Dũng Là Gián Điệp, Sẽ
Trao VN Cho Tàu Cộng
15 Jan 2016
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ
WASHINGTON -- Có phải Nguyễn Phú Trọng là gián
điệp của Trung Quốc gài vào Đảng CSVN để chui sâu, trèo cao?
Không, không phải. Chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng mới là gián điệp Tàu cộng... Đó kà lời tố cáo đưa ra từ Tiến sĩ Luật Cù
Huy Hà Vũ.
Lý luận căn bản của họ Cù là: đừng tin những gì
Dũng nói, hãy nhìn kỹ những gì Dũng làm. Và khi nhìn kỹ, sẽ thấy Dũng là gián
điệp Tàu cộng.
Bài viết của nhà bất đồng chính kiến lưu vong
này đăng trên VOA, và lập tức gây chú ý vang dội.
Bài viết tựa đề “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong
ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc” của TS Luật Cù Huy Hà Vũ nêu ra
nhiều điểm để suy nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang lặng lẽ mở cửa cho Hán hóa
nhiều nơi tại VN, kể cả kinh tế, xã hội, văn hóa, thậm chí hủy bỏ môn sử...
Theo họ Cù, ông Dũng giả vờ lớn tiếng chống Tàu,
nhưng không hề có hành động cụ thể nào gọi là chống Tàu, mà các hành động chủ
yếu là tiếp tay mở cửa cho làn sóng dân TQ tràn vào VN bằng nhiều ngõ.
Nghĩa là: việc Nguyễn Tấn Dũng “chống Trung
Quốc” hoàn toàn là “ảo”.
Khi giàn khoan Hải Dương-981, ông Dũng cũng
không dám nhắc tới cái tên “Trung Quốc” trong các tuyên bố, theo lời Tiến sĩ họ
Cù.
Và theo Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cho tới nay, Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không hề có lá đơn nào khởi kiện Trung Quốc ra tòa án
quốc tế trong khi nước này không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm
được của Việt Nam ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền
đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm
không phận của Việt Nam...
Luật Biển cũng được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 21/6/2012, nhưng ông Dũng vẫn ém nhẹm, không ban hành nghị định hướng dẫn
thi hành.
Tiến sĩ họ Cù viết:
“Dọc biển thì từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông
Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong Hải Hà tại Móng Cái…), Hải Phòng
(Nhiệt điện Thủy Nguyên…), Hà Tĩnh (khu công nghiệp Fomosa gồm cảng Vũng Áng và
cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt)
cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), các khu
Trung Quốc dọc bờ biển Đà Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn,
Tuy Phước, Phù Cát), Bình Thuận (Nhiệt điện tại Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy
titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải) … Trên đất liền thì
từ Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Tây Nguyên, địa bàn chiến lược
bậc nhất của Việt Nam (Nhà máy khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Tân Rai)… Cộng
vào đó là khoảng 400 ha rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn cho thuê 50 năm.
Nghiêm trọng không kém là cùng với sự chiếm cứ
này là thủ đoạn Hán hóa dân cư khi người Trung Quốc lấy vợ Việt, sinh con đẻ
cái…. Đích thân Nguyễn Tấn Dũng còn nới rộng biên độ Hán hóa đó khi chỉ đạo
chính quyền Hà Tĩnh cho Trung Quốc thuê Vũng Áng 70 năm thay vì 50 năm theo quy
định của Luật Đất đai!
Về kinh tế, Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc hầu như
toàn bộ. Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, từ 15,9% vào 2005 (năm
trước khi Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng) với 2,67 tỷ USD lên tới 29,8% vào năm
2015 với 32,3 tỷ USD trong khi 90% các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia (công
trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…) đều nằm trong tay nhà
thầu Trung Quốc. Việc đồng Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường tài chính
Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu của tình trạng này mà thôi...
...Về văn hóa - xã hội, dân tộc Việt Nam đang
đối mặt với cái chết được báo trước với việc Chính phủ Việt Nam rắp tâm xóa bỏ
môn lịch sử trong trường học cũng như với đủ loại thực phẩm độc hại được nhập ồ
ạt từ Trung Quốc giết dần, giết mòn các thế hệ người Việt Nam cả hiện tại lẫn
tương lai...
Điệp viên hoàn hảo của Trung Quốc
Tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Thông tấn
xã Việt Nam đăng tải cho thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học
tập và sinh sống. Thế nhưng vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ
quan quân đội nhiều lần tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết:
“Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất thạo. Ngoài những buổi họp chính thức
ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc mà không cần
phiên dịch”!
