skull was gone when he reached the hospital.

“They saved his life but he has significant brain damage,” Sayre said. “He can’t speak and he requires 24-hour nursing care.”

He said Chaj faces more surgeries. Phone messages seeking comment left with attorneys for the defendants were not immediately returned.

In civil courts, only nine of the 12 jurors have to agree on a verdict, Sayre said. But this jury was unanimous in finding for the plaintiffs on all claims, and it granted the $58 million award the plaintiffs requested.

Monday, July 1, 2013

Thảm sát ở Huế 8 tháng Năm 1963


Thảm sát ở Huế 8 tháng Năm 1963

 Với những tường trình và nhận định của bài viết:

Lịch sử còn đó …

Tác giả : Nguyễn văn Lục

Ngày mồng 8 tháng 5, năm 1963 đáng ghi nhớ, ngày mở đầu cho biến cố Phật Giáo miền Trung 1963: vào khoảng 10 giờ 30 tối, có cả thảy 8 em vô tội tuổi từ 12-20 đã bị thảm sát tại Đài phát thanh Huế. Đó là các em Nguyễn Thị Ngọc Lan, Huỳnh Tôn Nữ Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Phúc, Lê Thị Kim Khanh, Trần Thị Phước Tự, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Đại và Đặng Văn Công.

Sau cuộc thảm sát Đài phát thanh Huế tiếp theo cuộc tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức, 66 tuổi ngày 11-6-1963 tại ngã tư Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt Sàigòn là hồi chuông báo tử đã gióng lên cho chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

Dư luận thời đó và ngay cả hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng vụ thảm sát tại đài phát thanh Huế là do xe tăng của Thiếu Tá Đặng Sĩ đã cán chết các em. Và người trực tiếp trách nhiệm vụ thảm sát này không ai khác hơn là Đặng Sỹ? Và người đứng đằng sau có thể là ông Ngô Đình Cẩn hoặc TGM Ngô Đình Thục?

Riêng ông Ngô đình Cẩn, trước khi chết có tâm sự với luật sư Võ Văn Quan là ông không có ra lệnh cho Đặng Sỹ giết trẻ em trước đài phát thanh? Thế thì còn lại TGM Ngô Đình Thục? Theo LM Cao Văn Luận, trước khi lm Luận lánh mặt ra ngoại quốc có đến từ giã TGM Thục và GM Thục tỏ ra chẳng có ưa gì về vụ biến động Phật giáo cả.

Cần có một câu trả lời cho cái chết của các trẻ em vô tội chết không toàn thây trước cửa Đài phát thanh Huế? Và nếu người ta thật sự thương xót các em thì cho đến nay ít ra cũng có cái gì đó, một cái miếu, cái cột, cái bảng, một hòn đá cũng được, hay một miếng gỗ. Ai dám nghĩ đến cái điều tưởng như tầm thường ấy?

Viết bài này, tôi cũng không quên được chính mình cũng là thế hệ thanh niên trí thức ở thời kỳ đó. Tôi vẫn nghĩ rằng thắc mắc của tôi là chính đáng. Bài viết có hai phần, phần đầu, chọn lựa dựa trên các lời viết của các nhân chứng hàng đầu trong biến cố đài phát thanh Huế. Phần hai, duyệt xét lại vụ án thiếu tá Đặng Sỹ để xem ở thời điểm ấy, vụ án đã được xét sử như thế nào? Trích dẫn về những chứng từ trong đêm 08 tháng 05 năm 1963, tại đài phát thanh Huế.

Những chứng từ sau đây của các nhân chứng hầu hết nhìn tận mắt cho thấy một sự việc đã được nhìn, được thấy như thế nào? Người viết ghi những chữ, những câu viết nghiêng để độc giả dễ theo dõi sự dị biệt giữa các nhân chứng.

1. Chứng từ của ông Nguyễn Khắc Từ, huynh trưởng gia đình Phật Tử, người đã có mặt từ đầu đến cuối bên cạnh Thượng Tọa Trí Quang. Ông viết “Một chiếc xe mang tên Ngô đình Khôi cán bừa lên cả người đồng bào. Vài tiếng thét ghê rợn. Mặc kệ, họ cứ tiến vào đám quần chúng. Giữa lúc ấy, 3 tiếng súng lục chát chúa khô khan vang lên, và lựu đạn cay tung ra tứ phía. Từng loạt súng liên thanh và một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển cả đài phát thanh. Tiếng súng vẫn nổ. Trong đài, chúng tôi vào ẩn trong trong phòng hoà âm gồm các Thượng Tọa, Đại Đức, ông Tỉnh trưởng và một số chúng tôi.” (Trích trên web Giao Điểm, Giao Điểm trích từ tạp chí Liên Hoa, số ra ngày 15 tháng 1965, Sàigòn.)

Nhận xét: Cứ như ông viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ. Đặc biệt, ông là một trong những nhân chứng nói đến lựu đạn cay tung ra tứ phía. Bằng vào lời của nhân chứng, các nạn nhân chết vì ba nguyên nhân: vì xe tăng cán, vì tiếng nổ kinh hồn và đạn đại liên.

2. Chứng từ của Nguyễn Lang (tức Thiền sư Nhất Hạnh), cuốn 3 của Bộ         Việt Nam Phật giáo sử luận.

“Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó tỉnh trưởng nội an và Tiểu khu trưởng Thừa Thiên, huy động lực lượng thiết giáp Bảo An, đại bác quân cảnh, hiến binh và cảnh sát thành phố tới vây quanh đám quần chúng mà họ gọi là đám biểu tình..

“Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh bắn đạn mã tử khiến đám đông náo động. Lựu đạn cay, lựu đạn nổ được tung vào. Đồng thời súng trường và xe thiết giáp chận lại. Khi thiền sư Trí Quang và ông Tỉnh trưởng từ trong đài phát thanh ra tới thì máu đã đổ: 8 người thiệt mạng vì lựu đạn và 4 người bị thương. Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nửa đầu và một em khác mất hẳn nửa đầu. Xe Hồng Thập tự được gởi tới để mang những người bị thương về bệnh viện.

Nhận xét: Không hiểu tại sao lại đổi chức vị của thày Trí Quang là thiền sư? Đổi như thế nghe thấy lạ tai quá. Quân cảnh không có mang đại bác? Chắc là pháo binh? Một chi tiết khá quan trọng: Thày Trí Quang và ông tỉnh trưởng chỉ ra khỏi đài phát thanh khi máu đã đổ. Chi tiết này phản lại lời tường thuật của chính người trong cuộc là thày Trí Quang ở phần sau.

Thày TQ và ông Tỉnh trưởng đứng ở bên ngoài đài và đang phủ dụ đám đông thì xảy ra biến cố. 8 người chết vì lựu đạn, rồi lại chết bị xe thiết giáp cán. Như vậy giả thiết là các em bị bắn chết, rồi xe thiết giáp cán thêm một lần nữa? Một em bị cán mất nửa đầu và một em khác mất hẳn nửa đầu thì có gì khác nhau?

Xin ghi nhận thêm: Nguyễn Lang, trong phần ghi chú XXXV111 của bộ Việt Nam giáo sử luận, tập 3 có cho rằng Bác Sĩ Lê Khắc Quyến bị ép buộc nên phải ký biên bản như trên. Thiền sư Nhất Hạnh cũng là người đứng ra mời một Uỷ ban Liên Hiệp Quốc đến VN điều tra về vụ Phật Giáo.

Về nội dung bản phúc trình của bác sĩ Quyến, người viết cũng thấy mổi người nói mỗi khác. Ra đến tòa án, Bác Sĩ Quyến vẫn giữ lời khai mà nội dung như sau : Không rõ chất nổ, nhưng không phải là do lựu đạn hoặc chất Plastic. Không bằng lòng về nội dung những bản phúc trình này, người viết có liên lạc với hai con trai của Bác sĩ Lê Khắc Quyến, quý anh LKT và LKH. Nhưng cũng không giúp thêm gì trong việc làm sáng tỏ điều này.’’ Rất tiếc, tôi không giúp được nhiều vì do chỉ là những gì được nghe nói, không có bằng chứng cụ thể’’

3. Chứng từ của Bác sĩ Erick Wulff:  Phỏng vấn giáo sư Erick Wulff của báo Liên Hoa, số Đặc biệt Phật Đản, ngày 26 tháng 5- 1964. (trích lại trên Giao Điểm). Cuộc phỏng vấn này xảy ra khi bác sĩ người Đức này trở lại thăm Việt Nam.

“Đêm 8-5-1963, tôi và anh Tôn thất Kỳ, sinh viên y khoa của tôi có đến xem cuộc lộn xộn trước đài phát thanh Huế. Khi chúng tôi vừa đến thì điều làm chúng tôi hốt hoảng là một loạt súng chát chúa vang lên. Liền đó, xe thiết giáp kéo đến, tôi thấy rõ ràng có một chiếc xe mang tên “Ngô đình Khôi” có gắn súng 12-7, chĩa nòng súng vào phía dân chúng đang tụ tập nhốn nháo quanh đài phát thanh. Tôi đang bỡ ngỡ thì lại nghe tiếng nổ rất lớn. Rồi nhiều tiếng nổ khác tiếp theo.

Tiếp theo, ông đến nhà xác “Tôi thấy một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp, 7 cái xác chết tan hoang, nhưng còn có thể nhận ra được, kẻ bị văng óc vỡ đầu, kẻ thì thân xác nát bấy, máu thịt đất cát cùng với óc não lẫn lộn be bét, còn một cái xác khác thì hoàn toàn tan nát từng mảnh không sao nhận ra được. Xem xét các xác chết, tôi thấy có ba xác bị bể sọ, quan sát kỹ chắc là do đạn (cỡ súng lớn bắn ). Mà chắc là do súng cỡ lớn trên xe thiết giáp NĐK bắn. Đạn này làm bay cả sọ, văng óc ra ngoài.

Kết luận ông đáp: Vì tôi đã tận mắt chứng kiến cuộc thảm sát ở Đài phát thanh Huế, tôi vô cùng xúc động trước sự đàn áp dã man này nên tự thấy có bổn phận ủng hộ cho cuộc đấu tranh”

**Chứng từ thứ hai của Bác sĩ Erich Wulff, giáo sư Đại học Y khoa Huế, từ 1961-1967. bài trích dịch từ cuốn Vietnamesische Lehrejahren, 1972, từ trang 129-142, trích lại trên trang Giao Điểm và cũng trên Khuông Việt, 2003 trong bài Những tháng ngày không quên của Thái Kim Lan. Giữa bài phỏng vấn và bài trích trong sách của ông bác sĩ người Đức có nhiều chi tiết khác nhau lắm.

“Tôi bỗng nghe một người nào đó gọi tên tôi. Đó là Tý, một người học trò của tôi. Tý hỏi tôi muốn đi cùng đến nghe phát thanh lại bài nói chuyện sáng hôm nay của Thích Trí Quang, bài này sẽ được phát đi trong vòng vài phút nữa và sẽ được truyền ra bên ngoài bởi những loa phóng thanh đặt trước cửa đài.

Vài phút sau đó có tiếng ầm ầm của một đoàn xe thiết giáp. Có tất cả 5 xe thiết giáp xuất hiện. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào khuôn viên của đài phát thanh. Nó dừng lại chỉ cách Tý và tôi vài bước mà thôi. Và rồi những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng cà nông của xe thiết giáp, chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan. Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Trường Tiền. Sau đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn.

Sau đó, tôi đã gặp Paul Miller, một người Mỹ còn trẻ làm việc trong văn phòng trường đại học. Anh ta kể rằng “họ đã đi qua đây”. Thiếu tá Đặng Sỹ, người cầm đầu đoàn quân đã bảo anh ta phải biến mất đi. Sắp có màn phải giết người, vì ông ta đã nhận được lệnh của cấp trên đến dẹp tan vụ bạo lọan tại đài phát thanh với bất cứ giá nào”.

Sau đó, bác si Wulff được một người y tá dẫn vào cổng sau nhà xác. Tai đây, ông ghi nhận như sau “Không có ánh đèn điện. Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có 7 thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực, thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác, tất cả là trẻ em, thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của đài phát thanh và nhô đầu ra trước. Nếu như các em khôn ngoan như người lớn, tức là nằm xuống dưới đất lúc súng đạn bắt đầu nổ thì có lẽ các em đã không hề hấn gì.

Khi về đến cư xá giáo sư đại học, tôi vội bước đến phòng của Giáo sư Krainick. Tình cờ lúc đó bà Krainick đang đọc vào máy ghi âm bức thư gia đình hỏi thăm các người con. Trong sự hốt hoảng lúc bà và ông chồng nghe tôi kể lại những biến cố vừa xảy ra, bà đã quên tắt máy. Cuộn băng ghi âm này đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 09-năm 1963 trước Ủy Ban Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của giáo sư Krainick.”

Nhận xét: Có lẽ những chứng từ của giáo sư người Đức được coi như có giá trị khả tín nhất, vì ông là người ngoại quốc. Đối với một số Phật tử thời đó, ông chẳng những là một nhân chứng hàng đầu mà còn l người ân nhân số một của biến cố 1963. Vào ngày 14-4-1964, ông E. Wulff được tiếp đón nồng nhiệt khi trở lại Huế sau ngày đảo chính. Người ta đã dành tất cả cái vinh dự ấy cho ông như một người bạn của Huế.

Ông đã được các Thượng Tọa Thích Trí Quang và Hoà Thượng Thích Đôn Hậu đón tiếp với hàng rào người đứng hai bên. Vì vậy, ông mới được mời ra làm nhân chứng vào tháng 9-1963 với cuốn băng ghi kể lại biến cố với ông bà GS Krainick, trước Ủy Ban VN của LHQ. Nhưng thử so sánh hai bài tường thuật của ông xem sao.

Thứ nhất: Có một sự lầm lẫn, nếu không được giải thích sẽ gây ra hiểu lầm. Có lúc ông nói là Tý có lúc là Tôn Thất Kỳ. Có sự khác biệt đổi tên như thế vì Tôn Thất Kỳ không muốn để lộ tên mình ra nên ông Wolff đã phải gọi tránh ra như thế.

