Friday, September 28, 2012

Để đền ơn Hoover cứu Balan khỏi chết đói

Để đền ơn Hoover cứu Balan khỏi chết đói

Trích từ Ngô Đ Tựu's email

MỘT CÂU CHUYỆN THẬT XẢY RA NĂM 1892 TẠI STANFORD

Có một cậu học sinh 18 tuổi trường Đại Học Stanford đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã trình diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng họ đến gặp Paderewski trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói: “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.” Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski...

Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.

Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?" Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.


Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

Nguồn:

http://www.facebook.com/l.php?u=http://immstories.wordpress.com/2012/09/18/1892-stanford-university/&h=1AQEMSb1tAQEfuKWPELAGf3TvxukIH0uphHQ9lJleyIEzwA&s=1

This is a true story that had happened in 1892 at Stanford University.

 
An 18-year-old student was struggling to pay his fees. He was an orphan, and not knowing where to turn for money, he came up with a bright idea. A friend and he decided to host a musical concert on campus to raise money for their education.

They reached out to the great pianist Ignacy J. Paderewski. His manager demanded a guaranteed fee of $2000 for the piano recital. A deal was struck and the boys began to work to make the concert a success.

The big day arrived. Paderewski performed at Stanford. But unfortunately, they had not managed to sell enough tickets. The total collection was only $1600. Disappointed, they went to Paderewski and explained their plight. They gave him the entire $1600, plus a cheque for the balance $400. They promised to honour the cheque at the soonest possible.

“No,” said Paderewski. “This is not acceptable.” He tore up the cheque, returned the $1600 and told the two boys: “Here’s the $1600. Please deduct whatever expenses you have incurred. Keep the money you need for your fees. And just give me whatever is left”. The boys were surprised, and thanked him profusely.

It was a small act of kindness. But it clearly marked out Paderewski as a great human being.

Why should he help two people he did not even know? We all come across situations like these in our lives. And most of us only think “If I help them, what would happen to me?” The truly great people think, “If I don’t help them, what will happen to them?” They don’t do it expecting something in return. They do it because they feel it’s the right thing to do.

Paderewski later went on to become the Prime Minister of Poland. He was a great leader, but unfortunately when the World War began, Poland was ravaged. There were more than 1.5 million people starving in his country, and no money to feed them. Paderewski did not know where to turn for help. He reached out to the US Food and Relief Administration for help.

The head there was a man called Herbert Hoover — who later went on to become the US President. Hoover agreed to help and quickly shipped tons of foodgrains to feed the starving Polish people.

A calamity was averted. Paderewski was relieved. He decided to go across to meet Hoover and personally thank him. When Paderewski began to thank Hoover for his noble gesture, Hoover quickly interjected and said, “You shouldn’t be thanking me Mr Prime Minister. You may not remember this, but several years ago, you helped two young students go through college in the US. I was one of them.”

No comments:

Post a Comment