Khi bị bắt tại biên giới Lào, Việt Cộng tưởng bở Võ Đại Tôn sẽ phải nịnh bợ để nhẹ bớt án tù, nên đã mở cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 13/7/1982 trước những phóng viên Boston News, Washington Post, Los Angeles Time, VOA, BBC và đài truyền hình Nhật Bản TV-NHK. Bất ngờ ông Võ Đại Tôn tuyên bố:
"Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã giúp đỡ, ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi, để tranh đấu cho Tự Do và giải phóng Dân Tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ cộng sản dành cho tôi".
Quả là một hành động can đảm phi thường khiến đầu não của cộng sản Hà Nội phải sững sờ rồi tức giận đến cực điểm. Chúng lập tức cúp điện hủy họp báo, đánh đập dã man và biệt giam ông VĐ Tôn đến 10 năm.
Dưới đây là 3 videos tâm sự của ông Võ Đại Tôn và tường trình phỏng vấn năm 2005 của nhà báo Hữu Nguyên.
Tường trình 2 của 4: http://www.youtube.com/watch?v=NX68rht9tms
Tường trình 3 của 4: http://www.youtube.com/watch?v=DndrHbGt4Ko
Tường trình 4 của 4: Phỏng vấn của nhà báo Hữu Nguyên ở ngay dưới đây
30 Năm Quốc Hận - 30 Năm Đấu Tranh!
Phỏng Vấn Ông Võ Đại Tôn - Hữu Nguyên
LTS: Kể từ khi CS cưỡng chiếm VNCH vào ngày 30-4-75 cho đến 2005 đã 30 năm rồi, đã có không biết bao nhiêu người con yêu của tổ quốc, bền bỉ sắt son một tấm lòng, theo đuổi con đường giải trừ cộng sản, quang phục quê hương. Trong số đó, ông Võ Đại Tôn đã chiếm một vị trí đặc biệt, vừa gần gũi thân thiết với cộng đồng người Việt tại Úc, lại vừa có những đường nét hào hùng, dũng cảm, mưu trí và tài hoa tưởng như chỉ có trong huyền sử.
Phỏng Vấn Ông Võ Đại Tôn - Hữu Nguyên
LTS: Kể từ khi CS cưỡng chiếm VNCH vào ngày 30-4-75 cho đến 2005 đã 30 năm rồi, đã có không biết bao nhiêu người con yêu của tổ quốc, bền bỉ sắt son một tấm lòng, theo đuổi con đường giải trừ cộng sản, quang phục quê hương. Trong số đó, ông Võ Đại Tôn đã chiếm một vị trí đặc biệt, vừa gần gũi thân thiết với cộng đồng người Việt tại Úc, lại vừa có những đường nét hào hùng, dũng cảm, mưu trí và tài hoa tưởng như chỉ có trong huyền sử.
Là người sáng lập Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Lực Lượng Dân Quân Yểm Trợ Phục Quốc, và Liên Minh Quang Phục Việt Nam tại Úc. Trước sau như một, ông Võ Đại Tôn luôn luôn khiêm tốn tự coi mình là một viên gạch lót đường trên con đường kết hợp lòng người, giải trừ cộng sản, quang phục quê hương.
Đáng kính và đáng khâm phục hơn, khi chẳng may lọt vào tay kẻ thù CS, ông Võ Đại Tôn vẫn giữ được khí tiết của một người lính ấp ủ chí lớn; phong thái ung dung của một người Việt có văn hiến, và sự minh mẫn cần thiết của một kẻ sĩ trong cuộc so tài đọ trí với CS.
Nhờ vậy, trong cuộc họp báo lịch sử, giữa thanh thiên bạch nhật, và ngay trong sào huyệt của địch, ông đã đảo ngược thế cờ, tạo được chiến thắng ngoạn mục, khiến kẻ địch phải run sợ kiêng nể, dư luận quốc tế phải khâm phục, và đồng bào thêm vững vàng niềm tin.
Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận - 30 Năm Đấu Tranh, Sàigòn Times đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Võ Đại Tôn, và được ông chia sẻ một số bài học kinh nghiệm lịch sử, cùng những suy tư về đất nước, tương lai, về thơ văn đấu tranh... SGT chân thành cảm ơn thì giờ cùng tâm huyết của ông, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả nguyên văn bài phỏng vấn.
Sàigòn Times: Thưa ông Võ Đại Tôn, trước hết, toàn ban biên tập Saigon Times xin chân thành cám ơn ông đã cho chúng tôi được phỏng vấn ông. Thưa, như ông đã biết, năm nay kỷ niệm 30 năm Quốc Hận 30.4. Vậy, câu hỏi đầu tiên, xin ông cho biết ở thời điểm này của 30 năm về trước, ông đang ở đâu, làm gì? Và ông đã tới Úc trong hoàn cảnh nào?
Sàigòn Times: Thưa ông Võ Đại Tôn, trước hết, toàn ban biên tập Saigon Times xin chân thành cám ơn ông đã cho chúng tôi được phỏng vấn ông. Thưa, như ông đã biết, năm nay kỷ niệm 30 năm Quốc Hận 30.4. Vậy, câu hỏi đầu tiên, xin ông cho biết ở thời điểm này của 30 năm về trước, ông đang ở đâu, làm gì? Và ông đã tới Úc trong hoàn cảnh nào?
Võ Đại Tôn: Thưa anh, tôi xin chân thành cám ơn anh và ban biên tập báo Saigon Times đã dành cho tôi cơ hội này để được nói chuyện cùng anh và đồng thời cũng xin trân trọng kính gửi lời chào đến quý vị đồng hương, lời chào Quyết Tâm phục vụ Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ cho quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Về câu hỏi đầu tiên này của anh, tôi có thể viết ra một đoạn hồi ký dài, đời người nổi trôi theo mệnh nước, nhưng chỉ xin tóm lược vì tôi không muốn nói nhiều đến cá nhân mình.
Trong tháng Tư năm 1975, tôi được lệnh tăng phái về Quân Đoàn 4 trong kế hoạch chung là bảo vệ miền Tây nếu Saigon bị thất thủ. Nhưng ngày 30.4.75, chúng tôi nhận được lệnh buông súng, coi như là đầu hàng, thì tất cả chúng tôi đều bàng hoàng trong nổi đau chung.
Ngày 1.5.75, chúng tôi tan hàng rã ngũ, khóc thương trước sự tuẫn tiết anh hùng của các vị Tướng Tư Lệnh và Phó Tư Lệnh Quân Đoàn 4, cá nhân tôi đi xe đò về lại Saigon, không chịu ra gọi là “trình diện” theo lệnh của Cộng Sản sau khi chiếm được miền Nam. Lúc bấy giờ nhà tôi ở trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hoà, đã bị một số bộ đội Cộng Sản Bắc Việt cùng các tên nằm vùng địa phương, gọi là “cán bộ 30” vào tịch thu, tôi và gia đình phải trốn ra ngoài và tìm xe đò về Vũng Tàu để vượt biển.
Từ Vũng Tàu, chúng tôi theo ghe đánh cá ra khơi nhưng bị hư máy phải trôi giạt về Gành Hào, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, bị bắt giam vào kho muối gần một tháng trời cùng với số người đi chung ghe. Sau đó, bọn Cộng Sản địa phương, gọi là Ủy Ban Quân Quản quận Giá Rai, không tìm ra được lý lịch của tôi, đã cho chúng tôi, gồm 51 người đa số là đàn bà trẻ em, về lại nguyên quán vì chúng tôi đã khai là đi tìm thân nhân thất lạc.
Trong thời gian đầu khi chiếm được miền Nam, các Ủy Ban Quân Quản chưa có đầy đủ nhân sự và thông tin, hồ sơ, cho nên cũng dễ dàng qua mặt chúng phần nào. Chúng tôi lại ra khơi lần thứ nhì và sau 5 ngày đêm, đã đến được bờ tự do ở Mã Lai, được cho tạm cư trên đảo Pulau Perhentian, miền Bắc Mã Lai.