Lẽ dĩ nhiên, để một người Việt Nam ở giai đoạn
“tiền internet” nói thông thạo tiếng Trung Quốc thì chỉ có hai cách. Một là,
sống trong khu phố Tàu như Chợ Lớn. Hai là, học tập hay sinh sống ở Trung Quốc.
Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói
thông thạo vì đơn giản là không có môi trường giao tiếp. Do đó, chắc chắn
Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc bởi không có bằng chứng
nào cho thấy Dũng đã từng sống ở khu phố Tàu. Kết luận này được củng cố với
thông tin sau đây trên trang điện tử du học giới thiệu Đại học Bách Khoa Quế
Lâm, thành phố Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc: “Về quan hệ với Việt Nam Quế Lâm
là mốc son chứng nhận cho quan hệ hữu nghị Việt – Trung. Hơn nữa, Quế Lâm từng
là nơi sống và làm việc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên phó thủ tướng Vũ
Khoan và hơn 20 vị lãnh đạo cao cấp của chính phủ Việt Nam”.
Thực vậy, chuyện ra nước ngoài nếu chính đáng
thì không việc gì phải dấu. Chẳng hạn, trong tiểu sử cựu phó Thủ tướng Vũ Khoan
trên Wikipedia có ghi rõ ông này được chính quyền Việt Nam gửi đi học tại
"Dục tài học hiệu Nam Ninh” tại Quảng Tây, Trung Quốc. Vì thế việc Nguyễn
Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa
Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải ở “trên mức bình thường” hay nói thẳng ra,
Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui
sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước
thôn tính Việt Nam của nước này. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc
phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để
không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ” này, nhất là trong bối cảnh
người Việt Nam luôn cảnh giác với Trung Quốc để không bị Bắc thuộc một lần
nữa...”(ngưng trích)
Nguyễn Tấn Dũng đã
rút lui
15 Jan 2016
Trung Điền
Thông báo Hội nghị 14 cho biết kết quả bầu chọn nhân sự
Đại hội đảng XII đã hoàn tất và nhất là Trung ương đảng đã bỏ phiếu kín đề cử
nhân sự chức danh Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương khóa XII; đề cử chức
danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021.
Phát biểu bế mạc Hội nghị 14, ông Nguyễn Phú Trọng cũng
cho biết thêm là Ban chấp hành trung ương đã biểu quyết thông qua nhân sự là ủy
viên Bộ chính trị, Ban bí thư Khóa XI thuộc trường hợp đặc biệt tái cử Khóa XII
và danh sách đề cử các vị ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đảng và
nhà nước cho Khóa XII "với số phiếu rất tập trung".
Mấu chốt của những điều nói trên cho thấy có 2 điểm quan
trọng:
- Khi ông Trọng nói Hội nghị 14 đã thông qua nhân sự là ủy
viên Bộ chính trị, Ban bí thư khóa XI thuộc dạng đặc biệt để tái cử khóa XII,
cho thấy là chỉ có ông Trọng mới là người được vị trí này vì chỉ có ông Trọng
vừa ở trong Bộ chính trị và vừa đứng đầu trong Ban bí thư. Ông Nguyễn Tấn Dũng,
ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng chỉ là Ủy viên Bộ chính trị, không nằm
trong Ban bí thư.
- Sau nhiều căng thẳng từ Hội nghị 12, 13 cuối cùng việc
chuẩn bị nhân sự tứ trụ coi như hoàn tất.
Những thông tin nói trên được minh họa với ba dữ kiện được
tán phát khá rộng rãi trên mạng Internet.
Dữ kiện thứ nhất là Bộ chính trị đã bỏ phiếu đề cử chức
danh Tổng Bí Thư thì ông Trọng được 6 phiếu, ông Sang được 5 phiếu còn ông Dũng
chỉ được 1 phiếu. Vì lý do đó mà ông Trọng đã được Bộ chính trị giới thiệu ra
ứng cử chức danh Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ XII.
Dữ kiện thứ hai là nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Nguyễn Phú
Trọng là một năm và sau đó, Trung ương đảng khóa XII sẽ chọn người khác thay
thế dựa trên thành phần tân Ủy viên Bộ chính trị được bầu ra trong đại hội XII.