Thứ hai, ông viết khi vừa đến thì đã nghe một loạt súng, liền sau đó xe thiết giáp kéo tới. Chắc ông viết lầm, phải đợi xe thiết giáp tới rồi mới bắn được?

Thứ ba, ông còn có thể nghe và đếm được có khoảng 10 phát đạn bắn đi. Cái này phải hỏi chuyên viên vũ khí, có thể đếm được đạn đại liên bắn đi không? Có chỗ ông viết: nhìn thấy 5 xe thiết giáp tiến tới rồi nhả đạn. Thật sự trong cái tình thế căng thẳng và có thể đi đến rối loạn, thật khó có thể có những ghi nhận thật chính xác được. Những trắc nghiệm tâm lý đưa ra những hoàn cảnh giả (simulation), rồi yêu cầu được trả lời đã nhìn, nghe, nhớ gì. 90 phần trăm người được trắc nghiệm đã không thể trả lời đúng như sự việc đã xảy ra.

Thứ tư: Và nếu như lời ông tường thuật ở đoạn không trích ra đây, ông và Tý thấy tuần xa là bắt đầu sợ và rủ nhau nhảy qua hàng rào đài phát thanh, đứng sang bên kia đường để nhìn về phía đài. Khi có tiếng súng nổ thì còn chạy núp vô một đường hẻm gần đấy. Đọc đọan ông mô tả thì như thể ông là một quan sát viên, hay một quan khách, đứng bàng quan và bình tĩnh, đứng gần tuần xa có mấy thước, nghe và đếm được 10 phát đạn, thấy hết hiện trường. Tôi chỉ hỏi thật, ông đứng ở đâu? Tôi có đặt vấn đề về chứng từ của ông Wolff với một người bạn từng quen biết ông Wolff thì người ấy vẫn quả quyết 100% là ông Wolff nói thật, nói chính xác.

Thứ năm: ông kể được nghe qua một người bạn tên Paul Miller cho biết gặp Đặng Sỹ và Đặng Sỹ cho biết phải biến đi, vì sắp có cảnh dẹp loạn và cảnh giết người. Cứ tin vào chứng từ của ông bác sĩ thì Thiếu Tá Đặng Sỹ đã được lệnh trước chẳng những dẹp lọan mà còn có bổn phận phải tàn sát dân chúng đi biểu tình. Chứng cớ này khá là quan trọng vì có sách lược tàn sát đồng bào Phật Tử tối hôm đó? Ông Wolff phải ra làm chứng về điều này và xác nhận lại một lần nữa câu nói của ông. Nếu ông xác nhận Đặng Sỹ có nói như thế thì thì vụ án Đặng Sỹ rất đơn giản vì có lời giải đáp. Rất tiếc, ông đã rời VN sớm hơn một tháng trước khi vụ án Đặng Sỹ được đem ra xét xử.

Thứ sáu: theo ông các trẻ em bị thảm sát vì vượt hàng rào đài phát thanh cao khoảng 1m50. Như vậy, thay vì bị chết ở sát cạnh đài phát thanh thì nay chết ở hàng rào đài phát thanh. Đây là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý. Chứng cớ này của ông không đứng vững được vì vi phạm luật hiện trường. Một điều vẫn ám ảnh tôi mãi. Tại sao nạn nhân chỉ là trẻ con và thanh thiếu niên? Nếu đạn đại liên bắn như thế thì chẳng những các em chết và người lớn cũng chết không miễn trừ?

Thứ bảy: ông là người thứ nhất, trước cả bác sĩ Lê Khắc Quyến có đặc quyền được giảo nghiệm xác chết. Tôi có đem truyện này hỏi các bác sĩ thì họ cho rằng nếu không phải bác sĩ chuyên môn về giảo nghiệm tử thi ( médecin légiste) thì không đủ tư cách để có thể xem xét và quyết đoán về các vết thương. Họ không thể nào xác định được một vết thương do đạn, hay do chất nổ? Về điểm này có thể nói rằng cho dù có chứng tử giảo nghiệm đi nữa, không bị cưỡng buộc đi nữa, chừng từ đó cũng khó có sự giảo nghiệm kỹ càng và chính xác.

Một bác sĩ thường, không chuyên ngành, không có cách gì phân biệt được một vết thương do chất nổ lựu đạn hay plastic, hay do đầu đạn vv.. Thật không dễ đâu? Dầu vậy thì đây là một bằng chứng vô cùng quan trọng, bởi vì trong nhiều trường hợp, nhân chứng duy nhất có thể truy lùng ra tội phạm lại chính là xác chết. Xác chết biết nói, biết tố cáo.

Mặc dù ông không phải bác sĩ chuyên khoa về giảo nghiệm xác chết, mặc dù dưới ánh nến lù mù không soi sáng đủ và mặc dù thời gian chắc cũng không cho phép ông ở lâu để giảo nghiệm, đo đạc các vết thương sâu hay rộng để biết đích xác vết thương do chất nổ gì gây ra. Ông đã khẳng định là: quan sát kỹ, ông cho rằng chắc là do đạn đại liên bắn ra làm bay cả sọ và văng óc ra ngoài. Ông còn ghi thêm là do chiếc xe có bảng hiệu Ngô Đình Khôi bắn ra nữa.

Có lúc ông nói có 5 xác bị bắn nát đầu văng óc, nhưng từ chân đến đầu còn nguyên vẹn. Đọan sau, ông nói ngược lại là 7 xác chết tan hoang, nát bấy, hoàn toàn nát bấy. Còn nguyên vẹn và nát bấy đã hẳn phải khác nhau? 5 xác và 7 xác đã hẳn cũng khác nhau? Quý vị không tin cứ việc đọc lại. Không thể giảo nghiệm khơi khơi thế được? Chắc ông chưa từng được xem Bao Công xử án

Kết luận: các nạn nhân chết là do đạn đại liên từ xe thiết giáp Ngô Đình Khôi bắn ra. Hai bản văn mà nội dung do một nhân chứng viết lại có nhiều chỗ phản lại nhau từng chi tiết một, không có chi tiết nào trong hai bản văn giống nhau đến độ có cảm tưởng do hai nhân chứng viết lại chứ không phải một người.

Theo tác giả cuốn The Ambassador: “Vụ nổ Plastic ở đài phát thanh Huế, chính là do đại úy cố vấn đơn vị Biệt động quân tên là Scott đã xác nhận thừa lệnh trên trao cho Trung úy Thiều, thuộc sư đoàn I bộ binh ở Huế ném vào đám đông”.

Các chất nổ plastic chỉ có đặc công Cộng Sản hoặc CIA mới có. Quân đội VNCH không được cung cấp những loại chất nổ ấy. Các chất nổ này CIA dùng để trao cho các biệt kích trước khi lên đường ra Bắc để phá hoại các công sở và cơ sở quân sự ở Bắc Việt mà thôi.

Nhận xét: Phần tài liệu trích ra từ cuốn Ai giết anh em ông Ngô Đình Diệm, người viết trích ra mà không có ý kiến.

Nhưng riêng sự liên lạc và giúp đỡ của Toà Lãnh sự Mỹ qua ông phó Lãnh sự Mỹ là có thật. Không có người Mỹ, chùa Từ Đàm không có đủ phương tiện liên lạc với bên ngoài. Sự giúp đỡ này cũng được coi là chuyện bình thường trong các đường lối chính trị của Mỹ. Nhưng tư liệu về về Đại Úy Scott thì cần dè dặt lắm vì chưa đủ bằng cớ. Trong phiên tòa xử Đặng Sĩ, tòa đã gạt đi chứng cớ này vì liên quan đến người Mỹ và nhờ vậy Đặng Sĩ đã không bị xử tử hình. Ông bị kết án chung thân khổ sai, nhưng sau đó được TT Nguyễn văn Thiệu ân xá vào năm 1966.

Phần tôi chỉ trích dẫn mà không ý kiến. Bởi vì không có gì cho phép tôi kiểm chứng được. Tôi chỉ xin giữ một ý là về hiện trường và chất nổ. Thói thường chỉ có trẻ con mới xúm xít chung quanh đài phát thanh, còn người lớn, đứng xa xa và ở dưới. Trong phần trích dẫn cho thấy đây là một vụ nổ plastic và do bàn tay Hoa Kỳ gây ra. Sự thật ở chỗ nào?

Ellen J. Hammer: Bàn Tay Hoa Kỳ

“Thiếu tá Đặng Sỹ đã tới đài phát thanh hai giờ sau khi có tin dân chúng đã nổi loạn. Ông mang theo một đại đội trên thiết vận xa bánh cao su. Vì không có lựu đạn cay nên họ được trang bị bằng lựu đạn MK-3. Họ vẫn còn ngồi trên xe cách đài phát thanh khoảng 50 thước, thình lình có hai tiếng nổ long trời. Sau dó, ông đã bắn ba phát súng lệnh. Đó là ám hiệu cho lính của ông dùng lựu đạn. Ít nhất có 15 trái được ném ra. Dân chúng chạy trốn để lại 7 xác chết và một trẻ em hấp hối. Nhiều xác chết co quắp, thịt xương văng tứ tung, nhưng không thấy vết tích của vũ khí giết người.

Trong kho võ khí mà quân lính của Đặng Sỹ được xử dụng, không có một loại nào như vậy. Giới chức chính phủ nghĩ VC đã dùng bom Plastic, mặc dầu vị bác sĩ Phật giáo khám nghiệm tử thi nói ông chưa hề thấy những thương tích như vậy và không tin rằng những thương tích này gây ra bởi bom plastic hay lựu đạn. Những năm sau này, nhiều người trước đây đã làm việc với Việt Cộng nói họ không có bom plastic có sức công phá như vậy.” (sđd, Ellen J. Hammer, trg 109 ).

“Đặng Sỹ bị án tù chung thân khổ sai và bồi thường các gia đình nạn nhân. Luật sư của ông đã nhấn mạnh về vấn đề bà Đặng Sỹ thuộc một gia dình Phật giáo và chồng bà đã thi hành theo lệnh. Khi cuộc xử án đã xong, luật sư biện hộ đã cho biết, tòa không xác định tính chất hay nguồn gốc cuộc nổ chết người. Tướng Khiêm, lúc đó là bộ trưởng quốc phòng, sau này đã nói Đặng Sỹ phải bị kết án để làm vui lòng Trí Quang. Tờ Luân đôn Kinh tế đã gọi bản án ‘một sự quá đáng tại một tòa án thiên vị.’ Ông ta nhận lệnh trên, và đã cẩn thận dùng lựu đạn “nổ” ở cách xa những người bạo động do Trí Quang xách động. Rồi ông bị kết án về trách nhiệm tám cái chết mà nguyên nhân chưa được xác định” (sđd, Ellen J. Hammer, trang 267)

Nhận xét: lời tường thuật của Ellen J Hammer rất sát với lời khai của Thiếu Tá Đặng Sỹ sau này trước tòa án. Đó là những chi tiết có tiểng nổ lớn trước. Khi có tiếng nổ, biết là có biến loạn, như đã dự liệu trước, Đặng Sỹ cho bắn ba phát súng lệnh để binh sĩ tung lựu đạn giải tán dân chúng trước đài phát thanh.

Diễn tiến biến cố có thể là một tiến trình xảy ra tương đối hợp lý. Và Hammer đã đưa ra lời xác nhận giảo nghiệm của Bác sĩ Lê Khắc Quyến. BS Lê Khắc Quyến là một người nổi tiếng ở Huế, giáo sư y khoa Đại Học Huế. Ông được giao phó trọng trách giảo nghiệm. Trong trường hợp này, ông cũng dè dặt cho biết chưa hề thấy những vết thương tích như vậy, nhưng khẳng định không phải do lựu đạn và chất nổ plastic.

Về phúc trình giảo nghiệm, có tài liệu như của Thày Thích Đức Nghiệp cho rằng, chính quyền đã ép ký biên bản cuộc khám nghiệm. Và vì thế bs Lê Khắc Quyến đã từ chức giám đốc bệnh viện Trung Ương và Khoa Trưởng trường Đại học Y khoa Huế. Sau vụ này, các giáo sư ngoại quốc dạy tại trường Y khoa Huế đều từ chức và bỏ về nước để phản đối chính quyền Sàigòn vì họ đã biết rõ sự thực về cuộc khám nghiệm.

Trong một bài viết của Chính Đạo: Từ cờ đến máu lửa. Ông viết lại như sau :’’ Sau khi đám đông giải tán, viên chức chính phủ mang 9 xác chết tời bệnh viện thị xã Huế. Y sĩ Lê Khắc Quyến, Giám đốc Y tế miền Trung, được lệnh phải ghi vào giấy chứng tử là các nạn nhân ‘’ chết vì lựu đạn do khủng bố Việt Cộng ném’’. Quyến không chịu ký. Diệm bèn cách chức Quyến, gọi vào Sàigòn đợi lệnh. Thị Trưởng Đẳng cũng cách chức Sỹ, và viết thư phản đối lên chính phủ. Trong một đoạn khác cũng trong bài viết, ông Chính Đạo cũng đưa ra nhận xét :’’ Mặc dù từ ngày 24-5 các chuyên viên y khoa báo cáo là thương tích nạn nhân ở Huế đêm 8-5 không do mảnh lựu đạn gây ra (FRUS, 1961-1963, III tài liệu 160) Diệm vẫn chẳng tỏ một thái độ hoà giải.

Có vài điều ông Chính Đạo viết sai. 8 chứ không phải 9 xác chết. Không có chức vụ nào gọi là Giám đốc y tế miền Trung. Miền Trung gồm những tỉnh nào? Bs Lê Khắc Quyến là Giám đốc bệnh viện và Khoa trưởng Y khoa Huế. Cái chứng từ mà ông Chính Đạo nêu ra, ông lấy ở đâu? Ở tài liệu Mỹ? Cho đến nay, không có ai có thể quả quyết là có một chứng từ mà nội dung như ông Chính Đạo nêu ra? Mỗi người nói một cách?