Sau đó, tôi được Cơ Quan Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) ở Bangkok xác định lý lịch vì trước 1975 cá nhân tôi có một thời gian cộng tác với Cơ Quan này, và giới thiệu với Hội Đồng An Ninh Mã Lai.
Tôi được mời ở lại Mã Lai, đưa từ trại tỵ nạn vào thủ đô Kuala Lumpur để làm việc, huấn luyện cho một đơn vị đặc biệt và góp ý về kế hoạch ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng Sản trong Ủy Ban Tiễu Trừ Cộng Sản thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mã Lai Á.
Sau một năm, vì bất đồng chính kiến và vì tự ái Dân Tộc, tôi đã từ chức và xin định cư tại Úc. Tôi đến Úc vào tháng 6 năm 1976, lúc bấy giờ đã có một số người cùng đi chung ghe đánh cá với tôi, đã qua Úc trước tôi, và hiện nay đang sống ở Brisbane.
Sàigòn Times: Thưa ông, sau thời gian 30 năm, nay nhìn lại những diễn biến xảy ra vào thời điểm 1975 nói riêng và cuộc chiến tranh Việt Nam nói chung, ông thấy những bài học gì, những ý nghĩa lịch sử gì cần được rút tỉa?
Sàigòn Times: Thưa ông, sau thời gian 30 năm, nay nhìn lại những diễn biến xảy ra vào thời điểm 1975 nói riêng và cuộc chiến tranh Việt Nam nói chung, ông thấy những bài học gì, những ý nghĩa lịch sử gì cần được rút tỉa?
Võ Đại Tôn: Với cá nhân tôi, cho đến bây giờ dù đã 30 năm trôi qua, trong tâm hồn tôi vẫn còn tràn ngập những bi thương của cơn Quốc nạn. Đó là một biến cố tang thương cho mỗi người, cảm nhận được sự liên hệ thiêng liêng của cá nhân và vận mệnh đất nước. Nhìn lại cuộc chiến trước đây, bài học lớn nhất trên bình diện quốc gia và lịch sử, theo tôi, đó là sự Tự Chủ Dân Tộc.
Vào thời điểm này, khi chủ nghĩa Cộng Sản đã cáo chung, riêng với Việt Nam, sau 30 năm độc tôn đảng trị, đảng Cộng Sản Việt Nam đã chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn. Đối với thế giới, nhất là những người đã từng ủng hộ Cộng Sản VN, tất cả đều phản tỉnh. Sự Thật đã được trả về với Sự Thật, đó là cuộc chiến đấu vì Tự Do, Dân Chủ của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, một cuộc chiến đấu đứng đắn, có chính nghĩa.
Tiếc thay, vì nhiều yếu tố, dù quân dân VNCH đã chiến đấu anh dũng và hy sinh vô bờ, cuộc chiến chính nghĩa của chúng ta đã thất bại. Những trợ lực quốc tế, lẽ ra chỉ là những Phụ Lực, rốt cuộc đã trở thành Chủ Lực. Từ lệ thuộc phương tiện đến lệ thuộc chính sách, để rồi, mất dần sự Tự Chủ Dân Tộc, và cuối cùng, chúng ta đã để Tổ Quốc rơi vào đại họa.
Trong những bài thơ tôi đã viết trong những ngày tưởng niệm Quốc Hận : “Cuộc chiến Việt Nam đã được giải quyết tại những kinh thành – nơi xứ lạ - và thiên hạ đã nâng chén vàng chúc tụng nhau…” Dân Tộc chúng ta đã mất quyền Tự Chủ và người Cộng Sản Bắc Việt đã may mắn gọi là chiến thắng nhờ vào thế chiến lược toàn cầu. Đấy là một giai đoạn oan khiên của lịch sử Dân Tộc chúng ta.
Sàigòn Times: Thưa ông, trong lịch sử đấu tranh chống CS quang phục quê hương suốt mấy chục năm qua tại hải ngoại, ai cũng kính phục và ngưỡng mộ lòng can đảm cùng sự sáng suốt của ông khi ông đánh lừa CS trong cuộc họp báo Quốc Tế tại Hà Nội vào ngày 13.7.1982, nhất là những lời ông tuyên bố trong cuộc họp báo đó, xin được trích nguyên văn: “Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ CS dành cho tôi”.
