Thursday, July 26, 2012

Bằng chứng Trung Cộng cướp đất biển Việt Nam

Bằng chứng Trung Cộng cướp đất biển Việt Nam

Việc bảo quản cẩn mật bản đồ của Trung Quốc ấn hành năm 1904 do chính Thanh triều xuất bản là lẽ đương nhiên.

Ở đây người Việt phải biết tận dụng chứng cớ hiển nhiên này để phổ biến đến toàn thế giới những hành động cướp đất biển Việt Nam của Trung Cộng (ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa và Trường Sa v.v...)

Công việc chính đáng nhất là dùng máy copy màu tối tân để in ra 500 bản đồ khác và cần được thâu hình trong lễ phổ biến thị thực công khai (Public Notary DVD).

Nên phát hành một công hàm giải thích bản đồ copy này và đính kèm DVD cần gửi đến khắp cơ quan truyền thông và đến bộ ngoại giao các nước trên thế giới.

Dưới đây là tin chi tiết trích từ báo Người Việt:

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
Wednesday, July 25, 2012 7:19:32 PM

HÀ NỘI (NV) - Một tấm bản đồ Trung Quốc do triều nhà Thanh công bố năm 1904 cho thấy, đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc chứ không phải hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho hay, “Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên trưởng phòng Tư Liệu Thư Viện của Viện Hán Nôm vừa trao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của Việt Nam vào sáng 25 tháng 7.

Tấm bản đồ cổ mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn 1904 và trên bản đồ ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không có Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Ðây được coi là một tư liệu vô cùng giá trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Theo báo SGTT, “Phát biểu tại buổi họp báo, ông Mai Ngọc Hồng cho biết ông chủ động đề nghị được trao lại tấm bản đồ quý này cho bảo tàng Lịch sử Quốc gia với hy vọng nó sẽ góp thêm một cứ liệu lịch sử quan trọng và có giá trị cho các nhà sử học và những người có trách nhiệm trong cuộc tranh biện của Việt Nam với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Ðông.”

Báo SGTT dẫn lời Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Chiến, phó giám đốc bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, “tấm bản đồ này đã được tiếp nhận và đưa vào hạng mục hiện vật được bảo quản đặc biệt.”

“Hiện nay chúng tôi mới chỉ thực hiện công tác tiếp nhận và bảo quản tư liệu. Còn việc trưng bày hay hướng khai thác tư liệu ra sao thì chưa có một kế hoạch cụ thể,” ông Chiến nói. (KN)

Thursday, July 19, 2012

Con đường quất sụm Cộng Sản Việt Nam

Con đường quất sụm Cộng Sản Việt Nam

Trích từ:  Email Ngô Đ. Tựu       Trình bày: Hà X. Thụ

Dựa theo báo cáo tài chánh Việt Nam bi thảm của Bloomberg và gần đây truyền thông đã đăng tin Kinh Tế Việt Nam phát triển không còn là miracle (phép lạ).

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Lương có đưa ra một Đường lối quất sụm Cộng Sản Việt Nam qua bài học CuBa và ông đã trình bày qua 4 bài thuyết trình dưới đây:

Kính chuyển AUDIO và TEXT bài phát biểu đặc biệt của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh, tị nạn 1975, làm việc tại Hoa Kỳ & nhiều quốc gia hải ngoại. Bài phát biểu và các thảo luận này được thu âm qua hệ thống PALTALK ngày Chúa Nhật 10-6-2012:






Không Để Quá Trễ!