Sự nghi ngờ này có thể đi xa hơn nữa như trong cuốn ký 6 năm đi dạy của ông bác sĩ Wulff khi ông viết: “Họ đang được chăm sóc bởi bác sĩ Tô Đình Cự, trưởng phòng mổ của bệnh viện. Ông ta có vẻ hốt hoảng khi thấy chúng tôi xuất hiện: “các ông hãy về đi, đây không phải là chuyện của các ông. Chỉ có một vài vết thương nhẹ, một mình chúng tôi cáng đáng được rồi’’.

Trong “Thôn nữ tự truyện”, tác giả là vợ ông Trần văn Thường, Giám đốc Công an Trung phần: Trước khi đi giải toả đài phát thanh, Đặng Sỹ có hỏi ý kiến chồng tôi, anh khuyên Đặng Sỹ gọi tư lệnh vùng để lấy chỉ thị. Đặng Sỹ đã cho biết đã trình tướng Nghiêm, và ông Tướng đã ra lệnh Đặng Sỹ phải bảo vệ Đài phát thanh bằng mọi giá. Chồng tôi khuyên Đặng Sỹ chỉ dùng nước và hơi cay thông thường mà thôi và Đặng Sỹ cho biết không dùng phương tiện nào khác.

Các em tử nạn không phải do xe tăng xích sắt của Đặng Sỹ cán chết mà sức nổ do bom Mỹ đặt ở cửa đài gây nên. Những dấu lằn in ngang dọc trên mình các em là vì các em bị sức nổ đẩy mạnh các em dính lên cửa lá sách của đài. Hôm đó, Đặng Sỹ chỉ sử dụng xe bọc sắt không có xích, mà chạy bằng bánh cao su.

Đặng Sỹ không dùng bom hay mìn, kể cả lựu đạn, mặc dù hôm ấy trên xe có vài quả O.F, loại tấn công không gây chết chóc. (Thôn Nữ Tự Truyện, tr. 203-204). “Về sau, chuyện một Đại úy Mỹ đặt bom tại đài đã được xác nhận. Chính tiếng nổ bom ấy đã mở màn cho cuộc đảo chánh 1-11-63.” (Thôn Nữ Tự Truyện, trang 204).

Nhận xét: Trong vụ án Đặng Sỹ, cái cốt lõi là khám thi thể các nạn nhân để tìm ra loại chất nổ đó là gì? sức công phá của nó ra sao? Như đã trình bày, nay nhắc lại. Thủ phạm để lại dấu tay trên chính thân xác đám trẻ em nạn nhân. Đây là lần đấu tiên, một tác giả gán trực tiếp trách nhiệm cho người Mỹ. Quan điểm này không được mấy ai quan tâm cho đủ. Chứng từ trong Thôn nữ tự truyện xác nhận là do plastic của Mỹ? Nguồn tin này có cơ sở gì không? Từ đó đến nay không ai xác nhận được đúng hay sai?

Chứng từ của Trần Văn Sinh. Đoàn SV Phật Tử Huế:

Bên trong đài phát thanh có ông tỉnh trưởng kiêm thị trưởng thành phố Huế Nguyễn Văn Đẳng, ông giám đốc đài phát thanh Ngô Ganh, TT Thích Trí Quang và đại đức Thích Chánh Lạc đã có mặt từ lâu.. Càng chờ đợi càng căng thẳng vì số lượng Phật tử dồn về càng đông mà chính quyền vẫn không có lời giải thích thỏa đáng. Thế rồi khoảng 10 giờ hơn, từ phía quân trấn Huế, một đòan xe bọc thép, có chiếc kẻ tên Ngô Đình Khôi bằng sơn trắng chĩa mũi súng lù lù tiến vào đài phát thanh, cán nát bất kể mọi thứ bất kể tính mạng của người dân.

Mọi người thất thanh túa chạy tứ phía tìm đường thoát thân, xe bọc thép chạy thẳng vào đài cán ngang qua những chiếc xe đạp, Gobel, mobylette mà mọi người đã bỏ lại khi tháo chạy. Vào sân đài phát thanh thanh thì những tiếng nổ lớn phát ra, khói bay mù mịt, tiếng khóc than, la hét cùng với tiếng nổ, làm mọi người kinh hoàng sợ sệt và chạy tứ tán khắp nơi. Trong bóng đêm, những người trẻ túm tụm bên nhau, họ đã phát hiện mùi tanh của máu thịt, của óc não dính mắc trên lưng họ, thế nhưng họ vẫn không nghĩ rằng đã có người bị giết một các oan uổng và tức tưởi như thế.

Nhận xét: Bài viết dựa này không đưa ra được một chứng từ nào mới. Nhưng nếu điều ông Trần Văn Sinh mô tả về bạn bè ông bị dính máu, thịt và nhất là óc là đúng sự thật thì ở đây có thể đặt vấn đề: Chất nổ đó là gì? Đạn và lựu đạn có đủ sức mạnh làm văng óc não ra không? Hay cần một lượng sức nổ mạnh hơn nữa tạo ra sức ép để làm nát bấy thân thể các em ?

 Chứng từ của thầy Trí Quang:

Thật ra, TT Trí Quang đã không trực tiếp viết về biến cố đài phát thanh Huế, nhưng do thầy kể lại và ủy thác cho Thái Kim Lan với sự cho phép của thầy. Vì thế, phần tài liệu này được kể là chính thức. Chứng từ này được kể là quan trọng và có tầm mức cao nhất về mức độ khả tín do một vị lãnh đạo tinh thần, là linh hồn của biến cố đài phát thanh Huế.

Thầy Trí Quang kể: “Đến giờ, tôi đích thân đi với thầy Mật Nguyện xuống đài phát thanh. Ông quản đốc nói có lịnh không cho Phật Giáo phát thanh, xin các thầy biết cho đây là việc ngoài quyền hạn của tôi. Tôi yêu cầu mời ông Tỉnh trưởng xuống giải quyết tại chỗ. Bấy giờ gần tối. Phật tử đứng nghẹt sân đài phát thanh, ngoài đường và cầu Trường Tiền. Ông Tỉnh trưởng đến mới cùng thầy Mật Nguyện, tôi và ông Quản đốc, đứng lên chỗ cao, chưa kịp nói gì thì phía ngoài vòi rồng phun nước rất mạnh, kế đến hai chiếc chiến xa tiến vào đại liên và lựu đạn cùng nổ. Một số Phật tử ở góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi đứng bị ném lựu đạn tàn sát. Họ là các Thánh tử đạo đầu tiên của cuộc vận động 1963.

Sau đó, được biết trong hai chiến xa xung kích, một chiếc được mật lệnh giết tôi. Kẻ thi hành là Trung Úy Kỳ. Khi chĩa súng bắn tôi thì bị một đội viên cùng xe đánh bật tay lên. Chiếc khác được lệnh tiến bắn thì không bắn, vì sợ làm chết lây thầy Mật Nguyện và các ông Tỉnh trưởng, quản đốc. Sau bị trách phạt rằng sao không bắn luôn cả ba người ấy.

Súng ngưng nổ, chiến xa rút liền. Tên Phong, cảnh sát và tên Uyên, quân cảnh cùng một số lính, ăn mặc như xung trận vào đài phát thanh mặt đầy sát khí, nhìn chúng tôi nói dõng dạc: “Việt Cộng đột nhập, ném lựu đạn chết người’’ Và nhìn tôi muốn bắn. Tôi nói: “còn các ông thì yểm trợ cho Việt Cộng. Đúng là gà đẻ gà tục tác.’’

Nhận xét; Qua lời kể này, có nhiều sự việc phản bác lại tất cả những nhân chứng và chứng từ vừa nêu trên:

Thứ nhất, Thầy Trí Quang, thầy Mật Nguyện, ông Quản đốc, ông Tỉnh trưởng không ở trong đài như nhiều người xác nhận, chẳng hạn theo lời kể của ông Nguyễn Khắc Từ, huynh trưởng gia đình Phật tử, cho rằng ông có mặt từ đầu, luôn ở bên cạnh thày Trí Quang. Các vị ấy đứng ở chỗ cao là phải, để quan sát và lượng định tình hình đám dân chúng đang ở dưới như ngòi thuốc nổ, có thể nổ bất cứ lúc nào.

Điều thứ hai, rất quan trọng là Hiện Trường. Phải xác định rõ Hiện Trường. Hiện trường là chỗ góc sân trên của đài phát thanh, chỗ gần chúng tôi, bị ném lựu đạn tàn sát. Có nghĩa hiện trường ở sát cạnh đài phát thanh, là góc sân trên, như thế phản bác cái giả thiết của bác sĩ E. Wulff cho rằng các em bị bắn chết ở hàng rào đài phát thanh cao 1mét 50. Hiện trường không phải cách xa đài cỡ 50, 60 mét. Các em tò mò phải tiến tới sát đài. Làm sao các em bé trèo qua được cái hàng rào sắt nhọn cao 1 mét 50 được?

Điều thứ ba, hiện trường ở góc trên đài phát thanh, nghĩa là có bậc tam cấp để đi lên. Điều đó cũng phản bác tất cả những chứng từ như của ông Vũ Ngự Chiêu và một số người khác cho rằng có hai em bị tuần xa cán chết dập đầu, nát bấy. Có nghĩa là khẳng định tuần xa không leo lên bực cấp đài phát thanh để cán chết các em được. Người đứng đông dày đặc như thế, nó cũng không thể nhúc nhích đến sát chân đài phát thanh được?. Và nếu nó cán chết các em thì trước tiên, nó đã phải cán bừa lên những đồng bào Phật tử người lớn đứng ở dưới sân đài phát thanh. Nên nhớ là không có người lớn tuổi nào là nạn nhân của biến cố đài phát thanh. Yếu tố chỉ có trẻ con dễ đưa đến ý tưởng là các em vì tò mò thường đứng gần sát đài phát thanh. Điều này hoá giải ý tưởng của phần đông dân chúng cho rằng các em bị các tuần xa cán chết.

Điều thứ tư là các em bị đạn và lựu đạn bắn chết. Vấn đề này là vấn nạn gay go nhất, xin dược bàn tiếp theo ý kiến của Trung Tướng Tôn Thất Đính và lúc Đặng Sỹ ra toà.

Điều thứ năm theo Thượng Tọa là có một âm mưu muốn ám sát TT Trí Quang với danh tính hẳn hoi. Đó là Trung Uý Kỳ và đồng bọn. Nhưng việc không thành chỉ vì có người lấy tay cản đồng thời sợ chết lây lan sang nguời khác. Chỉ rất tiếc là TT Trí Quang đã không chỉ đích danh cái người định ám sát Thượng Tọa. Nhưng chắc là phải giữ vai trò cao hơn Thiếu Tá Đặng Sỹ và ông Tỉnh trưởng? Người đó là ai? Có thể chỉ còn có mình TT Trí Quang có câu trả lời? Rất tiếc ông lại không nói. Đến lúc ra tòa, tôi đi tìm mãi không thấy Trung Uý Kỳ đâu? Chắc đã được TT Trí Quang bỏ qua.

Đã biết dược rõ âm mưu như thế, hẳn nhiên TT Trí Quang cũng biết rõ ai là kẻ chủ mưu ra lệnh? Và cái kết quả thảm sát 8 trẻ em vô tội? Dù gì đi nữa thì TT cũng nên nói rõ ra một lần để rửa cái vết lõm dính máu trên đài phát thanh Huế cho oan hồn các em chứ? Không ra tòa đã đành? Nhưng không nói, im lặng lại là chuyện khác?

Chứng từ của Thượng Tọa Thích Tâm Châu: Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31 tháng 12, năm 1993, nghĩa là 30 năm sau, thử xem TT Thích Tâm Châu, một trong hai vị lãnh đạo tinh thần hàng đầu của Phật giáo đã nhìn lại biến cố này như thế nào? Từ đó để tùy chúng ta suy nghĩ.

Thông lệ, mỗi kỳ Phật Đản tại Huế, cuốn băng ghi lại buổi lễ Phật Đản được cho phát thanh lại trên Đài phát thanh Huế vào 8 giờ tối. Năm nay, lễ Phật Đản có lời tranh đấu chống chính phủ nên đài phát thanh Huế không dám phát. Quần chúng Phật tử quanh vùng Huế chờ đợi phát thanh về Phật Đản không được, lũ lượt kéo tới đài phát thanh mỗi lúc một đông, chính quyền địa phương lo sợ về sự biểu tình. Thiếu tá Đặng Sỹ, phó tỉnh trưởng nội an Thừa Thiên kiêm Tiểu khu trưởng ra lệnh giải tán. Đột nhiên có tiếng nổ, làm 8 em Phật tử chết và một số bị thương. Do đó trở thành cuộc đấu tranh lớn.

Nhận xét : Theo thầy Tâm Châu, vụ đài phát thanh bắt đầu bằng có lời tranh đấu chống chính phủ. Không có vụ chống chính phủ, cuốn băng sẽ được phát lại vào buổi tối như thông lệ. Tất cả rối ren chỉ vì nội dung cuốn băng này đã dẫn đưa đến vụ nổ đài phát thanh. Bất cứ ai trong cuộc không ngờ rằng rắc rối về cuốn băng đã đưa đến hậu quả tai hại và kinh hoàng đến như thế.

Thầy Tâm Châu không xác nhận bất cứ điều gì về vụ nổ cũng không ám chỉ bất cứ nguyên do nào cũng như bất cứ ai có trách nhiệm gây ra vụ nổ. Ý của thày là chỉ ghi nhận có vụ nổ, có trẻ em bị tàn sát. Phần còn lại không biết không nói. Không xác nhận bất cứ điều gì. Sau 30 năm mới viết lại như thế, đã hẳn không còn vì ông Diệm hay ai khác nữa.