Dữ kiện thứ ba là Hội nghị trung ương 14 đã bỏ phiếu kín
đề cử nhân sự tứ trụ cho Khóa XII với kết quả ông Nguyễn Phú Trọng được đề cử
vào chức Tổng Bí Thư với 135/175 phiếu; ông Trần Đại Quang được đề cử vào chức
vụ Chủ Tịch Nước với 151/175 phiếu; ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử chức vụ Thủ
Tướng với 155/175 phiếu; bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đề cử chức vụ Chủ tịch
Quốc hội với 163/175 phiếu. Trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt con số
70/175 phiếu.
Rất khó có thể kiểm chứng những dữ kiện nói trên là thật
hay giả khi nó thuộc loại “bí mật quốc gia” như trường hợp thư của ông Nguyễn
Tấn Dũng viết gửi cho Nguyễn Phú Trọng và Trung ương đảng về việc không xin tái
cử Khóa XII, khi mà các phe đang tìm cách tung những tin hỏa mù để tấn công lẫn
nhau.
Tuy nhiên, theo dõi cuộc đấu đá giữa phe đảng (Nguyễn Phú
Trọng) và phe chính phủ (Nguyễn Tấn Dũng) trong suốt 5 năm qua, nhất là từ Hội
nghị Trung ương 6 (2012) về vụ kỹ luật đồng chí X cho đến Hội nghị 13, tràn
ngập những đơn tố cáo gia đình và cá nhân ông Dũng cho thấy là phe đảng đã tìm
mọi cách triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng.
Chính trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài
“lật ngửa” khi viết thư không xin ra tái cử với hy vọng là dùng diễn đàn Trung
ương đảng để cho đàn em đề cử mình ra tranh với Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng qua kết quả Hội nghị 14, ông Trọng đã dùng sự lưu
nhiệm ghế Tổng bí thư 1 năm và Quyết định 244 để buộc Trung ương phải bầu chọn
theo đề cử của Bộ chính trị; vì thế mà ông Dũng đã không thể xoay trở như dự
tính là dùng đàn em đề cử ngay tại Hội nghị Trung ương, kể cả trong đại hội
đảng.
Điều này cho thấy là ván bài của ông Dũng đã bị ông Trọng
tháu cáy, vì hai lý do sau đây:
Thứ nhất là Nguyễn Phú Trọng với tư cách Chủ tịch Tiểu ban nhân sự
đã dàn dựng ra trận đồ để chính ông Dũng đã bị phế bỏ võ công khi tự mình viết
đơn không xin tái cử.
Thứ hai là chuyến đi thăm Trung Quốc một cách đột xuất của Nguyễn
Sinh Hùng ngay sau Hội nghị 13 đầy căng thẳng về vấn đề nhân sự, cho thấy là
Tập Cận Bình đã hậu thuẫn Trọng hơn là Dũng để Việt Nam không đi ra khỏi quỹ đạo
của Bắc Kinh.
Mặc dù phe đảng của Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế trong
cuộc đua quyền lực, nhưng ông Trọng sẽ chỉ ngồi thêm 1 năm ở ghế Tổng bí thư,
không chỉ vì tuổi tác (hiện tại đã 72 tuổi) mà vì những cam kết từ đầu.
Nguyễn Tấn Dũng sẽ không rút về ở ẩn tại Phú Quốc như các
ông Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải đã làm mà sẽ tập hợp đàn em để tung ra
những lời phán theo kiểu “thái thượng hoàng” như thời Đỗ Mười, Lê Đức Anh đối
với Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh. Lý do dễ hiểu là Bộ chính trị khóa XII, ngoài
Nguyễn Phú Trọng, đa số đều là đàn em và nhận những ân sủng của ông Dũng trong
nhiều năm qua.
Trong bối cảnh đó, có thể khi Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu
vào năm 2017, Trung ương đảng khóa XII sẽ bầu Trần Đại Quang làm Tổng bí thư
kiêm Chủ tịch nước.
Nói cách khác là Nguyễn Tấn Dũng không thực hiện được
phương án Putin cho chính mình thì sẽ giúp cho đàn em cùng băng công an là Trần
Đại Quang trở thành nhân vật quyền lực: Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư từ Hội
nghị 3 của Trung ương đảng khóa XII.
Nếu điều này xảy ra thì dù Nguyễn Phú Trọng có thắng, phe
nhóm Nguyễn Tấn Dũng sẽ khuynh loát bên trong và đảng CSVN sẽ rơi vào tình
trạng phân hóa cùng cực trong vài năm trước mặt.
Đây là cơ hội của phong trào dân chủ và điều này có xảy ra
cũng chỉ là định mệnh kết cục của đảng CSVN.
No comments:
Post a Comment