Tiến sĩ Nguyễn văn Lương
Hải ngoại ngày 10 tháng 6, 2012


--- Khi mà Trung Cộng sản xuất hàng hóa ào ào như vậy, thì Hoa Kỳ biết là nó mắc mưu rồi, thì mới chơi vụ thất nghiệp. Thất nghiệp kéo dài, dây chuyền tới Âu Châu, thì tất cả thất nghiệp hết, không ai xài tới hàng hóa Trung Cộng hết. Cho nên kinh tế Trung Cộng rất là tệ hại bây giờ, giống như Việt Nam. Mô hình kinh tế Trung Cộng và Việt Nam giống nhau.
-- Đồng lương thấp, người dân không được trả lương cao. Cho nên người dân không có mãi lực, có nghĩa là không có tiền để buôn bán trong nước (...) Dân không có tiền để mua. Mà hàng hóa chế tạo ra để bán ra ngoại quốc thì không phải là nhu cầu ở trong nước. Chính vì vậy mà hàng hóa ứ đọng tùm lum, dân không có tiền. Dân thất nghiệp, không có tiền, không được trợ cấp như dân bên Mỹ này, thì dân sẽ nổi dậy thôi!



--- Tư bản (Tàu) cũng phá sản vì mượn tiền (ngoại quốc). Dân chúng cũng không có tiền mua, thì đói khổ như nhau. Thêm vào đó, với 1 tỷ 300 ngàn người Tàu, ngay cả hải sản, cơm rau, chó mèo cũng không còn nữa. Đừng tưởng họ có đồ ăn, họ không có đồ ăn đâu. Đó là vấn đề của Trung Cộng, sự khổ sở của họ rất là khủng khiếp.

--- Vì tôi chưa có mặt ở Việt Nam, cho nên tôi chưa so sánh được người dân Trung Hoa với Việt Nam như thế nào, nhưng theo những người bạn của tôi kể, thì trong nghĩ rằng, ở Việt Nam có lợi điểm là dân Việt Nam có hải ngoại gởi tiền về, thì tương đối đỡ hơn. Nhưng 1 đô la mà mua được 4,5 quả trứng, thì cũng là tệ hại lắm rồi... Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị, thanh trừng nhau.

--- 60% Hải quân Hoa Kỳ tới Đông Nam Á, chắc chắn ảnh hưởng tới chiến trường Đông Nam Á. Office of Development Assistance (ODA) bên Đan Mạch đã cúp viện trợ cho Việt Nam số tiền chỉ có 1.5 triệu. Chúng ta sẽ đóng vai trò gì cho tương lai Việt Nam?

-- Với kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ hiện tại, chưa có một chiếc tàu nào gặp hurricane (bão) mà bị hủy bỏ. Hệ thống khí tượng của Hoa Kỳ rất tân tiến. Những chuyến tàu cruises của Mỹ không bao giờ thay đổi. Những hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ di chuyển ngoài khơi, đặc biệt những hàng không nguyên tử sau này, cả hai ba chục năm không cần tiếp tế nhiên liệu. Tại sao Mỹ phải đến Cam Ranh? Chẳng qua là để thổi một bản tin tới Trung Cộng, để xem "Trung Cộng làm gì tao cho cho biết".

-- Hoa Kỳ không có chủ trương chiến tranh. Hoa Kỳ không muốn chế độ Trung Cộng hiện tại có thể dùng mọi cách tuyên truyền để kéo dân tộc Trung Hoa vào một cuộc chiến tranh đồng lòng với chính phủ. Hiện tại, dân chúng ở Trung Quốc rất chán ghét chế độ này, các cuộc biểu tình ở trong nước (Tàu) xảy ra hàng ngàn lần mỗi tháng. Cuộc sống của dân chúng thật là cực khổ. Chúng tôi biết, bởi vì chúng tôi từng có mặt ở bên đó, có công ty ở bên đó, có nhân viên ở bên đó (Trung Quốc)...Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Hoa Kỳ giải quyết Trung Cộng.