Sau này vào ngày 3-6-66, TT Trí Quang có bất đồng với TT Tâm Châu về đường lối tranh đấu. Vì thế TT Tâm Châu và Hộ Giác đã từ bỏ các chức vụ trong Viện Hóa Đạo. Sau đó vì sợ hãi đã bỏ trốn ra Vũng Tàu vào ở Trung Tâm nhu đạo Quang Trung vì sợ bị ám sát.

Về việc này, trong tiểu truyện tự ghi của Hoà Thượng Trí Quang chỉ ghi vắn tắt có một câu: “có vụ cầm tù tôi ở Dưỡng Đường Duy Tân, có Vụ Viện Hoá Đạo của Việt Nam Quốc Tự.’’ Vụ thế nào, TT không nói.

Lời tường thuật của Stanley Karnow:  Stanley Karnow, một phóng viên nổi tiếng ở VN trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhận xét của Karnow có ba điều đáng ghi nhận: Các nạn nhân chết do súng đạn do binh đội của Đặng Sỹ bắn ra. Chính quyền đã thủ tiêu hồ sơ giảo nghiệm của bác sĩ Lê Khắc Quyến. Thứ ba, TT Ngô Đình Diệm giữ lập trường cương quyết đổ trách nhiệm cho Cộng Sản gây ra vụ thảm sát này. Về việc TT Trí Quang có gặp lén lút với người Mỹ với mưu cầu lật dổ ông Diệm? Tôi đã hỏi những người thân cận nhất với TT Trí Quang thì được cho biết: không bao giờ TT đi gặp người Mỹ cả như Stanley Karnow viết.

Chứng từ của LM Cao văn Luận:  LM Cao Văn Luận lúc đó đang làm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế.Trong lúc các nhà chức trách đang tìm cách giàn xếp, thì một trái lựu đạn không biết từ đâu đã nổ ngay giữa đám biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo chính thức bùng nổ từ ngày đó’’.

Có vài giả thuyết được nêu lên về xuất xứ của trái lựu đạn. Giả thuyết thứ nhất, và khó tin nhất cho rằng một cán bộ chính quyền, hoặc là binh sĩ hay cảnh sát bảo vệ đài phát thanh đã ném trái lựu đạn. Một giả thuyết thứ hai đổ cho mật vụ Mỹ là tác giả trong vụ này. Giả thuyết thứ ba thì cho rằng chính phe đấu tranh, tôi xin nói là phe đấu tranh trong đó còn nhiều thành phần khác ngoài Phật Giáo đã thâm độc cho ném lựu đạn gây nên cảnh đổ máu để tạo căm phẫn trong quần chúng Phật tử hầu khích động mạnh hơn cuộc đấu tranh và dồn hai bên đến cái thế một sống, một chết với nhau. Tôi chỉ nêu lên những giả thuyết được bàn tán lúc bấy giờ, mà không nghiêng theo giả thuyết nào” (Trích Bên Dòng Lịch Sử, trích lại trong Ngàn Năm Xứ Huế, Nguyễn Châu, Đoàn văn Thông, trang 344-345).

Nhận xét: nhận xét của LM Cao Văn Luận đưa ra ba giả thuyết và không nghiêng theo giả thuyết nào nên phần tôi, người viết cũng không thể đưa ra nhận xét nào được.

Viết thêm về LM Cao Văn Luận. Sau này, ngày 18-9-64, một số giáo sư và sinh viên Huế tại Viện Đại Học yêu cầu LM từ chức để khỏi làm trở ngại cho việc bài trừ cần lao của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. Lý Chánh Trung đã nhận xét về vấn đề này trong cuốn sách: Ba năm xáo trộn, Nam Sơn, 1966, trang 108-112 như sau: “Cái ung thư đó đã lê cái thân già đi khắp nơi trên cùng trái đất, xin tiền, kiếm người, khẩn khoản mời mọc từng người về giúp Viện Đại Học Huế. Và kết quả sau 7 năm trời coi cũng được lắm chứ…

Thực ra các anh đã cách chức cha Luận vì cha không đồng ý với các anh về mặt chính trị. Như vây viện đại học Huế đã biến thành một đảng chính trị rồi. Các anh đòi hỏi dân chủ. Đòi hỏi dân chủ bằng cách bắt đầu độc tài, độc đoán, bắt đầu khệnh khạng huyênh hoang, bắt đầu làm chủ chân lý “sếp xòng cách mạng”.

Sau này, một trong những người sếp xòng cách mạng là giáo sư Lê Tuyên, một trong những học trò cha CVL, được cho đi du học về, tác giả vụ CVL từ chức và bị bắt tại Huế ngày 21-6-66 đã tuyên bố: TT Trí Quang mới là người chủ động, ông chỉ là người thừa hành mà thôi. Bọn họ gồm 26 người bị đưa ra tòa án Mặt trận Thủ đô và vùng 3 chiến thuật, trong có có Đại tá Đàm Quang Yêu, đại tá Nguyễn Văn Mô, BS Nguyễn Văn Mẫn và GS Lê Tuyên về tội xâm phạm an ninh Quốc Gia và tội phản nghịch.

Trớ trêu là người biện hộ cho họ lại là luật sư Võ Văn Quan, người đã biện hộ cho ông Ngô Đình Cẩn. Ông Quan chỉ nói thế này: “Nếu đó là một cái tội thì tại sao TT Trí Quang, người lãnh đạo sự tranh đấu ấy, người đã gửi văn thư xác nhận phân minh trước quý tòa rằng ông lãnh đạo sự tranh đấu lại không bị truy tố? Tôi xin quý tòa tha bổng bị can (Nghề hay nghiệp, LS Võ Văn Quan)

Bản phúc trình của ông Lê Dư, Trưởng Ty Cảnh sát quốc gia Thừa Thiên kính gửi Thiếu Tướng Chủ tịch Ủy ban điều hành Trung nguyên Trung phần. Khẩn. Tuyệt mật. Tôi có được bản tường trình mật này, đánh máy và in ronéo. Bản tường trình thì là thật, nhưng lời khai của các bị can có thể do áp lực mà phải nói khác đi. Theo tôi được biết, ông Lê Dư nay cón sống và hiện ở Mỹ. Hy vọng ông đọc được bài viết này và xin góp ý.

“Sau nửa giờ kêu gọi vẫn không kết quả, các lực lượng an ninh buộc phải dùng đến biện pháp xịt nước. Lúc này số đồng bào hiếu kỳ đứng bên ngoài vòng lần lượt giải tán trở về, còn lại số Phật tử vì có lời kêu gọi của sư Trí Quang chẳng những không chịu giải tán mà lại còn vào thêm đông ở khuôn viên đài phát thanh, dùng lời lẽ khiêu khích chống báng việc làm của lực lượng an ninh, ném đá vào đài phát thanh.

Trước tình trạng đó, Thiếu tá phó tỉnh trưởng nội an ra lệnh tung lựu đan hơi cay giải tán đám đông thì bọn đối phương đã lợi dụng cơ hội ném plastic vào cửa gương phòng vi âm đài phát thanh, nhưng không lọt vào được, lại bật nổ tại thềm làm cho 8 em bé bị chết và mấy chục người bị thương. Mãi hơn một giờ sáng, trật tự mới vãn hồi” (Trích Tổng kết nội vụ Phật Giáo và Đại học. Lê Dư Trưởng Ty cảnh sát quốc Gia Thừa Thiên.)

Nhận xét: Dầu thế nào đi nữa, dù là một bảng Tổng Kết của một nhân viên chính phủ, đôi khi nó cũng để lộ ra những chi tiết lý thú lắm. Và tôi nghĩ rằng, đây là những chi tiết có vẻ vô thưởng vô phạt lại hé lộ nhiều điều đáng để ta bàn. Trong tất cả những bài viết của các nhân chứng vừa nêu trên. Ít có ai nói tới Hiện Trường của vụ án. Trừ TT Trí Quang. Xác chết và Hiện Trường theo tôi học được qua các phim Tầu với Bao Công xử án thế mà hay. Thói quen nghề nghiệp của ông Trưởng Ty Cảnh sát nói tới hiện trường, nói cụ thể và chi tiết. Hay lắm.

Thứ nhất, trong phạm vi trách nhiệm, ông thấy trong đám đông thế nào cũng có đám thanh niên hứng chí, khiêu khích cảnh sát như chửi bới, ném đá, v.v... Điều đó chắc là có. Tâm trạng của một người có trách nhiệm an ninh trong lúc đó là làm thế nào trấn áp được đám đông mỗi ngày mỗi lúc bừng bừng khí thế. Đám đông có thể lên đến con số vài ngàn người, hay nói quá đi đến chục ngàn người. Đám đông vô tội. Nhưng lại rất nguy hiểm dưới con mắt viên chỉ huy cảnh sát.

Căng thẳng và e ngại. Chuyện gì sẻ xảy ra? Nào ai biết được? Loa phóng thanh, vòi xịt nước chắc là tỏ ra vô hiệu quả? Cảnh sát tỏ ra yếu thế và bất lực, phải gọi đến sự tiếp tay của quân đội và mãi đến hai giờ sau, 5 xe tuần thám mới có mặt. Cục diện hẳn đã thay đổi từ lúc này?

Ông cho biết thêm một chi tiết khá quan trọng là ném plastic vào cửa gương của phòng vi âm đài phát thanh và rồi plastic dội bật trở ra rơi xuống thềm đài phát thanh.

Là cửa gương, có nghĩa là nếu xe tuần thám mà dùng đại liên nã vào đài phát thanh như ông Bác sĩ người Đức hay một số người khác xác nhận thì nạn nhân đầu tiên sẽ là ông Tỉnh Trưởng hay ông giám đốc đài phát thanh Ngô Ganh và một số chức sắc Phật giáo có mặt, như TT Trí Quang. Các vị này không sao cả. Không có một ai trong đài phát thanh bị thương. Plastic ném dội ra rơi xuống thềm. Có nghĩa là, đài phát thanh có nhiều bực cấp. Muốn vào đài, phải đi qua một sân rộng, sau đó leo các bực cấp trước khi bước vào cửa đài phát thanh.

Hiện trường là như thế. Điều đó cắt nghĩa và hiểu được tại sao trong 8 nạn nhân đều là các trẻ em và không em nào quá 18 tuổi. Các em thiếu nhi, ưa tò mò sẽ không chịu đứng dưới sân đài mà bám sát vào cửa gương để xem và nhìn cho rõ câu truyện đàm phán bên trong đài. Sự tò mò này đã giết chết các em, nạn nhân đầu tiên của biến cố 1963.

Nay thì tôi không biết có bao nhiêu bực cấp và cao bao nhiêu so với sân đài phát thanh? Nhưng chỉ cần từ hai đến ba bực cấp là xe tuần thám đành chịu. Vậy giả thiết cho rằng xe tuần thám cán chết 8 em có còn đứng vững được nữa không? Ấy là có nhân chứng không xác định rõ xe bọc sắt hay xe bánh cao su? Và đơn giản mà nói, chi khu của một tòa tỉnh trưởng lấy đâu ra một đơn vị xe bọc thép, có bánh sắt? Bánh sắt hay bánh bọc cao su sẽ xác định cái chết của các nạn nhân như thế nào? Chỉ có bánh xe bọc sắt mới có thể cán nát đầu, nát bét thân thể được?

Ông Lê Dư là một nhân vật có trách nhiệm trong vụ thảm sát trước Đài phát thanh Huế, vậy mà trong bài tường thuật vụ án xử Đặng Sĩ, tờ Lập Trường thời đó đã không nêu tên ông với tư cách một nhân chứng?

Lời khai của Trưởng đoàn SVPT tại sở Công An Trung nguyên Trung phần. Anh Hoàng văn Giàu, đoàn trưởng SVPT Huế khai như sau: Tối hôm đó đương sự có đến đài phát thanh Huế và đứng ở góc Morin cũ. Khi xảy ra vụ biến động, đương sự bị lựu đạn cay, nhưng vẫn hô to: “Đồng bào hãy từ từ mà chạy, họ chỉ bắn chỉ thiên thôi.” Trước tình hình căng thẳng đó, đương sự lo sợ nên chiều ngày ngày 9-5-63 vào Đà Nẵng để lánh nạn.

Trong một nhật ký của anh Hoàng văn Giàu bị chính quyền tịch thâu, anh có ghi lại những điều sau đây: Cụ thể anh đã dùng những danh từ sau đây bầy tỏ lập trường chính trị chống đối chính phủ: ngu si, ngu đần, thủ đọan vặt, mù quáng, lang sói, lưu manh, lũ điên, khiêu khích, gia quyến, giáo quyền và chính quyền. Để gán cho chính quyền của Ngô Tổng Thống, đương sự đã có những câu:

- Chuyện của tôi là chuyện đạo, nhưng thực sự là bị chi phối bởi một dụng tâm khác hơn. Đạo đức với tôi chỉ là việc phụ.

- Hành động của tôi không phải hoàn toàn cho Đạo.

- Không ưa, không còn tin tưởng chế độ nữa.

- Mỗi hành động của tôi là một sự đóng góp làm cho chế độ hiện hữu đi lần đến chỗ sụp đổ.“Tôi đã biết cuộc tranh đấu của tôi là chỉ làm lợi cho những kẻ đầu cơ chính trị hơn là cho Phật Giáo, song tôi vẫn phải làm, miễn sao cho chính phủ hiện hữu (đánh máy không rõ) thì thôi.”

Đương sự cũng xác nhận rằng đương sự đã biết các sư Thích Tịnh Khiết, Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Trí Thủ là những người chỉ huy Phật giáo đã kéo đoàn SVPT do đương sự làm đoàn trưởng vào cuộc đấu tranh tôn giáo chính trị nhằm mục đích lật đổ chính quyền. (Chữ in đậm trong tài liệu) nhưng đương sự vẫn tích cực hoạt động theo sự chỉ đạo của các sư miễn sao lật đổ được chính quyền hiện hữu (chữ in đậm trong tài liệu) (Trích trong hồ sơ Tổng kết nội vụ Phật giáo và Đại học. Tài liệu: Lê Dư, Trưởng Ty cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên, kính gửi Thiếu Tướng Chủ tịch Ủy ban điều hành Trung nguyên Trung Phần. Khẩn. Tuyệt mật. Từ trang 62-69).

