Saturday, October 29, 2011

Ba triệu đồng một ông Tổng Thống

LTS:  Xin cám ơn các bằng hữu đã gửi bài viết dưới đây để giải thích câu :Tất cả tướng lãnh trong cái gọi là hội đồng quân nhân cách mạng của cái gọi là cách mạng tháng mười một đều ăn ca-ca từ trên xuống dưới như ông, chỉ khác là kẻ ăn nhiều, người ăn ít thôi. Nếu không tin thì cứ đọc Việt Nam Nhân Chứng của ông Trần Văn Đôn để kiểm chứng



Muà này năm xưa

Ba triệu đồng một ông Tổng Thống

Người chuyển bài : Kim Phạm
 
Trích"Cái chết ca Tng Thng Ngô Đình Dim và nn Đ Nht Vit Nam Cng Hòa" Vit Nam Chính S- Nguyn Văn Chc-                              

Như đã trình bày ở chương 6 về cuộc đảo chánh, ngày 30/10/1963 tức là hai ngày trước khi cuộc đảo chánh bùng nổ, đại sứ Lodge đã gửi về tòa Bạch Ốc một công điện gồm 13 điểm. Điểm 11, đại sứ Lodge đề cập đến lời yêu cầu của các tướng đảo chánh muốn có một số tiền để “mua chuộc phe chống đối”.

Theo các tài liệu còn lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ, thì hôm đảo chánh Lucien Conein đã đến bộ Tổng tham mưu trao một gói bạc ba triệu bạc VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn, gọi là để “mua chuộc phe chống đối nếu cần”.

Trong quyển VNMLQHT, ông Đỗ Mậu cũng viết: “Conein bèn mặc quân phục mang theo một khẩu 375 Magnum và một gói tiền độ 3 triệu đồng bạc rồi đến bộ Tổng tham mưu”. Nhưng ông ĐM không biết rõ mục đích và số phận của số tiền đó. Vì vậy, ông viết tiếp: “cũng cần nói rõ rằng số tiền ba triệu đồng VN do Conein mang đến đã không được một tướng lãnh nào hay biết trừ tướng Đôn. Tướng Đôn không bao giờ trình bày cho hội đồng tướng lãnh biết có nhận số tiền đó của Conein hay không, và nếu có thì đã xử dụng vào việc gì”. (trang 816).

Trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, tứơng Đôn nhìn nhận có đươc Conein trao cho số bạc ba triệu, và ông đã “tặng cho các bạn”, chứ không bỏ vào túi. Ông viết: “Đúng 1:30 trưa, ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc vơi đại sứ Mỹ và một bao tiền ba triệu bạc VN. Đảo chánh vừa thành công, trong không khí rộn ràng đó, tôi có tặng cho các bạn một số tiền ủy lạo binh sĩ đơn vị mà không đòi làm biên nhận đầy đủ. Đến năm 1971, tôi ra lệnh cho thiếu tá Đặng văn Hoa tìm lục lai các biên nhận về việc ghi số tiền ba triệu bạc của Conein, thì th/tá Đặng văn Hoa làm tờ trình và một số các biên nhận. Tôi xin đính kèm theo đây để chứng minh. Tôi không tổ chức đảo chánh để kiếm số bạc như vậỵ Vì lúc đó mấy triệu bạc VN đối với tôi không phải là số tiền mà tôi khao khát” (VN Nhân Chứng, TVD, trang 211).

Viết như vậy, tướng Đôn đã muốn thanh minh cho sự trong sạch của ông. Nhưng ông đã làm một công việc thừa thãị Bởi lẽ: không ai kết tội tướng Đôn nhận tiền của Mỹ để bỏ vào túi riêng. Người ta kết tội các tướng đảo chánh đã làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh, và làm nhơ nhuốc Quân Lực VNCH. Người ta kết tội các tướng lãnh đã xử sự như những tay sai của Mỹ, trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963.

Chúng ta hãy đọc kỹ phiếu đệ trình của th/tá Hoa, được tướng Đôn công bố và đính kèm trong phần phụ lục của quyển VN Nhân Chứng của ông, để có một ý niệm.

Phiếu đệ trình,

Ngày 14 tháng 8 năm 1971

Trích yếu: Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.