-- Người Việt Nam của chúng ta, đặc biệt ở hải ngoại, nhất là những người từng đi tù Việt cộng, thì chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta đã bị cộng sản Việt Nam lừa đảo quá nhiều rồi, không phải chỉ bây giờ, mà chứng minh từ quá khứ. Họ đã tuyên truyền, đã thành lập mặt trận giải phóng miền nam, xâm chiếm miền Nam, rồi họ xây nhà tù, dùng trường học, nhà thờ, chùa chiền làm nơi tù đày. Tù ở miền Nam quá nhiều. Mục đích tù đày là huỷ diệt, bóp chẹt sức lãnh đạo, các sĩ quan cao cấp ở miền Nam.

 --- Liên sô bị sụp đổ cũng vì kinh tế, vì vấn đề hết tiền. Họ hoảng sợ, như Trung Cộng. Họ có các hạ tầng cơ sở theo kinh tế chỉ huy (....) Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Trung Cộng được Hoa Kỳ giải quyết ....Không để cho quá trễ.

--- Việt cộng cố gắng giữ sự im lặng của người dân trong nước. Họ muốn thế giới hiểu lầm rằng người dân trong nước hài lòng, chấp nhận chế độ này, chấp nhận những gì đang có, không có đấu tranh! Đất đai tài nguyên đang bị bán. Trong sự nợ nần quá nhiều của Việt Nam bây giờ, họ sẽ tiếp tục bán thêm. Họ lấy đất của dân bán, để lấy tiền trả nợ. Tiền lời trả nợ thôi, Nếu quý vị không tin tôi, hãy vô Bloomberg số 25.5.2012, hàng năm Việt Nam phải cần 4 tỷ mỹ kim để trả tiền lời! Nếu mà chúng ta không có 4 tỷ đó (gởi về Việt Nam), thì chế độ Việt cộng sẽ sụp như Liên sô đã sụp vào thập niên 1990's vì không có tiền để trả nợ.

--- Nếu chúng ta đi theo đường chính trị, thì phải chờ từ 2 tới 7 năm. Nếu chúng ta đi theo đường kinh tế, KHÔNG GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM, KHÔNG DU LỊCH VỀ VIỆT NAM, Việt cộng sẽ không có 4 tỷ --- 4 tỷ để trả tiền lời thôi, thì những công ty quốc tế liên quan tới Việt Nam sẽ đòi nợ, thì chế độ Việt cộng sẽ bị sụp, như Soviet Union thập niên 90.

--- Tôi chưa có về Việt Nam lần nào. Giả sử quý vị về thăm dò Việt Nam, quý vị thấy rằng Trung cộng ở khắp mọi nơi, nhất là ở ngoại ô thành phố. Khi bộ trưỏng quốc phòng Mỹ ông Leon Panetta tới Cam Ranh, thì người ta mới la làng lên là người Trung Cộng nuôi cá ở CamRanh. Càng ngày, người Tàu càng sống trên nước Việt Nam quá nhiều!

--- Từ thập niên 1960, trong cuộc cách mạng văn hóa của Mao trạch Đông, dân Trung Hoa mỗi gia đình có một đứa con. Cho tới giờ này, Trung Quốc có 225 triệu đàn ông (đông gấp 3 dân Việt) trên 18 tuổi, không có đàn bà để lấy vợ! Thì một phần đàn ông Tàu qua Việt Nam, mình có đủ phụ nữ cung ứng cho họ hay không? Đặc biệt là đàn bà Việt Nam cố gắng tìm chồng ngoại quốc, để hy vọng nuôi được gia đình. Bây giờ người chồng đó nằm ngay trong đất nước của mình! Thì quý vị thấy sự đồng hóa có thể xảy ra hay không?

Nếu để 7 năm, 8 năm, 10 năm nữa, thì những vợ Viêt lấy chồng Tàu đẻ con lai đó, thì họ có thể giết chồng họ được không?

Sunday, July 15, 2012

Chiến thắng lớn của luật Y Tế

Chiến thắng lớn của luật Y Tế
Supreme victory for health care

Hàgiang  lược dịch:


Ai cũng biết tòa án tối cao đầy quyền lực! Ngày 12 Tháng 12, 2000, tòa quyết định rằng George W. Bush sẽ là tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng sáu năm 2012, tòa quyết định rằng Barack Obama sẽ tái đắc cử tổng thống.