Nhận xét: Khi trích lại những lời khai này, tôi thâm tín rằng anh Hoàng Văn Giàu đã khai không hoàn toàn đúng với tâm niệm của anh như cho rằng biết rõ các thày làm chính trị, anh bị lợi dụng. Thực sự mà nói, lúc đó các sinh viên Phật Tử cũng như các thày tranh đấu nhằm đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Ít ai có thể nghĩ đó là một cuộc tranh đấu chính trị. Chỉ sau này thì ý tưởng đó mới thực sự bắt rễ ăn nhịp với các biến động mỗi ngày mỗi sôi động và rõ nét. Các biến động đã mỗi ngày vượt qua mọi toan tính, suy nghĩ và trù liệu của các nhà lãnh đạo Phật giáo như chính Thượng Tọa Trí Quang đã thừa nhận: “Đây là một sự vận động kỳ quái”.

Khi viết xong bài này, việc đầu tiên tôi làm là gửi cho anh Hoàng Văn Giàu, ở bên Úc để anh xem, đồng thới hỏi xem anh có điều gì để nói về tài liệu trên. Trong trường hợp, anh xác nhận là giả thì tôi sẽ rút lui ý kiến lại. Nhưng sau đó thì tôi có nhận được thư anh Giàu cho biết cứ việc cho đăng và cho rằng mỗi người có một ý kiến, quan niệm về biến cố 1963. Qua lá thư anh Giàu, tôi cho rằng tài liệu tôi có được là thật không phải giả. Ngay cả nội dung khai báo cũng có phần sự thật trong đó nữa.

Mặc dầu có đến đài phát thanh, có tham dự và chứng kiến sự việc, anh Hoàng Văn Giàu cũng không cho biết được gì nhiều. Ngoại trừ chấp nhận là có lựu đạn cay được tung ra. Có lẽ đây là phần tài liệu dài nhất về vụ thảm sát trước đài phát thanh Huế. Tác giả dành ra 64 trang để viết về vấn đề này ở chương 8, từ 281 đến 342. Xin chỉ tóm lược.

Thiếu tá Đặng Sỹ đã được sự đồng ý của Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, tư lệnh vùng 1 chiến thuật. Rồi tư lệnh sư đoàn 1, Đại Tá Đỗ Cao Trí. Ông này bỏ về Sàigòn thì có Trung Tá Lê Quang Hiển, tư lệnh phó đại diện. Qua lệnh của Thiếu Tướng Nghiêm, Thiếu Tá Sỹ có thêm một đại đội khóa sinh C1, một đại đội thiết giáp đang hành quân tại Phú Lộc, một đại đội quân trấn, đại đội Thiên Hổ và một chi đội cơ giới Bảo An do Trung Úy Kỳ chỉ huy (Sau này, TT Trí Quang chỉ đích danh Trung Uý Kỳ có ý định ám sát Thượng Tọa Trí Quang. Sau này Trung Úy Kỳ bị ám sát khá ly kỳ) và một số hiến binh Quân Cảnh.

Như vậy Thiếu Tá Sỹ đã nhận được lệnh từ ba phía Tỉnh Trưởng, vùng và khu. Bộ tham mưu của Thiếu Tá Sỹ bây giờ gồm có Đại Uý Lê Nguyên Phu, tiểu khu phó, Đại Uý Nguyễn Kinh Lược, tỉnh đoàn trưởng Bảo An. Đại uý Lê Duy Hiển, tham mưu trưởng. Không có sự dồng ý của Tư lệnh vùng, Thiếu Tá Sỹ không thể có một lực lượng hỗn hợp đông đảo như thế.

Diễn tiến nội vụ: gửi hai tiểu đội cảnh sát và quân cảnh dàn hàng ngang vào dẹp biểu tình. Thất bại. Quyết định dùng xe cơ giới Bảo An mở đường, lính tiến theo sau xe. Thiếu Tá Sỹ, mặc áo giáp cùng với với hai hạ sĩ quan Tư và Quang đi mở đường. Gạch đá ném tứ tung vào xe. 10 giờ 30 xe cách đài chừng 50 thước. Hai tiếng nổ kinh hoàng. Thiếu tá Sỹ bắn ba phát súng lệnh, đồng loạt cho nổ lựu đạn MK3 ở 15 địa điểm khác nhau.

Thiếu Tá Sỹ tiến được vào đài, gặp Thượng tọa Trí Quang. TT Trí Quang chắp tay vào nhau lo âu nói: Tôi không ngờ xảy ra như thế này. TT Sỹ nói với TT Trí Quang: Thày phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra như thế này”. TT Thiện Minh nói với Trung Tá Thưởng: Chuyện đã xảy ra như thế này, thì tôi không biết nói sao. Tôi xin chịu hết trách nhiệm.

Nhận xét: Bài viết có khá nhiều chi tiết để người đọc nắm được diễn tiến từng giờ cuộc biến động lúc bấy giờ. Nhưng những mẩu đối thoại ghi lại giữa TT Trí Quang và Thiếu Tá Sỹ cũng như giữa Trung Tá Thưởng và TT Thích Thiện Minh không có gì làm bằng cớ là có thực có những lời đối thoại như thế hay không? Ai đứng đó mà nghe? vì không ai kiểm chứng được là thật hay không thật. Căn cứ vào tài liệu, Ông Sỹ nhận được lệnh từ cấp trên để dẹp đám biểu tình. Hai tiếng nổ là do từ đâu tới, Ông Sỹ sau đó chỉ thi hành theo phương án đã được hoạch định trước và không có trách nhiệm về cuộc thảm sát.

Trích chứng từ của Tướng Tôn thất Đính: “Thảm kịch kinh hoàng của biến cố đài phát thanh là như vậy. Nhưng cho đến nay, chưa có một ai có thể nói rõ về sự thật của biến cố đài phát thanh đêm 8-5-63 như thế nào cả. Chúng tôi đã tận lực sưu tầm từ 1963 đến giờ.. đọc và phân tích tất cả tờ trình được đệ lên trình TT Diệm. Chúng tôi đã hội kiến với TT Trí Quang, cố TT Thiện Minh, Cố TT Mật Hiển, cố TT Mật Nguyện, TT Thiện Siêu, tiếp xúc với gia đình Phật Tử, sinh viên Phật tử, nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi cũng không thể nào quy định được đâu là sự thật.

Đọc lại những gì đã được ghi lại trong một số tài liệu của Phật giáo năm 1963, chúng tôi thấy vấn đề ghi chép quá đơn giản. (trg 321). Các tài liệu về phía Phật Giáo, Hoa Kỳ đến phía VN, suốt 35 năm qua cũng chỉ đưa ra những nhận xét chung, hay những giả thuyết, chứ không ai dám cả quyết về bất cứ một sự thật nào.

Về kỹ thuật quân sự, lúc bấy giờ VNCH không thể có bất cứ một loại chất nổ nào có tính công phá lạ lùng như vậy, ép dẹp thân xác, thổi bay đầu làm cho khi khám nghiệm các tử thi, ngay các bác sĩ tại Huế cũng không quy định được bất cứ lọai chất nổ nào. Họ không thể nói đó là lựu đạn, plastic hay bất cứ một vật gì. Thậm chí còn có dư luận cho là bị các xe bọc sắt bánh cao su của lực lượng cảnh bị nội an do TT Đặng Sĩ cán nát, nhưng trong hoàn cảnh hàng ngàn người ở đài phát thanh, các loại xe ấy không di chuyển dễ dàng vào tận hành lang của đài là nơi xảy ra tai nạn.” (Trích: 20 Năm Binh Nghiệp, trang 323)

Nhận xét: Nhận xét của tướng Đính khá là trung thực. Nếu tin rằng ông đã tham khảo tài liệu, đã hỏi ý kiến các thầy, đã tham khảo tài liệu từ dinh Tổng Thống Diệm Không biết là loại võ khí gì đã giết hại các em như thế, vì quân đội VNCH không được trang bị những thứ vũ khí giết người.

Nhưng nếu không tìm ra được thứ vũ khí giết người là thuộc loại nào? Việc kết án tù Thiếu Tá Đặng Sĩ liệu còn có cơ sở đứng vững hay không? Tài liệu, chứng từ dẫn chứng đầy đủ, bạn đọc đã có thể tự mình trả lời hai câu hỏi của người viết bài? Ai trực tiếp trách nhiệm giết 8 trẻ em vô tội? Và giết bằng thứ vũ khí gì? Nếu đã có câu trả lời rồi thì xin khỏi đọc tiếp phần sau nữa? Nếu chưa, xin tiếp tục đọc phần Đặng Sỹ trước tòa án. Tôi đã thu tập tất cả 25 chứng từ, nhưng nhận thấy nhiều chứng từ có điểm trùng điệp nên đã cắt bỏ.

 Phần Hai: Vụ án Thiếu Tá Đặng Sĩ trước toà án Cách Mạng.

Biến cố đài phát thanh Huế xảy ra đêm 8-5-1963. Từ đó đưa đến sự sụp đổ chế độ TT Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963. Nhưng mãi đến 2-6-1964 mới được đưa ra xét xử tại Sàigòn. Tức là hơn một năm khác với vụ án Trung Tá Vương Văn Đông và ông Ngô Đình Cẩn bị đem ra xét xử ngay và lãnh án tử hình.

Thời gian càng kéo dài ra thường có lợi cho bị can, tránh được những sôi nổi khi sự cố còn nóng hổi. Thứ hai, phạm trường là Huế, trung tâm đầu não của biến cố 8-5-1963, cứ sự thường tội đâu xử đấy. Nhưng cũng không ai cấm được tòa án thay đổi chỗ xử án để cho toà án được độc lập hơn, tránh sức ép của dư luận quần chúng. Viện Chưởng lý tòa án quyết đinh xử ở Sàigòn để tránh ‘ Sợ gây hoang mang dư luận’’. Theo nguyên tắc có 3 trường hợp: Sử tại nơi xảy ra phạm pháp. Toà án tại nơi can phạm bị bắt. Toà án tại nơi can phạm bị giam giữ.

Xử Đặng Sỹ là chuyện nhỏ, cân bằng hai thế lực tôn giáo trong lúc này là chuyện lớn. Các chính phủ quân nhân đều quá yếu nên phải di giây chứ biết làm sao? Đặc biệt là chính phủ Nguyễn Khánh. Trước ngày Đặng Sỹ ra toà một tuần có bài báo trên tờ Lập Trường: Đồng bào Huế và Trung Việt nghĩ sao? Đặng Sỹ ra tòa tại Sàigòn. Đối với dư luận xứ Huế:’’ Vụ thảm sát tại Đài phát thanh chỉ là bước cuối cùng của cả một chương trình tận diệt tôn giáo. Dân chúng đã quá biết điều đó rồi. Lúc xử Ngô Đình Cẩn, tất cả các báo Sàigòn đều viết rằng nhân dân đã xử ông Cẩn trước khi tòa án xử. Đối với Đặng Sỹ cũng vậy, nhân dân đã xử rồi chứ đâu có chờ đến tòa án Cách Mạng?

Vì thế Đặng Sỹ trước mắt người dân xứ Huế đương nhiên là một tội phạm. Rõ ràng như thế, mang xe tăng đến trước đài phát thanh, rồi ùm ùm, súng nổ, lựu đạn nổ rầm trời. 8 mạng trẻ con chết thê thảm.? Mọi người đêm đó đều trông thấy. Chối cãi đi đằng nào?

Vậy mà hơn 40 năm, chúng ta vẫn phải bắt buộc nhìn lại. Nhưng nhiều người muốn truy đến cùng đằng sau Đặng Sỹ là ai ? Ai ra lệnh? Một phóng viên đã mập mờ đưa ra mà như thể không đưa ra: “Chúng tôi không muốn dành quyền phán xét của tòa án như một hai tờ báo ở Sàigòn đã làm, vì vậy chúng tôi không muốn bắt chước họ nêu tên nêu tuổi chánh phạm ở đây. Tên tuổi đó không phai mờ trong lòng dân chúng Huế được đâu? Không bao giờ.’’

Theo như câu nói trên thì dân chúng Huế biết rõ, biết chánh phạm là ai rồi? Cuối cùng, chính quyền nghiêng về giải pháp đem Đặng Sỹ về Sàigòn xử. Chỉ tiếc một điều là Toà án Cách mạng không xử Đặng Sỹ tại Huế, là nơi Đặng Sỹ phạm tội, để đồng bào, những người đã nhìn thấy sự thật trước mắt, sự thật ngày hôm nay vẫn còn hiển hiện trước mắt, tự mình lắng tai nghe thử những người xử án, nhân chứng và bị cáo nói gì trước tòa án về những sự việc đã xảy ra.