Kính thưa trung tướng,

Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho mượn thì đã được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:

Ngày 1/11/63, T/T/TMT Trần thiện Khiêm nhận ………………………..500,000 $
(do đạI tá Đặng văn Quang làm biên nhận)

Ngày 1/11/63, T/T Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận ……………500,000 $
(do đại úy Phạm viết Hùng nhận)

Ngày 10/11/63, TT Tôn thất Đính có nhân thêm …………………………100,000 $

Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5 …………………………………………….50,000 $
(do đại tá Nguyễn văn Thiệu nhận)

Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê nguyên Khang ..100,00$ (do đại úy Quế nhận)

Ngày 5/11/63, đại tá Trần ngọc Huyến thị trưởng Đàlạt nhận……………100,000 $

Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan hòa Hiệp trường thiết giáp nhận ……………100,000$

Ngày 19/11/63, đại úy Đào ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận…100,000$

Tổng cộng…………………………………………………………………1 ,550,000$
Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm).

Như vậy còn lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ ký biên nhận.

Nếu tôI nhớ không lầm thì trung tướng đã tặng cho các ông sau đây:

Trung tướng Dương văn Minh
Trung tướng Lê văn Kim
Trung tướng Tôn thất Đính
Thiếu tướng Nguyễn hữu Có
Thiếu tướng Trần ngọc Tám
Trung tướng Nguyễn Khánh
Trung tướng Nguyễn cao Trí

Ngày 14 tháng 8 năm 1971

Ký tên
Hoa

Đọc phiếu trình trên đây, người ta thấy rõ số tiền ba triệu đã được tuớng Đôn chia ra làm haị Một nửa “tặng” cho các đơn vị đảo chánh gọi là tiền ủy lạọ Một nữa “tặng” cho các bạn !
Trong những ngườI nhận tiền “ủy lạo”, tướng Trần thiện Khiêm, tham mưu trưởng QLVNCH, nhận 500,000$.

Tướng Tôn thất Đính, tư lệnh quân đoàn 3 kiêm tổng trấn Saigon-Gia Định, nhận 600,000$.

Số còn lại chia cho sư đoàn 5, liên đoàn thủy quân lục chiến, trường thiết giáp, câu lạc bộ tổng tham mưu và đại tá thị trưởng Dalat, Trần ngoc Huyến.
Trong những người được “tặng” tiền, có các tướng Dương văn Minh, Lê văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn hữu Có, Trần văn Tám, Nguyễn Khánh, Đỗ cao Trí

(riêng tướng Dương văn Minh còn được hưởng số bạc 6 ngàn Mỹ kim lấy được trong chiếc cặp của TT Diệm).

Nói tóm lại: tất cả tướng tá có quân hoặc có công tham dự và cuộc đảo chánh, đều được “ủy lạo” hoặc “tặng tiền”. Nói cách khác: cuộc đảo chánh năm 1963 đã được ủy lạo và tưởng thưởng (tặng).

Và đây là điều quan trọng: cuộc đảo chánh năm 1963 đã được ủy lạo và tưởng thưởng bằng tiền của CIA, do đích thân CIA đưa đến.

Vấn dề đặt ra: các tướng đảo chánh đã xin tiền, hay chính người Mỹ đã tự động đem đến?

Theo như công điện ngày 30/10/63 của của đ/s Lodge gửi cho cố vấn an ninh tòa Bạch Ốc thì các tướng đảo chánh đã “yêu cầu” được có một số tiền để dùng vào việc mua chuộc phe chống đối, nếu cần. Điểm 11 của công điện viết như sau: “As to requests from the Generals, they may well have need of funds at the last movnent with which to buy off potential opposition”. Tạm hiểu như sau: Theo lời yêu cầu của các tướng lãnh, họ có thể cần một số tiền vào phút chót để mua chuộc (những kẻ) chống đối có thể xuất hiện.

Tức là: các tướng lãnh đảo chánh đã xin tiền. Và xin tiền với danh nghĩa để mua chuộc phe chống đối (các sĩ quan còn trung thành với ông Diệm).

Theo những cuốn hồi ký của tướng Đôn (Our Endless War, Les Guerres du Vietnam, và Nhân Chứng VN), thì cuộc đảo chánh năm 1963 là một “vấn đề hoàn toàn nội bộ của VN”. Tướng Đôn đã vô tình hay hữu ý không biết đến nội dung bức công điện của đại sứ Lodge về vấn đề các tướng đảo chánh đã xin tiền. Ông mô tả Lucien Conein như một bà phước tự động đem tiền đến cho các tướng xử du.ng. Trong cả hai trường hợp (các tướng xin tiền, hoặc Conein tự động đem tiền đến), việc cung cấp số bạc ba triệu đã được chính quyền Mỹ sắp đặt và quyết định trước. Rất có thể các tướng đảo chánh đã xin, cũng rất có thể các tướng lãnh đã không xin. Nhưng trong cả hai trường hợp, họ đã ngửa tay ra nhận !