Chẳng ai có thể phủ nhận ý nghĩa chính trị trong phán quyết được chờ đợi rất lâu của Tối Cao Pháp Viện về luật Cải Tổ Y Tế. Ngay cả Mitt Romney cũng thế. Hai ngày trước quyết định của tòa, Romney nói với người ủng hộ: “Như bạn biết, Tòa án tối cao sẽ phán quyết xem Obamacare có hợp hiến không. Nếu nó không hợp pháp – thì ba năm rưỡi của nhiệm kỳ tổng thống này đã bị lãng phí vào một chuyện chẳng giúp gì được cho người dân Mỹ. ”

Ông Mitt ơi, chắc chắn một điều là nếu lời tuyên bố này của ông đúng, thì điều ngược lại cũng đúng. Việc tòa án Tối cao ủng hộ tính hợp hiến của Đạo Luật có nghĩa là Barack Obama, trên thực tế, đã dành ba năm rưỡi nhiệm kỳ tổng thống của ông cho điều không lãng phí thời gian tí nào, mà thật ra, đã giúp người dân Mỹ rất nhiều.

Lẽ ra, Mitt phải nói chuyện với một cựu thống đốc đảng Cộng hòa của Massachusetts, trước khi biến mình thành kẻ xuẩn động trước mắt quần chúng. Điều cần nói là đạo luật bắt mọi người phải có bảo hiểm y tế được tổ chức bảo thủ Heritage Foundation đưa ra vào năm 1989 như một biện pháp cắt giảm chi phí, và là cách duy nhất để đạt mục tiêu cung cấp bảo hiểm y tế cho toàn dân mà không làm thâm thủng ngân sách. Trong năm 1993, đạo luật này là cốt lõi của giải pháp mà Đảng Cộng Hòa đưa ra thay cho luật cải cách y tế của Tổng thống Clinton, và được hỗ trợ bởi 18 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, trong đó có Minority Leader Bob Dole. Và, tất nhiên, đạo luật này đượcThống đốc Mitt Romney nhiệt tình đón nhận, và ban thành luật cho tiểu bang Massachusetts.

Chỉ sau khi Tổng thống Obama và một số thành viên đảng Dân chủ, trong nỗ lực dành phiếu của đảng Cộng Hòa, mới thông qua việc bắt mọi người có bảo hiểm y tế mà đảng Cộng Hòa lại đột nhiên chối bỏ nó, theo cái chính sách “Điều gì mà Obama ủng hộ, thì ta phải chống!” Và sau đó họ mang đạo luật Affordable Care Act ra tấn công, lập luận rằng chính đạo luật mà phía họ đưa ra là vi hiến. Đây là một sai lầm chết người. Tối Cao Pháp Viện không đồng ý với ho, cho rằng việc yêu cầu người dân phải mua bảo hiểm y tế có thể có vấn đề, nhưng bắt họ nộp phạt khi không chịu làm như thế hiển nhiên nằm trong phạm vi quyền hạn của Quốc hội.

Việc tòa án tối cao quyết định giữ nguyên đạo Luật Affordable Care Act là một chiến thắng rất lớn về cả mặt chính sách lẫn chính trị cho Tổng thống Obama. Nó cũng là một chiến thắng lớn cho người dân Mỹ, hiện đang được hưởng nhiều phúc lợi quan trọng của luật này. Quyết định này sẽ làm cho phe đối nghịch của tổng thống khó để thực hiện ý muốn phá hoại hoặc dẹp bỏ việc chăm sóc sức khỏe phổ quát. Lẽ ra tất cả mọi vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện phải bỏ phiếu ủng hộ.