Cho nên thật ra không phải người ta sợ hắn chết mà người ta chỉ sợ hắn không chịu im lặng để chết mà thôi. Chú thử nghĩ nếu ra giữa tòa mà hắn cà rịch cà tang khai hết những thượng lệnh mà hắn đã nhận để thi hành thì có tọa họa nó ra hết không. Người ta đang la làng lên là vì rứa….. Nếu phải chết, tội chi mà y chết một mình, y sẽ khai tùm lum ra hết. Nếu không thì phải tìm cách cho y đừng nói. Chú học lịch sử còn nhớ vụ Nuremberg không? Biết bao nhiêu tội phạm chiến tranh tự tử trong ngục trước trước khi bị đem ra xử… Mình lo cho Đặng Sỹ là vì rứa.( Nguồn : Báo Lập Trường tháng 6-64)

Vì thế, việc xử Đặng Sỹ đã làm nhiều người thất vọng đến độ nghĩ rằng:’’ Trước hiểm họa Cộng Sản, trước viễn tượng Cách Mạng sụp đổ, lòng tin sụp đổ, những chữ của chúng tôi đang chứa đầy tủi nhục của nhân dân xứ Huế, của những người đã vùng dạy làm cách Mạng từ ngay sau đêm thảm sát Đài phát thanh, để rồi ngày nay thấy mình bị phản bội.’’(Lập Trường 6-6-64)

Xử không khéo là lòng tin vào cách mạng sụp đổ và cảm thấy bị chính quyền phản bội?  TT Trí Quang đã đưa ra một liều thuốc giải vừa để gỡ rối vừa để trấn an dư luận, thày lúc đó đang ở Sàigòn xin khoan hồng cho Đặng Sỹ đồng thời có đánh một công điện ra Huế mà nội dung như sau:’’ Chúng ta chủ trương khoan hồng cho ông ấy thì không cần quan tâm đến những chi tiết khác làm gì”

Tha thì không thể tha mà tội chết cũng không thể chết. Đó là cái thế của Đặng Sỹ.  Có nghĩa là thực sự đây là một vụ án chính trị. Và dựa trên sắc luật 4-64 ngày 18 tháng 2, năm 1964 thiết lập tòa án Cách Mạng dưới thời tướng Nguyễn Khánh. Luật này có ‘’hiệu lực hồi tố’’ (rétroactive effect ). Và vì thế đã có một danh sách 267 những bị can phải ra trước tòa án Cách mạng. Trong đó có những vụ án nổi bật như Phan Quang Đông (cơ quan đặc vụ và tình báo) và Dương Văn Hiếu (tư lịnh Cảnh sát đặc biệt)

Xin trích dẫn lời Lý Chánh Trung trên tờ Tìm hiểu về tình hình lúc đó với nhan đề: ‘’ Lọan để trị’’ Vì rằng từ mấy tháng nay, thành tích duy nhất của ông Khánh sau ngày chỉnh lý bị đạp dổ, người dân miền Nam đã nếm được cái thú vị của Tự Do xuống đường, tự do đập lộn, chém giết, nói láo, bêu xấu. Muốn gì cứ việc xuống đường. Xuống đường là thắng trận. Hoan hô dân chủ. Thật không có cái chính quyền nào nhiều thiện chí bằng cái chính quyền này: xum xoe chạy từ nhóm này đến khối kia, vuốt ve hứa hẹn để làm vừa lòng tất cả mọi người’’. Nhưng tội thay, không ai vừa lòng cả.

Ở Huế có cái Hội đồng Nhân dân Cách Mạng (rồi cứu quốc) mà thành phần chủ yếu là một số giáo sư đại học. Hội đồng này đã cực lực phủ nhận tam đầu chế Minh-Khánh-Khiêm. Thế rồi người ta thấy ông Minh và ông Oánh lẽo đẽo ra Huế để * thỉnh ý* Hội đồng đó. Hội đồng thương thuyết tay ngang với chính phủ. Tại nhiều tỉnh miền Trung, những hội đồng tương tự được thiết lập và người ta đã chứng kiến những tấn bi hài kịch của những người dư đảng cần lao đến đầu thú nơi ông Tỉnh Trưởng thì được ông Tỉnh gởi qua Hội Đồng, đến Hội đồng thì được trả về tỉnh’’

Khung cảnh phiên tòa xử án:

Phiên tòa do ông Lê Văn Thụ, một thẩm phán kiến thức uyên thâm, đức độ thanh cao và phong thái lịch sự, nhã nhặn, ai cũng khâm phục, cũng là người từng sử tử hình ông Ngô Đình Cẩn ( Trích theo Luật sư, Nghề hay Nghiệp, Ls Võ Văn Quan) ngồi ghế Chánh Thẩm, Trung Tá Nguyễn Văn Đức, Chưởng lý TACM ngồi ghế Công tố. Ông là người đã đưa Phan Quang Đông và Ngồ đình Cẩn đến cái chết. ‘’ Ông đến đây với hào quang chiến thắng trong vụ xử án Phan Quang Đông vừa qua. Lúc xử Phan Quang Đông, ông mới là Thiếu Tá . Và trong phiên xử này*xử ông Ngô Đình Cẩn*, ông chững chạc tự tin, phần thắng, khi sẽ đổi một bản án tử hình như đã nắm chắc trong tay. (Trích Luật sư, Nghề hay nghiệp). Luật sư biện hộ là Nguyễn Khắc Tân.

Bình thường, những phiên tòa như thế này sẽ có đông người đến nghe lắm. Như trong phiên tòa xử ông Ngô Đình Cẩn ở ngoài Huế :’’Chưa tới 8 giờ sáng, còn hơn một giờ nữa mới họp. Nhưng chắc đã từ lâu một đám đông cả mấy ngàn người chen nhau đứng dưới mưa phùn gió lạnh, trên các đường chung quanh tòa án. Tất cả mọi người, già trẻ, bé, lớn, người nào cũng có vẻ mặt đầy căm thù. (Trong Luật sư, Nghề hay nghiệp..). Sau đó, vụ xử đã được đưa vào Sàigòn một cách kỳ cục. Không khí Sàigòn khác hẳn :’’Nhưng khác hẳn quang cảnh căng thẳng, sôi sục không khí đấu tranh chung quanh Toà án Huế lúc trước, công chúng Sàigòn chỉ đứng thưa thớt trên các đường gần pháp đình và chỉ có vài người hiếu kỳ mà thôi’.’

Khung cảnh pháp đình Sàigòn sáng 2-6-1964 là một quang cảnh vắng lặng, khác hẳn hôm xử ông Ngô Đình Cẩn. Trong pháp đình chỉ có một số ký giả và, đội quân danh dự cùng một vài thân nhân và một vài phật tử. Có thể dân chúng đã quen thuộc, đã hết hào hứng như hồi xử ông Cẩn. Điều này chỉ có lợi cho phía bị cáo là Đặng Sỹ. ( Trích tờ Lập Trường..)

Ông Chưởng lý cho biết nhân vật quan trọng hàng đầu cần ra làm nhân chứng là TT Trí Quang. Nhưng TT Trí Quang đã từ chối không ra làm nhân chứng trước tòa buộc tội bị can. Trả lời ký giả báo Dân Ta, TT Trí Quang cũng xác nhận việc này. Không biết việc từ chối như thế có hợp pháp không? Sự từ chối của một nhân chứng quan trọng như TT thì kể như cái toà án đó giá trị pháp lý còn lại là cái gì? Sau này TT Trí Quang cũng từ chối ra trước toà án Mặt Trận xử 26 can phạm trong vụ chính biến Đà Nẵng mà chính TT nhận là người lãnh đạo và trách nhiệm?

Thật sự thì miền Nam trong những tỉnh huống như vậy chỉ cho thấy tòa án thiếu một thẩm quyền pháp lý, thiếu cái uy quyền thượng tôn pháp luật của tòa. Uy quyền quốc gia không còn nữa. Đặc biệt thân nhân của dân sự nguyên cáo, tức gia đình các nạn nhân trong biến cố đài phát thanh gần 20 người, nhưng không có ai lên tiếng đòi bồi thường cho gia đình họ và để tùy tòa quyết định. Và theo phái viên Từ Nguyên, đại diện tờ Lập Trường ngoải Huế Họ, những đại diện các gia đình nạn nhân là những người đau khổ nhất và ngày hôm nay đang là những người sung sướng nhất, vì đã hy sinh cho chính pháp.

Phiên tòa bắt đầu 9 giờ, nhưng phải đợi đến gần nửa giờ sau, bị cáo Đặng Sỹ mới tới. Đặng Sỹ bước vào với binh phục sĩ quan cấp tá đàng hoàng, lúc đó phiên tòa mới bắt đầu. Có một điều kỳ ngộ, chỗ cái ghế gỗ dành cho bị cáo mà Đặng Sỹ ngồi thì trước đây ông Cẩn đã ngồi cùng ở một chỗ ấy.

Cùng một phiên tòa của tòa án cách mạng, cùng là những người liên quan đến chế độ ấy, cùng có thể nhận một bản án tử hình. Nhưng thái độ hai người có khác. Ông Cẩn ngồi đó không nói gì. Im lặng từ đầu đến cuối. Còn ông Đặng Sỹ tỏ ra bực tức và có dịp được nói là nói thả dàn. Cứ dược hỏi đến là ông có dịp được phân vua hoặc nói về những thành tích chống Cộng của mình.

Vấn đề thủ tục pháp lý:

Mở đầu phiên xử, luật sư Tân đã nêu ra khước biện vô thẩm quyền của tòa án cách mạng đối với bị cáo. Đây thật ra chỉ là * bốn món ăn chơi* của thủ tục tòa án mà luật sư thường nêu ra và thường cũng bị ông chánh thẩm bác bỏ ngay tử đầu. Bởi nếu khước biện vô thẩm quyền của tòa án được chấp nhận thì tự nó đã vô hiệu hóa vụ án rồi. Tôi chẳng muốn đi vào chi tiết, chỉ biết rằng Sắc luật 4-64 khi thiết lập tòa án cách mạng có định như sau:’’ Mưu sát, tội giết người đối lập về chính trị, việc tra tấn cho đến chết’’ Theo luật sư Tân, các nạn nhân là Phật tử, không phải người đối lập. Vậy không thuộc thẩm quyền tòa án cách mạng. Sau đó có cãi qua, cãi lại. Chánh thẩm đình nghị án, vào tham khảo. Và lúc 10 giờ 15, tòa tái nhóm và ông chánh thẩm bác khước biện vô thẩm quyền do l.s Tân nêu lên. (Lập Trường, số 6-6-64.)

Lời khai trước tòa của Đặng Sỹ:

Ông chánh thẩm hỏi bị can: Bị can phạm tội cố sát với trường hợp gia trọng, vì trong khi binh lính giải tán đồng bào tại đài phát thanh đã ném hay cho ném lựu đạn làm chết 8 đồng bào, bị can có nhận tội không? Dĩ nhiên là không. Sau đó thì bị can đã trả lời tóm lược như sau:’’ Bị can bị bắt từ ngày 24 tháng 11, 1963. Bị biệt giam tại Nha an ninh quân đội trong phòng tối. Bị tra vấn ngày đêm và bị ép buộc phải khai ra là do Giám Mục Ngô Đình Thục và hàng giáo phẩm ra lệnh cho tôi đàn áp tôn giáo. Xin Toà ghi nhận cho tôi chỉ là cấp thừa hành, chế độ nào cũng phải thừa hành lệnh cấp trên của tôi sai phái. Trước hết ông Tỉnh Trưởng áp dụng dụ 57A trưng dụng tôi, rồi ông Tư lệnh vùng. Về điểm này, Ellen J. Hammer cũng viết tương tự :’’ Một áp lực buộc Đặng Sỹ phải tố cáo TGM Thục, lúc đó đang sống ở ngoại quốc, đã đích thân ra lệnh cho ông bắn vào đám đông. Nhưng ông đã từ chối ( Trích trong Bàn tay Hoa Kỳ.. trang 110)

Tôi không phạm tội cố sát vì tôi chỉ nhận lệnh của cấp trên. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm đã cung cấp phương tiện cho tôi. Lực lượng tiểu khu của tôi chỉ có 18 người sĩ quan và quân nhân. Đêm 8 tháng 5, 1963, Tôi đã gọi điện thoại cho Cảnh sát tăng cường. 20 giờ, họ cho biết không đủ quân số. Tôi cũng đã gọi cho ông Tỉnh trưởng 5 lần, không gặp. 8 giờ 30 tối, tôi tới văn phòng ông Cẩn, có Đại uý Phu, phụ tá tiểu khu trưởng.

Sau đó gặp ông Đẳng, tỉnh trưởng, ông Đạm, Ông Trọng, Ông Vang. Nhận được điện thoại của ông Ngô Ganh, quản đốc đài phát thanh yêu cầu can thiệp gấp, đồng bào tới đông đảo. Ông Tỉnh trưởng nói đồng bào không trật tự, yêu cầu Thiếu tá xử dụng quân đội giải tán. Tôi xin giấy trưng dụng.

Ông Tỉnh trưởng nói, yêu cầu Thiếu Tá giải quyết gấp kẻo đài phát thanh bị phá, ngày mai sẽ có giấy điều chỉnh. Tôi cũng gọi cho Đại Tá Đỗ Cao Trí, tư lệnh sư đoàn 1. Đại tá Trí không có mặt. Đại tá Lê Quang Hiển phụ tá yêu cầu xin lệnh tư lệnh vùng. Sau khi trình tư lệnh, Thiếu tướng có nói: quần chúng tự động biểu tình, xâm phạm công quyền, Thiếu tá có bổn phận đem binh sĩ giải tán và ông cấp cho một đại đội BB ở trung tâm Phú Bài.

Tôi cấp phát lựu đạn MK3, lựu đạn này tôi đã xử dụng để huấn luyện cho thanh niên chiến đấu có sự chứng kiến của Đại tá Trí. Lựu đạn Mk3 không gây chết người, thường dùng cho nổ để huấn luyện cho Thanh niên chiến đấu, thanh niên Nam Nữ. Tôi đã dùng một chiến xa Bảo An đi trước mở đường, binh lính theo sau. Xe đến cách quân trấn 50 thước, bị chặn đường.. Tôi ra lệnh cho xe tiến lên, cán xe mo bi lét. Rồi nghe có hai tiếng nổ lớn. Tôi tưởng bị Việt Cộng tấn công. Sau đó tôi bắn ba phát súng lệnh chỉ thiên, nhưng dồng bào náo loạn cả lên, binh sĩ cũng chẳng nghe thấy lệnh của tôi.

Nhưng ai ra lệnh? Đặng Sỹ khai không nghe thấy lời kêu gọi của ông tỉnh trưởng. Ông còn la lớn, hai tài xế Ngọc và Khải, sau ngày Cách mạng đã bị bắt giam 3 tháng, rồi được thả và nay còn được thăng chức. Như vậy họ được thăng chức vì những lời khai của họ?