Hành động ngửa tay nhận tiền của các tướng đảo chánh đã làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh. Họ đã làm nhục chính họ, điều đó không quan hê.. Họ đã sỉ nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ..!!

Phiếu đệ trình phát tiền do tướng Đôn công bố có nhiều điều làm cho người ta phải thắc mắc.

1/ Trích yếu của phiếu trình có ghi: “về số bạc ba triệu bạc của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63.

Trước hết, số bạc ba triệu đồng (VN) đã do chính quyền Mỹ cung cấp, chứ không phải tiền ông Conein cho mượn. Điều này không cần phải chứng minh, nó đã đi vào lãnh vực hiểu biết công cộng, cũng như đã được các tài liệu của Mỹ xác nhận. Thâm tâm các tướng Đôn, Minh, Đính, Kim Khiêm cũng biết điều đó. Vậy thì, tại sao trong phiếu trình lại ghi là tiền ông Conein cho mượn? Và nếu là tiền ông Conein cho mượn thì các tướng đảo chánh đã trả lại cho ông Conein chưa? Nếu trả rồi, chắc chắn tướng Đôn sẽ thấy có bổn phận phải xuất trình bằng chứng, cũng như ông đã thấy có bổn phận phải xuất trình bằng chứng về sự chi tiêu số bạc.

Thứ đến, phiếu trình ghi rằng số tiền ấy dùng để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63. Thù lao là trả công. Tại sao lại ghi như vậy? Người ta lại nghĩ rằng tướng Đôn đã không đọc kỷ phiếu trình, trước khi công bố.

Những chi tiết nói trên không nên có trong phiếu trình. Dư luận đã từng cười ra nước mắt, nay một lân nữa lại phải cười ra nước mắt, và thương hại cho cái gọi là cuộc cách mạng 1963.

2/ Phiếu trình của thiếu tá Hoa đề ngày 14/8/1971, tức là gần 8 năm sau cuộc đảo chánh. Trong quyển VN Nhân Chứng, tướng Đôn cũng đã viết rõ: năm 1963, ông tặng tiền mà không làm biên nhận, đến năm 1971, ông mới ra lệnh cho thiếu tá Hoa tìm lại các biên nhận và lập phiếu trình.

Câu hỏi được đặt ra: lý do nào đã thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu trình về số bạc đã chi tiêu năm 1963?

Như chúng ta đã biết: năm 1971 là năm bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Năm đó, tướng Dương văn Minh ra ứng cử: vấn đề ông Diệm và cuộc đảo chánh 1963 lại được đặt ra trước công luận. Và như trên đã trình bày, ngày 20 và 21 tháng 7 năm đó, hai ông Nguyễn văn Thiệu và Dương văn Minh chửi lộn nhau về cái chết của ông Diệm.

Năm 1971 cũng là năm bầu cử Hạ Nghị viện khóa 2. Ngày bỏ phiếu là 30/8/1971. Tướng Trần văn Đôn ra tranh cử dân biểu tại đơn vị Quảng Ngãị Và ông đắc cử. Những sự việc nói trên có thể trả lời cho câu hỏi: lý do nào đã thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu trình về số bạc ba triệu đã chi tiêu năm 1963,
Tôi muốn nói với các tướng đảo chánh và những kẻ vẫn lớn tiếng ca ngợi biến cố 1963 và cuộc vùng dậy của đại bộ phận dân tộc rằng: hãy có can đảm nhìn vào sự thật.

Biến cố ngày 1/11/1963 chỉ là một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ mưu và nhằm phục vụ quyền lợi của ngoại bang. Cuộc tạo phản ấy đã được thi hành bởi những tay sai bản xứ. Những kẻ này đã ngửa tay nhận tiền của ngoại bang. Và: đảo chánh xong rồi, họ đã chia nhau số tiền ấy, mặc dù chẳng được bao nhiêu.

Thật là nhục ! Nhục cho những tướng lãnh đảo chánh. Nhục cho cuộc đảo chánh. Và nhục lây cho cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. (Việt Nam Chính Sử, Nguyễn Văn Chức, trang 86-95)

Aladin Nguyen

No comments:

Post a Comment