Tuy nhiên, phán quyết lịch sử hôm thứ Năm còn là một chiến thắng lớn của chính Tối Cao Pháp Viện, mà uy tín, dưới thời của Chánh án John Roberts trong thời gian gần đây đang có vấn đề.Một cuộc thăm dò ý kiến ​của New York Times/CBS News, thực hiện đầu tháng này, cho thấy chỉ có 44% người Mỹ tán thành việc làm của Tối Cao Pháp Viện, tụt hẳn xuống từ con số 66% vào cuối thập niên 80 – và ba phần tư dân chúng cho rằng các vị thẩm phán bị chính kiến của mình ảnh hưởng, khi cần có những quyết định lẽ ra phải độc lập và vô tư, mà sứ mệnh của một tòa án cao nhất của quốc gia đòi hỏi.

Người ta không ngạc nhiên, khi thấy bắt đầu từ thời tranh cử giữa Bush và Gore, dân Mỹ đã thấy một tòa án ngày càng say mê quyền lực. Trong phán quyết lần đó, 5 thẩm phán bảo thủ quyết định là Florida không có quyền đếm phiếu của chính tiểu bang mình, và dân Hoa Kỳ không được phép chọn người sẽ làm tổng thống đất nước, mà họ, đa số bảo thủ của tòa án sẽ chọn hộ chúng ta.

Tiếp đó, trong vụ Citizens United, tòa án đầy quyền lực này, một lần nữa, với tỉ lệ 5-4, khối đa số bảo thủ đã quét dẹp tan bộ luật gây quỹ tranh cử đã tồn tại nhiều thập niên, và cho phép cá nhân cũng như công ty có thể đóng góp vô hạn định cho các quỹ tranh cử, dựa trên lập luận quái đản là tiền bạc không bao giờ làm các chính trị gia bị tham nhũng.

Trước phán quyết về sóc y tế, dưới sự trị vì của chánh án Roberts, Tối Cao Pháp Viện bị xem là có những phán quyết nhuộm màu chính trị, đảng phái nhất trong lịch sử của nó. Tuy nhiên Roberts đã thay đổi tình hình bằng phán quyết vừa rồi về đạo luật CảiTổ Y Tế. Tòa án cao nhất nước này vẫn còn bị chia thành hai phe, nhưng giờ đây hy vọng là những tiếng nói ôn hòa có thể cất cao.

Chánh án John Roberts có thể đã làm hại Mitt Romney, nhưng ông đã cứu tòa án!

We know the Supreme Court is powerful. On December 12, 2000, it decided that George W. Bush would be the next president of the United States. On June 28, 2012, it decided that Barack Obama would be re-elected president of the United States.
There’s no escaping the political implications of the court’s long-awaited decision on health care. Even Mitt Romney seems to agree. Two days before the court’s ruling, he told supporters: “As you know, the Supreme Court is going to be dealing with whether or not Obamacare is constitutional. If it is not — if Obamacare is not deemed constitutional — then the first three and a half years of this president’s term would have been wasted on something that has not helped the American people.”

Surely, Mitt, if that statement is true, then the converse is true: The fact that the Supreme Court upheld the constitutionality of the Affordable Care Act means that Barack Obama, in fact, spent the first three and a half years of his presidency on something that was not a waste of time — that, in fact, has helped the American people tremendously.

Maybe Mitt should have talked to a certain former Republican governor of Massachusetts before making such a public fool of himself. After all, the individual mandate was first put forward in 1989 by the conservative Heritage Foundation as a cost-cutting measure and the only fiscally responsible way to achieve universal health care. In 1993, it was the core of the Republican Party‘s alternative to President Clinton’s health-reform legislation and supported by 18 Senate Republicans, including Minority Leader Bob Dole. And, of course, it was enthusiastically embraced and made the law of Massachusetts by Gov. Mitt Romney.