Đặng Sỹ còn nhắc lại phản đối trước tòa về việc giam cẩm thiều nhân đạo và thẩm vấn viên đã buộc: phải khai nhận có ném lựu đạn, hoặc do lệnh TGM Ngô Đình Thục ra lệnh cho y đàn áp Phật giáo. Chưởng lý cho rằng hầu hết các nhân chứng đều khai trước tòa là bị cáo bắn trước ba phát súng, rồi mới có hai tiếng nổ. Chưởng lý cũng cho rằng bị cáo không được mang vấn đề tôn giáo ra đây, bị cáo theo tôn giáo nào không thành vấn đề.  Cả phòng như im lặng.

Theo ông chưởng lý, đa số các nhân chứng trong phiên xử này đều khai bị cáo có bắn 3 phát súng lục trước khi có tiếng nổ lớn. Riêng chỉ có mình bị cáo khai có hai tiếng nổ lớn trước khi bắn ba phát súng.. Ông Chưởng lý nói tiếp, công tố viện đã đưa ra một số nhân chứng tối đa, không lẽ các nhân chứng đều có thù oán với bị can cả sao? (tóm lược theo Lập Trường, số tháng 6)

Lời khai của các nhân chứng

Tướng Nghiêm: Có lệnh trưng dụng thì tỉnh trưởng hoàn toàn trách nhiệm không cần hỏi ý kiến quân đội hay tôi. Nhưng tôi cũng có căn dặn tránh đổ máu, dùng các biện pháp xịt nước. Tướng Nghiêm cũng liên lạc với Đại Úy Thiết, chánh văn phòng đại diện ở Huế để ông này liên lạc với Đặng Sỹ. Ông nói tiếp, Thiếu tá Sỹ có quyền xử dụng đại đội cơ giới ở Phú Lộc vì thuộc Bảo An. Riêng đại đội ở trung tâm huấn luyện Phú Bài thì thuộc quyền Bộ Tổng tham mưu chứ không thuộc quyền tôi.

Cứ như lời khai của tướng Nghiêm thì xem ra, ông chẳng có tý quyền hành gì, mặc dầu là tư lệnh quân đoàn. Và vì thế, ông hoàn toàn không có trách nhiệm gì trong vụ nổ ở đài phát thanh. Ông ra tòa với tư cách nhân chứng chứ không phải một liên đới trách nhiệm với bị cáo, với tư cách chỉ huy cao cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, ông vẫn ra lệnh miệng cho Đặng Sỹ, vẫn liên lạc với Đại Uý Thiết, vẫn liên lạc với Đại tá Hiển. Dĩ nhiên vẫn có những lệnh miệng, hay khuyến cáo. Mà trong nhà binh, lệnh miệng đã đủ là bằng cớ chưa?

Ông Nguyễn Văn Đẳng, tỉnh trưởng: Sự việc xảy ra ở đài phát thanh Huế rõ như ban ngày như một cộng với một là hai. Ông đã nói như thế. Tối hôm đó, tôi đến văn phòng chỉ đạo thì có Trưởng Ty Cảnh sát, TT Công an cho biết đồng bào phật tử đang vây đài phát thanh. Tôi nóí: Nếu có vây, đồng ý khi cần giải tán. Tôi thấy các ông ấy sát khí đằng đằng nên tôi thấy cần nhắc là cần có binh sỉ cải trang để giải tán biểu tình. Mọi người giải tán.

Có một chi tiết khá quan trọng mà Thiếu Tá Đặng Sỹ nêu ra là lệnh trưng dụng của Tỉnh Trưởng lúc đó có ông Hồ Đắc Trọng làm chứng. Ra tòa, ông Hồ Đắc Trọng khai là, tuy có mặt ở đó, nhưng không nghe là ông Tỉnh Trưởng có ra lệnh hay không? Nhân chứng phủ nhận? Vậy lời khai của Đặng Sỹ trở thành vô dụng? Nhưng Hồ Đắc Trọng có khai là có gặp ông Cẩn, ông Cẩn có nói với ông rằng:’’ biểu tình thì phải dẹp, hỏi ông Tướng, ông đại biểu chính phủ mà làm. Lời khai của Hồ Đắc Trọng có thể xóa bỏ nghi ngờ ông Cẩn là người ra lệnh ngầm không? Mặc dầu lúc này có khai gì thì ông cũng đã chết rồi?

Sau đó, ông Tỉnh Trưởng khoe thành tích làm tỉnh trưởng của ông. Điều đó xin lược bỏ. Những điều sau đây qua lời khai của ông khá phù hợp với lời kể lại của TT Trí Quang. Tôi chỉ nói Đặng Sỹ chuẩn bị, chứ không nói trưng dụng. Không phải là tôi có ra lệnh bằng miệng mà tôi trốn trách nhiệm, nhưng bị can cố đẩy trách nhiệm cho tôi. Sự thật là vậy. Theo ông khai trước toà, ông và thày Trí Quang và Mật Nguyệt đang bàn cãi để tìm giải pháp dung hòa thì có tiếng ồn ào. Cả ba đều ra ngoài thì thấy xe tăng tới, xe xịt nước tới. TT Trí Quang ra trước Micro kêu gọi anh em công lực ngưng xịt nước, rồi thầy nhờ tôi nói lại và tôi nhân danh Tỉnh trưởng đừng xịt vì dàn xếp sắp xong. Nói hai câu đó xong, súng nổ và lựu đạn nổ.

Ông có hỏi tại sao lại không nghe thấy? Xe của Đặng Sỹ đậu cách đài phát thanh khoảng 50 chục thước và trong trường hợp ấy có thể không nghe thấy. Chính ông Tỉnh trưởng cũng chỉ đoán là Đặng Sỹ có đứng chỉ huy trên xe ấy qua cái dáng thôi. Ít ra về điểm này cho chúng ta thấy hai cái piste đi tìm sự thật: Hiện trường là mấy nhân chứng đứng bên ngoài đài phát thanh vả có thấy súng nổ, lựu đạn nổ.

Mặc dù ông Tỉnh trưởng là cấp chỉ huy trực tiếp của Đặng Sỹ, ông cũng chỉ ra hầu toà với tư cách nhân chứng thôi. Như vậy chỉ có mình Đặng Sỹ là tội phạm. Nhưng qua hai lời nhân chứng vừa kể, người ta thấy trước khi vụ nổ đài phát thanh, Đặng Sỹ có trình cấp thẩm quyền, có ngồi lại bàn thảo, có nhận lệnh miệng, có được cung cấp phương tiện cùng với Chỉ huy Cảnh Sát và Công an cũng như tiểu khu phó. Nhưng trước sau, chỉ có mình Đặng Sỹ lãnh án. Trong một vụ việc quan trọng như thế này, có sự điều động nhân sự, có nhận lệnh lạc theo hệ thống quân giai, có hằng trăm vừa sĩ quan, vừa binh sĩ. Một người lãnh án? Tướng Khiêm cho rằng Đặng Sỹ phải bị kết án để vui lòng Trí Quang ( Bàn tay Hoa Kỳ, trang 110..).

George A. Carver, nhân viên cao cấp CIA viết năm 1965 :’’ Tia lửa phát sinh vụ nổ ở Huế năm 1963 đã được châm trong một trường hợp mà các chi tiết luôn luôn sẽ là một vấn đề cho các cuộc bàn cãi trái ngược » » trích lại trong Bàn tay Hoa Kỳ.. trang 110.

Lời khai của Nguyễn Văn Kịch: Có lẽ lời khai của Nguyễn Văn kịch còn quan trọng hơn bất cứ lời khai nào. Anh Kịch là tài xế của Đặng Sỹ đã khai là khi gặp mụ Luyến, mụ đã căn dặn Đặng Sỹ như thế này: “Cố gắng làm tròn phận sự nhé’’ ( tóm lược theo báo Lập Trường, tháng 6-64)

Chuyên viên chất nổ.

Thiếu tá Lê Văn Ấn, sở đạn dược nha quân cụ. Ra trước tòa, ông cho rằng Lựu đạn Ak3 Hay Mk3 ? là lựu đạn tấn công, sức công phá trong vòng 2 đến 5 thuớc. Ông chánh thẩm: Có giống như lựu đạn cay không? Không, đó là lựu đạn tấn công. Ông chánh án - sức công phá của nó có thể làm văng đầu đứt tay? Thiếu Tá Ấn: trong vòng bán kính 2 thước có thể chết, đứng gần văng đầu, tét da, tét thịt. Lựu đạn khi nổ có hai phần: Một phần thực sự bằng giấy cứng, một phần là hỏa pháo cơ bẩm bằng kim khí. Lựu đạn khi nổ tan không còn mảnh nào. Một đằng Đặng Sỹ nói, lựu đạn nổ không chết người, một đằng chuyên viên chất nổ nói chết người? Giấy cứng trong lựu đạn thì có thể gây chết người hay không? Và có thể gây tác hại bay mất đầu, thân hình dập nát không toàn thây?

Nhưng theo Ellen J. Hammer và theo cẩm nang bộ quốc phòng Hoa Kỳ, khả năng tối đa của lựu đạn MK3 chỉ có thể làm bị thương nhẹ, điếc tai và giật mình. ( trích Bàn tay Hoa Kỳ... trg 110)

Cái phần giấy cứng này đặt ra nhiều nghi vấn? Giấy carton có đủ gây sức chấn áp, nhưng có thể làm văng đầu, nát bấy cơ thể được không? Mà tại sao, không mang ngay một trái lựu đạn này cho nổ ngay trước toà? Sức nổ của nó sẽ có tác dụng phân rõ trắng đen ngay? Giết người hay không giết người? Giết banh xác hay mất đầu? ( Tóm lược báo Lập Trường)

Theo tôi được biết, người Mỹ hay phóng viên của họ có thể đã quay phim vụ biểu tình trước đài phát thanh. Giá có được mấy thước phim đó thì chuyện trắng đen đã hẳn không còn cần mang ra bàn cãi đến bây giờ? Theo Chính Đạo, trong Từ cờ đến máu, trích dẫn tài liệu của Gravel, II : 226 như sau :’’ Dù được xem những khúc phim về cuộc đàn áp chứng minh quân lính của Sỹ bắn vào Phật tử. Diệm không thay đổi lập trường.’’. Có một cuốn phim như thế thật? Rất tiếc là trước tòa án, Chưởng lý đã không có được những khúc phim như thế làm bằng cớ? Và nhất là sau này, Trung Tướng Tôn Thất Đính có điều kiện truy lục cũng không kiếm ra được những khúc phim như thế? Sự thật ở chỗ nào?

Phiên xử vụ án Đặng Sỹ kể là nhanh và gọn, kéo dài từ ngày mồng 2-6 đến ngày mồng 8-6 thì chấm dứt. E. Hammer cũng cho biết khi phiên toà xử xong, luật sư biện hộ cho biết toà không xác định tính chất hay nguồn gốc của chất nổ. Lời nhận xét này cũng phù hợp với những đối chứng trước toà trong vụ án xét xử Đặng Sỹ vì có những nhận xét khác nhau về sức tác hại của lựu đạn giữa Đặng Sỹ và chuyên viên chất nổ?

Những nhận xét sau đó cho rằng để chiều lòng TT Trí Quang trong vụ xét xử này cần được xét lại, vì trước khi toà án xét xử, TT Trí Quang đã gửi một lá thư xin tha mạng cho Thiếu Tá Đặng Sỹ.

Xem xét lại hiện trường thì đúng như TT Trí Quang xác nhận. Các nạn nhân bị chết ngay sát góc cửa lối vào đài phát thanh. Ở dưới nền nhà. Sát góc cửa, có một lỗ thủng bằng cái chén. Các cửa kính đài phát thanh đều bị vỡ, nhưng cửa gỗ đài phát thanh còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy rằng chất nổ bằng hơi, gây sức ép chứ không phải bằng mảnh đạn. Mảnh đạn thì sẽ để lỗ trên cánh cửa. Sức hơi thì hoặc cửa vẫn còn đó hoặc có thể làm bay cánh cửa.

Về chất nổ: chuyên viên chất nổ nhìn nhận rằng chất nổ trước đài phát thanh Huế là một loại chất nổ cực mạnh. Là gì thì không biết được, nhưng QLVNCH chưa hề được cung cấp xử dụng. Ngay trong ngày 11-7-1963, Ủy ban liên bộ đã thông báo cho Ũy ban liên phái cho biết các em nạn nhân chết do chất nổ của Việt Cộng. Dĩ nhiên, Ủy Ban liên phái không chấp nhận kết luận này và trong hồ sơ của Nguyễn Lang cho rằn Bác sĩ Lê Khắc Quyến bị ép buộc phải ký biên bản như trên.

Trong phiên toà, ông Đặng Phong, Trưởng ty cảnh sát quốc gia Thừa Thiên cho thấy người Mỹ có dính líu vào biến cố này bằng nhiều cách. Ông Đặng Phong đã tiết lộ rằng 2 nhân viên của cơ quan tình báo Hoa Kỳ là Scott, người điều hành cơ quan CIA tại Thừa Thiên lúc đó và Bell, người tổ chức chương trình đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc có dính líu đến vụ cung cấp chất nổ này. Ông Mullen phó lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế đã liên lạc thường xuyên với TT Trí Quang ở chùa Từ Đàm, nhờ giúp in ấn giấy tờ, truyền đơn, chuyển thư từ, tin tức vào Sàigòn hay ra ngoại quốc.. Riêng ông Elble, Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế thường đi theo các cuộc biểu tình của PG và công khai chống Ngô Đình Diệm.

Mặt khác, theo bá cáo của Bửu Thắng, một công an viên có nhiệm vụ canh gác trong đêm đó. Anh ta báo cáo rằng có thấy một vệt sáng chạy dài từ sát góc bên phải đài phát thanh, bay qua trên đầu những người đang tụ tập, xéo xuống trước cửa đài phát thanh, sau đó là một tiếng nổ lớn phát ra. Khi các chuyên viên võ khí đến thì đã không lượm được mảnh chất nổ nào. Nếu bá cáo của Bửu Thắng nói sự thật thì trái chất nổ bằng Plastic đã được châm ngòi rồi ném vòng tròn qua đầu đám biểu tình đang đứng trên bực thềm, và rơi ngay góc cửa ra vào của đài phát thanh. Nếu trái Plastic rơi vào một khoảng trống thì chỉ phát ra tiếng nổ chứ không gây tác hại nào cả. Nhưng khi trái plastic kia rơi vào sát góc tường, xung quanh lại có người đứng chen chúc chật ních, tạo thành sức ép nên mới công phá mạnh đến thế..