Sàigòn Times: Thưa ông, trong lịch sử đấu tranh chống CS quang phục quê hương suốt mấy chục năm qua tại hải ngoại, ai cũng kính phục và ngưỡng mộ lòng can đảm cùng sự sáng suốt của ông khi ông đánh lừa CS trong cuộc họp báo Quốc Tế tại Hà Nội vào ngày 13.7.1982, nhất là những lời ông tuyên bố trong cuộc họp báo đó, xin được trích nguyên văn: “Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ CS dành cho tôi”.
Thưa ông, khi tuyên bố những lời son sắt đó, ông sẵn sàng chấp nhận mọi sự trả thù ghê rợn của CS, kể cả hy sinh tính mạng của mình, để nhằm những mục đích gì?
Võ Đại Tôn: Thưa anh, ở vào thời điểm 1982, khi đế quốc Cộng Sản đang hùng mạnh và chế độ CSVN đang trên đỉnh cao quyền lực, tôi muốn dùng giây phút quyết định Tử Sinh của đời mình, trong cuộc họp báo Quốc Tế 13.7.1982 tại Hà Nội để khẳng định và vinh danh chính nghĩa của cuộc chiến vì Tự Do, Dân Chủ cho Dân Tộc Việt.
Xin phép anh cho tôi được nói thêm một điều mà trước đây tôi chưa có dịp để nói rõ hơn. Nằm trong gông cùm biệt giam và bị tra tấn dã man bởi kẻ thù, tứ bề thọ địch, tôi đã tự biết trước rằng nếu tôi tìm được cơ hội hãn hữu nào đó để đánh lừa CS – như trong buổi họp báo Quốc Tế - thì tôi sẽ không có nhiều thời gian, không nói được dài dòng, cần phải cô đọng những điều mình muốn nói chỉ trong một vài câu. Nếu không thì sẽ bị cúp điện, bị bịt mồm ngay. Điều đó đã xảy ra.
Ngay cả Bùi Tín đã viết trong cuốn Mặt Thật Chính Trị xuất bản tại hải ngoại, mà anh trên cương vị là nhà báo, tôi tin là anh đã đọc rồi, sau khi tôi mới nói được 3 câu thì đã bị cúp điện, cuộc họp báo được lệnh bế mạc ngay, và tôi đã bị lôi vào phòng, bị đánh đập ngay và đã bị biệt giam hơn 10 năm.
Vậy thì cần phải nói những gì trong một hai phút bất ngờ nhất, làm cho CS không trở tay kịp. Tôi đã suy nghĩ về những bài học lịch sử, về cương lĩnh chính trị của các tổ chức đấu tranh do cá nhân tôi sáng lập trước khi về VN như Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc tại Hoa Kỳ và Âu Châu, như Lực Lượng Dân Quân Yểm Trợ Phục Quốc tại Úc Châu.
Sau này, khi tôi ra khỏi ngục tù CSVN, từ năm 1993, một số anh em chiến hữu cùng với tôi đã thành lập tổ chức Liên Minh Quang Phục Việt Nam theo kế hoạch mới. Tôi nghĩ đến cuộc chiến đấu này là cuộc chiến đấu cho nền Văn Hiến VN.
Cho nên tôi đã cố gắng cô đọng tâm tư của tôi chỉ trong 3 câu nói ngắn gọn nhất. Câu đầu tiên, tôi muốn thể hiện lòng Tín Nghĩa, không phản bội bất cứ ai đã ủng hộ tôi. Câu thứ nhì, tôi muốn nói đến Ý Chí Bất Khuất mà Tiền Nhân đã dạy cho tôi, tiếp tục lập trường đấu tranh vì chính nghĩa. Và câu thứ ba, tôi muốn nói đến Dũng Khí của con người, nối gót Cha Ông, là sẵn sàng chấp nhận hy sinh luôn cả tính mạng mình để đóng góp công đức vào đại cuộc chung của Dân Tộc.