It was only after President Obama and other Democrats, in an effort to win Republican votes, adopted the individual mandate that Republicans suddenly turned against it — under the sound governing principle “If Obama’s for it, I must be against it.” They then made the individual mandate the heart of their legal case against the Affordable Care Act: arguing, in effect, against the legality of their own idea. Which turned out to be a fatal mistake. The court disagreed, finding that requiring people to buy health insurance might be questionable, but fining or otherwise punishing them for not doing so was clearly within the powers of Congress.


The Supreme Court’s decision to uphold the Affordable Care Act is a huge policy and political victory for President Obama. It’s also a big win for the American people, who are already benefiting from many key provisions of the act. And it’ll make it harder for the president’s enemies to carry through with their threats to derail or repeal universal health care. It should have been unanimous.


But Thursday’s historic ruling is also a big victory for the Supreme Court itself, whose reputation under Chief Justice John Roberts has been suffering lately. According to a New York Times/CBS News poll earlier this month, only 44 percent of Americans approve of the job the court is doing, down from 66 percent in the late ’80s — and three-quarters say the justices are swayed in reaching decisions by their own personal or political agenda. That’s far from the reputation of independence and impartiality we expect for the nation’s highest court.

And no wonder. Beginning with Bush v. Gore, we have never seen a more arrogant and power-hungry court. In that decision, five justices ruled that the state of Florida did not have the right to count its own votes and that we Americans did not have the right to elect our own president. They, the conservative majority on the court, would make that decision for us.

That was followed by Citizens United, where the all-powerful court, again by a narrow 5-4 conservative majority, wiped out decades of campaign finance reform law and opened the door to unlimited corporate and personal campaign contributions — all based on the absurd assertion that money in politics never corrupts politicians.

Until its decision on health care, the Roberts court was well on its way to being written off as the most predictable, political, proactive, partisan Supreme Court in history. But Roberts himself has begun to turn things around by writing the majority opinion on health care. The court is still badly split, but now there is hope that saner voices might prevail.

John Roberts to the rescue. He may have destroyed Mitt Romney. But he saved the court.

Sunday, July 8, 2012

Chiến hạm Iowa thành bảo tàng

Thiết giáp hạm USS Iowa về San Pedro làm bảo tàng

Saturday, July 07, 2012


LOS ANGELES (NV) -  Thiết giáp hạm USS Iowa, năm nay gần 70 tuổi, cuối cùng về neo vĩnh viễn tại cảng Los Angeles ở San Pedro làm viện bảo tàng, khánh thành hôm Thứ Bảy.


Lễ cắt băng diễn ra vào buổi sáng, với hàng trăm người đã xếp hàng sẵn để đi thăm một trong những con tàu nổi tiếng nhất của Mỹ.

Iowa là mẫu hạm đầu tiên của một loạt tàu chiến mang tên “hạng Iowa”. Bản vẽ cho mẫu hạm này được thực hiện năm 1938, chiếc mẫu hạm hạ thủy năm 1942 và bắt đầu tham gia Hải quân năm 1943.

Nhiều lần rút ra khỏi rồi lại vào lại lực lượng tàu chiến Hải quân, chiếc USS Iowa được trao cho hội bất vụ lợi Pacific Battleship Center để trưng bày cho công chúng.

Trong ngày đầu tiên, có tới 1,500 vé được bán trước cho người muốn xem, rồi thêm 1,000 vé nữa được bán tại chỗ.

Chiến hạm này có dư chỗ cho hàng ngàn người xem, vì tổng cộng diện tích các tầng của tàu này lên tới hơn 2 acres, theo lời Bob Rogers, phát ngôn viên của bảo tàng.

Trong thời Thế Chiến II, tàu USS Iowa được giao nhiệm vụ chở Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đi Casablanca trên đường tới Tehran năm 1943 để họp với hai lãnh tụ Ðồng Minh Winston Churchill và Josef Stalin.

Vì vậy, trong tàu chiến này có cả một bồn tắm và thang máy để Tổng Thống Roosevelt, một người bị khuyết tật phải đi xe lăn, có thể lên xuống trong tàu.