Cũng theo Đại Uý Bửu thì trong cuộc hành quân ở Nam Đồng vào năm 1966. Đại Uý Scott lúc này là cố vấn tiểu đoàn 1-3 từ năm 1965 mới tiết lộ cho biết sự thật. Theo đó, hai người có trao đổi với nhau và Scott cho rằng Hoa Kỳ đã giúp cho Phật giáo nhiều yếu tố thành công trong vụ 1963.. trong đó có chất nổ Plastic. (Tài liệu khá dài, 7 trang giấy không tiện viết hết ra Trích Ai giết anh em Ngô Đình Diệm. Quốc Đại từ trang 307)

Các nhà phân tích đều tin rằng chính phủ Ngô Đình Diệm, dù có loại chất nổ đó trong tay, cũng không ngu dại gì đem ra xử dụng trong trường hợp này để tự gây họa cho mình. Trên thế giới, người ta chưa bao giờ thấy một cơ quan nào dùng chất nổ Plastic để dẹp biểu tình. Như thế, ai gây ra vụ nổ để giáng tai họa cho chế độ NĐD? (Trích từ nguồn Giấc mơ lãnh tụ).

Về tính chất hợp pháp và công lý của tòa án: Thật khó mà bảo đảm tính cách vô tư của một thứ toàn án như thế. Xin viện dẫn ra ý kiến của luật sư Võ Văn Quan, người đã từng biện hộ cho các can phạm trong vụ Caravelle thời ông Diệm, vụ án Ngô Đình Cẩn, Trần Ngọc Châu và vụ án sinh viên Nguyễn Hữu Giao, tự là Giao Bảo Đại, sv tranh đấu Huế và cuối cùng là vụ án bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn thị trưởng Đà Nẵng. Với kinh nghiệm tòa án như thế, lời ông nhận xét đáng được chú ý.

Về trường hợp của Nguyễn Hữu Giao được tha bổng, ông viết thế này :’ Tuy biết rằng sự Giao được trả tự do, đó không phải nhờ sự biện hộ của tôi, nhưng tôi cũng thấy ấm lòng và vui mừng (Trích Trong Luật sư..). Về việc TT Trí Quang mời ông biện hộ cho Bác sĩ Mẫn. Luật sư Quan đòi TT Trí Quang phải đến gặp ông. Cuối cùng TT đã đến. Ông đòi ông Mẫn phải viết mémoire để ông dễ nắm sự kiện. Ông Mẫn hỏi xin lệnh TT Trí Quang. TT Trí Quang đã giao cho Giao mang đến luật sư Quan vỏn vẹn có mấy chữ như sau :’’ Anh Mẫn, làm mémoire đi. Ông Già (trong giới thuộc hạ, tiếng lóng ông già để chi TT Trí Quang).

Ông viết như sau :’’ Tôi suy đoán rằng TT Trí Quang thừa biết rằng thực sự các đệ tử của ông không cần đến sự biện hộ của tôi. Là người có nhiều kinh nghiệm về hậu trường chính trị, ông thừa hiểu dưới chế độ quân phiệt này, Tòa quân sự chỉ là công cụ của chính quyền trong những vụ án chính trị. Ông muốn có tôi chẳng qua là để thêm hoa lá cành cho các luật sư*gà nhà* của ông mà thôi.’’( Trích luật sư, Nghề hay Nghiệp..)

Về việc TT Trí Quang không ra làm chứng trước tòa. Ông viết :’’ Trong thơ, TT tuyên bố sẵn sàng ra tòa khai rõ về những việc đã xảy ra tại miền Trung, vì chính ông lãnh đạo cuộc tranh đấu ấy. Dĩ nhiên tòa không mời TT Trí Quang ra làm nhân chứng để ông không dùng phiên tòa làm diễn đàn chánh trị. Còn truy tố ông, *họ* dám thì đã làm từ lâu. Chưa kể đằng sau tòa án, còn có *những sách nhiễu tiền bạc bỉ ổi, những thủ đọan lừa lọc gian manh*.

Và luật sư Võ Văn Quan đã chua chát lấy lại câu nói của luật sư De Sège khi biện hộ cho vua Louis 16, đã can đảm nói với họ :’ Je viens ici chercher des juges mais je ne trouve que des bourreaux’’. Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao phủ thủ.

Về hai nhân chứng tối quan trọng : TT Trí Quang và Thiếu Tá Đặng Sỹ.

Người ta có thể phần nào gỡ rối về vụ án biến cố đài phát thanh này nếu hai nhân chứng trên, trong tình hình hiện nay, chịu lên tiếng và nói rõ tất cả những gì họ biết. Lịch sử đã trôi qua đi, thời gian như vết bụi phủ mờ những điều đáng nhẽ có thể được sáng tỏ. Nếu nói về trách nhiệm đối với lịch sử thì họ là những người có trách nhiệm hàng đầu. Vậy mà cả hai đã không lên tiếng. Lý do tại sao không lên tiếng thì chỉ có thể suy đoán? Nhưng ngay cả suy đoán thì đem đến kết quả gì?

Người trách nhiệm và nhân chứng quan trọng nhất trong vụ thảm sát trẻ em trước đài phát thanh Huế, ông Đặng Sỹ, nay vẫn còn sống và hiện ở Hoa Kỳ. Tôi có người bạn VP, nguyên trưởng ban biên tập Việt ngữ đài BBC, tôi có viết thư hỏi anh ấy. Anh cho biết, ngay từ năm 1992, đài BBC có tìm phỏng vấn Đặng Sỷ để cho rõ vấn đề, nhưng ông ấy cứ khất lần, rồi tránh né không muốn trả lời. Ông ấy có vẻ tức tối, nhưng tránh né cuộc phỏng vấn, chắc là muốn an phận.

Tôi có hỏi thêm là Bác sĩ Trần Kim Tuyến, người đã tâm sự và để anh phỏng vấn, có biết gì hơn không? Câu trả lời là không. Còn chính bản thân anh, Trưởng Ban Việt ngữ đài BBC, nơi có thể có nhiều nguồn tài liệu, anh có thể khẳng định gì về vấn đề này không? Câu trả lời là không thể trả lời có hay không được?

Vì thế bao lâu ông Đặng Sỹ và một số người liên can không chịu lên tiếng, không chịu làm rõ có thể vấn đề vẫn còn đó? Không phải như ông Nguyên Vũ kết luận và nghĩ rằng :’’ cho tới năm 2002, vài người còn nhắm mắt lại mà nguyền rủa quả lựu đạn hay trái mìn của cộng sản hoặc tình báo Mỹ không hể hiện hữu trên’’( Trong Ngàn năm soi mặt, trang 32)

Cho dù thế nào đi nữa, biến cố đài phát thanh cũng như nhiều diễn biến lịch sữ khác vẫn có một khoảng trống cần bổ khuyết: Thiếu tài liệu của phía người Cộng Sản như Stanley Karnow viết: “Il fut en particulier très difficile de rendre compte de la guerre du côté Communiste puisque les documents saisis, la propagande… ne racontaient qu’une partie de l!histoire. Je crois que les dirigeants nord-Vietnamiens et Vietcong ont commis une grave erreur en refusant de fournir des informations aux médias ocácidentaux.” (Việt Nam..., trang 420). Ông Nguyễn ngọc Giao trong một số báo Diễn Đàn Paris, xuất bản ở Pháp cũng có ý tưởng tương tự: Bao lâu tài liệu phía CS chưa mở ra cho công chúng. Lịch sử VN vẫn là những mảnh rời rạc.

Phần kết:

Về phần tôi, chỉ có thể nói được rằng: Lịch sử vẫn còn đó. Sự thật nằm ở chỗ nào? Chúng ta có nên nhang khói cho những cái có vẻ như là sự thật không chối cãi được? Và chúng ta ngủ quên trong tiềm thức với những điều tin rằng là xác tín? Mỗi người chúng ta đều khát vọng sự thật và tôn thờ sự thật trong tôn giáo của mình, trong lịch sử đất nước của mình và lịch sử của chính mình bằng cách né tránh những nẻo đường có gai chông, hầm hố có thể đụng chạm đến những điều đã xác tín.

Bẽ bàng thay giữa sự thật và điều xác tín thường có khoảng cách mây mù mà ngay ý thức lý trí cũng không soi dọi, soi sáng hết được những góc ẩn dấu, những phân mảnh rời rạc? Bởi vì sự thật thì ở tầm xa chưa nắm được. Còn điều xác tín chỉ là sự thật ảo? Ta khát vọng sự thật, nhưng lại thường sợ hãi sự thật và bằng lòng với xác tín ảo mà ta đã nắm chặt trong tay. Ai nói khác là không được. Cứ nhìn lịch sử đi để thấy sự thật nằm ở chỗ nào? Có chỗ nào là sự thật? Nhiều khi chỉ là những tình cờ vụng dại, khờ khệch, vô tình. Nhiều khi là những mánh lới gian dối đủ thứ.

Tình cờ như vụ treo cờ. Theo Vĩnh Phúc, trong những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm. Theo anh ấy, ông NĐD là người rất trọng nguyên tắc: Cấm treo cờ tôn giáo ra ngoài. Có lần ông Diệm xuống phi trường, thấy bọn khuyển nho nịnh bợ treo đầy cờ tòa thánh Vatican. Ông không xuống máy bay, đòi dẹp hết ông mới xuống. Ông không bao giờ có ý định diệt Phật Giáo. Những người viết thiếu trung thực thường đưa ra cái luận điệu đó để kết tội ông mà họ khó có thể đưa ra những bằng cớ cụ thể.

Ngay như ông Nhu khi đi săn về từ Đàlạt được ông Cao Xuân Vỹ cho biết chuyện, ông Nhu lẩm bẩm : “ Mình chết rồi, hắn đưa tôn giáo vào trong chính trị là mình chết rồi.. Chuyện ni mình khó gỡ lắm.. Đây là cái đại nạn cho chính phủ.’’. Và hai cái kẻ châm ngòi, đặt chất nổ là bà Ngô Đình Nhu và GM Thục. Những người làm chính trị như ông Diệm, ông Nhu và cả ông Cẩn, chẳng ai ngu dại triệt hại Phật Giáo một cách ngu xuẩn để gây ra kiếp nạn. (Xem Vĩnh Phúc, Những huyền thoại về... từ trang 280-299).

Và đây là ý kiến của TT Tâm Châu nhận xét về ông Diệm qua trả lời phỏng vấn trực tiếp từ Luân Đôn sang Canada của VP: theo Hoà Thượng , TT Diệm và ông Nhu có ý kỳ thị Phật giáo hay không? Thực ra, đối với TT Diệm khi đó tôi có gặp thì biết, ngài là người nho học. Ngài có tinh thần dân chủ hơn. Còn vấn đề kỳ thị thì tôi không dám nói có hay không? Chắc chắn thì tôi thẳng thắn nói rằng ở cấp trên thì đương nhiên là hiểu biết rộng hơn cấp thừa hành dưới...Hồi đó, sự phát triển của Phật giáo nói chung, mà điển hình là sự phát triển các chùa chiền có gì trở ngại không? Thực ra không có gì trở ngại. Nó chỉ có vấn đề trong sự bình thường chỗ nào làm chùa mà xin phép thì được xét thôi. Chung chung không có gì cả’’ ( trích Những huyển thoại...của Vĩnh Phúc trang 296).

Điển hình của sự gian dối lịch sử như trường hợp tướng Giáp. Tôi có một lô sách của Võ Nguyên Giáp như Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử, Chiến đấu trong vòng vây hay Những năm tháng không thể nào quên. Điều duy nhất tôi đọc được ở đó là không bao giờ có thống kê bằng con số vể thiệt hại của Việt Minh. Nào, dở bất cứ trang nào như trang 271, Đường tới Điện Biên phủ :’’ Tuyến phòng thủ của Đờ Lát đã ngốn của đội quân viễn chinh 25 tiểu đoàn Âu Phi tinh nhuệ, 1.200 khẩu súng cối, 500 khẩu pháo từ 37 ly đến 105 ly, trên 10.000 súng trường và liên thanh các loại. 800 lô cốt boong ke. Không một chữ cho sự thiệt hại về quân đội của tướng Giáp.

Trong khi đó thì Salan đã viết như thế này. 24 tiểu đoàn quân chính quy Việt Minh bỏ lại chung quanh Vĩnh yên 1280 xác chết, 450 tù binh, 3000 thương binh. Pháp đã bắn 50.000 quả dạn đại bác 105 ly, 200.000 quả đạn 75 ly, 250 phi vụ oanh kích.

Chúng ta là nạn nhân của những sự thật và đôi vai chúng ta nặng trĩu những gánh nặng oan trái của gian dối, tuyên truyền, bịa đặt của lịch sử: Lịch sử thời nhà Nguyễn, lịch trước 55 ở hai phía và sau 1975.

Phía bên quốc gia mình cũng chả hơn gì, chúng ta có nên đọc Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên hay Tôn Thất Đính? Bên kia ca tụng cái tập thể, cái Đảng thì bên này suy tôn cá nhân mình với những hào quang chiến thắng tự mình thiết chế lấy và tự đeo vào cổ? Hay là chúng ta nên bằng lòng với những cuốn sách của những người sĩ quan cỡ trung úy đại uý như Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Trương Duy Hy?

Nếu độc giả đọc bài này mà không đồng ý với tôi là quyền của quý vị. Quyền nắm giữ sự thật? Còn tôi thì vẫn có thể nghêu ngao sự thật nằm ở chỗ nào?