Nhân Nghĩa Lễ Trí Dũng của Dân Tộc qua nền Văn Hiến và Đạo Lý Làm Người đã dạy tôi nói những lời ngắn gọn đó, vì phải nói trong dịp bất ngờ nhất và ngắn nhất thì mới lừa được kẻ thù. Nếu lừa được kẻ thù mà ra họp báo Quốc Tế để chỉ la hét lên “Đả đảo Cộng Sản” mà thôi, thì chẳng đi tới đâu, tôi đã suy nghĩ như vậy suốt mấy tháng trường trước khi đánh lừa CS để được đưa ra họp báo. Bây giờ nói lại thì dễ dàng quá nhưng đấy là cả một sự đấu trí âm thầm và cô đơn nhất của một đời người, chỉ có một phút, lằn ranh Tử Sinh chỉ là một sợi tóc, thưa anh.
Sàigòn Times: Thưa, ông vừa nhắc đến hai chữ "cô đơn", khiến tôi nhớ lại trước đây, nhân ngày Quốc Hận 30.4., ông có viết một bài rất xúc động, nhan đề “Cuộc đấu tranh bằng lửa tim và những nỗi cô đơn”. Lửa Tim của ông, ai cũng đã nhìn thấy rõ trong suốt mấy chục năm qua. Nhưng còn nỗi “cô đơn”, nếu được, xin ông cho độc giả được chia sẻ ít nhiều với ông?
Sàigòn Times: Thưa, ông vừa nhắc đến hai chữ "cô đơn", khiến tôi nhớ lại trước đây, nhân ngày Quốc Hận 30.4., ông có viết một bài rất xúc động, nhan đề “Cuộc đấu tranh bằng lửa tim và những nỗi cô đơn”. Lửa Tim của ông, ai cũng đã nhìn thấy rõ trong suốt mấy chục năm qua. Nhưng còn nỗi “cô đơn”, nếu được, xin ông cho độc giả được chia sẻ ít nhiều với ông?
Võ Đại Tôn: Nỗi cô đơn của tôi là nỗi cô đơn chung của những người tự nguyện suốt đời đấu tranh cho quê hương. Bại thì chỉ riêng cá nhân mình chịu những thua thiệt, cay đắng, kể luôn cả cái chết. Thắng thì chưa chắc bản thân mình sẽ có mặt trong ngày vinh quang chung cho cả Dân Tộc.
Quanh tôi lúc nào cũng có những anh em chiến hữu đồng tâm, vẫn có tình thương của đồng bào và những tấm lòng cảm thông, nhưng thú thật là trên nhiều chặng đường công tác tự nguyện, trong nhiều đêm thao thức trằn trọc nghĩ về quê hương và vận nước, nghĩ về gia đình trong cảnh chật vật tại hải ngoại sung túc này, tôi cũng vẫn là con người bình thường, vẫn biết chạnh lòng và thấm thía nỗi cô đơn riêng của mình.
Tâm nguyện chưa thành, kế hoạch thì lớn lao nhưng nhân sự và phương tiện hoạt động thì giới hạn, eo hẹp đấy là những nỗi cô đơn tận đáy lòng.
Cũng như trước đây, suốt mấy tháng trường băng rừng trở lại quê hương, và luôn cả những năm dài nằm trong xà lim CSVN, tôi đã viết lên nỗi lòng riêng của mình trong bài thơ Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy: “Hành trang nghèo mà nặng gánh cô đơn”.
Hành trình phục quốc tại hải ngoại khó khăn mọi mặt, không có chút quyền lợi gì lại bị chê bai xuyên tạc đủ điều, chỉ còn có một Tấm Lòng chia sẻ cùng anh em đồng hành trong vận nước còn bao nỗi trầm luân khổ nạn.
Lội ngược dòng nước, hoặc chọn đường gai góc mà đi, khó lắm, thưa anh, nhưng tôi vẫn không hề bỏ cuộc. Đã tự nguyện tận hiến dâng đời mình cho Tổ Quốc thì than vãn làm gì, nhưng vì anh hỏi thì tôi chỉ xin trao đổi đôi chút nỗi niềm, thế thôi.
No comments:
Post a Comment