Năm 1980, chiếc USS Iowa được rút ra khỏi lực lượng tàu chiến, nhưng tới năm 1984 lại được hiện đại hóa rồi gia nhập trở lại, trong kế hoạch của Hải Quân xây dựng hải lực 600 tàu.

Năm 1986, kỷ niệm ngày tân trang tượng Nữ Thần Tự Do, chiếc USS Iowa được làm đầu tàu chở Tổng Thống Ronald Reagan đi dự lễ.

Tổ chức Pacific Battleship Center phải vận động để đưa được tàu này về San Pedro. Tổ chức này gây quỹ được $9 triệu để vận chuyển và tái thiết tàu này, trong đó có $3 triệu xin được của tiểu bang Iowa. (H.N.V.)

Tuesday, July 3, 2012

Thời Kỳ Vàng Son Của VNCH

Những kỳ công của TT Ngô Đình Diệm

Trích: Trần Cao Sạ's email & trình bày: Hà Xuân Thụ

Sau những đại biến cố đã xẩy ra cho nước Việt Nam kể từ 1954 và xem lại tiểu sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm chúng ta mới hiểu hết những hành động cực kỳ ái quốc của một vĩ nhân. Ông đã đem lại một thời kỳ tự do vàng son cho VNCH để rồi bây giờ ai cũng tiếc nối.......

Hãy xem một phim tài liệu giá trị lịch sử dưới đây:

Sunday, July 1, 2012

Xa lộ nghệ thuật của Na Uy

NaUy - con đường đứng tim

Trích từ : Liêu Quyền's email -  Trình bày : Hà X. Thụ

Đưng Atlantic hay còn gi là đưng Đi Tây Dương, có chiu dài trên bin khong 9km, ni gia th trn Kristiansund và Molde. Con đưng này bt đu khong 30km v phía Tây Nam ca Kristiansund và kết thúc 47km v phía Bc ca Molde.

Là mt đa đim du lch ni tiếng ti Na Uy, con đưng này mang ti cho du khách nhng giây phút nhưng tim" vi nhng con dc cao vun vút cùng vi các đt sóng trng xóa p thng vào thành xe.

S đc đáo ca con đưng này chính là 8 cây cu nh bc qua 8 hòn đo vi đ cong ca các cu rt khác nhau. Các nhà xây dng và kiến trúc sư đã thiết kế nhng hình dng cong rt l ni các hòn đo vi nhau nhm phát huy ti đa kh năng chng chu bão, gió t bin Đi Tây Dương.


Con đưng này đưc xây dng vào năm 1989 và đến năm 1995 mi hoàn thành vi tng kinh phí gn 20 triu đôla.

Đưc bu chn là "Công trình thế k ca Na Uy" vào năm 2005, đưc Tp chí Pravda ca Nga bình chn là mt trong nhng con đưng đp nht Thế gii năm 2009. Nay đã tr thành mt đa đim du lch hp dn du khách.

 Những cây cầu bắc qua các hòn đảo với độ dốc lớn thách thức các tay lái.




Đ thun tin cho du khách ngm nhìn cnh vt thiên nhiên kỳ thú trên đưng, gii hu trách đã cho thiết lp 4 đa đim ngm cnh nm ngay trên các đo.

Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh con đường thiết kế theo hình zíck zắc, nhìn những con sóng trắng xóa như "hù dọa" các chuyến xe, hay ngắm những đàn chim biển bay lượn, cùng thưởng lãm cảnh bình minh hay hoàng hôn tuyệt đẹp.
Con đường uốn lượn với hình thù kỳ quái.







Biểu diễn Billard tuyệt vời

Muốn xem biểu diễn Billard tuyệt vời click X phía dưới
From: Ngô Đ. Tựu's email
Cliquez sur la boule et vous verrez du billard comme vous n'en avez jamais vu !