Luật cải
tổ y tế lâm nguy
Bắt đầu
từ tuần qua, Tối Cao Pháp Viện Mỹ cứu xét đơn của 26 tiểu bang kiện chính quyền
liên bang Mỹ về luật cải tổ y tế của TT Obama. Đây là gia tài lớn nhất TT Obama
có thể sẽ để lại cho hậu thế, nhưng cũng có thể là thất bại lớn nhất đe dọa sẽ
đưa tổng thống về nhà vui thú điền viên, viết hồi ký trong năm tới.
Luật cải tổ y tế, với cái tên chính thức tạm dịch là Luật Bảo Vệ Và Chăm Sóc Bệnh Nhân (Patient Protection and Affordable Care Act – ACA) được TT Obama ban hành cuối năm 2009 sau cả năm trời tranh cãi sôi nổi.
Luật bị khối đối lập Cộng Hòa và nhóm bảo thủ trong đảng Dân Chủ chống đối mạnh. Tuy luật chưa thực sự được thi hành trọn vẹn cho đến năm 2014, nhưng đã có nhiều hậu quả vì các hãng bảo hiểm, nhà thương, bác sĩ đã có những biện pháp chuẩn bị thi hành và đối phó với các hậu quả bất lợi cho họ.
Hai mươi sáu tiểu bang đã đưa đơn thưa chính quyền liên bang vi phạm Hiến Pháp, đi quá quyền hạn của mình trong việc ép buộc tất cả mọi người dân phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Sau khi các tòa cấp dưới quyết định khác biệt nhau, vấn đề được đưa lên Tối Cao Pháp Viện, và cuộc thảo luận đã bắt đầu. Người ta dự đoán Tòa sẽ có phán quyết trong Tháng Sáu, 2012.
Đây là một bộ luật cực kỳ phức tạp, dầy cả ngàn trang, có tác dụng đảo lộn toàn diện hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế của Mỹ, với những hậu quả trường kỳ và chi phí cả ngàn tỷ. Hệ thống y tế Mỹ nói chung đã có nhiều tiến bộ dưới thời các TT Johnson (Medicare) và Bush 43 (Medicare Part D), nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Nổi bật nhất là ba chục triệu người vẫn chưa có bảo hiểm y tế, hoặc vì không muốn mua, hay đắt quá không mua nổi, hay bị bệnh nặng các hãng bảo hiểm từ chối không chịu bảo hiểm, hay là thường trú nhân bất hợp pháp.
Đó chính là một trong những bi kịch lớn nhất của Mỹ, một nước văn minh tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mà vẫn có cả triệu người không được bảo vệ về y tế. Nhu cầu bảo hiểm y tế toàn dân chẳng những không có gì mới lạ, mà còn hoàn toàn được chấp nhận bởi tất cả mọi người, mọi khuynh hướng chính trị, cấp tiến cũng như bảo thủ, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa (xin nhắc lại TT Cộng Hoà Nixon là người đề xướng bảo hiểm y tế toàn dân nhưng bị quốc hội do Dân Chủ kiểm soát bác bỏ năm 1972). Không một ai chủ trương bỏ mặc cả chục triệu người này. Nhưng vẫn chưa ai thực hiện được.
Điều này nói lên tính cực kỳ phức tạp của vấn đề. Không phải giản dị như một số tuyên truyền thô thiển kiểu Dân Chủ muốn giúp người ốm đau bệnh tật, Cộng Hoà muốn bảo vệ nhà giàu.
Luật cải tổ y tế của TT Obama dựa trên hai vế chính: bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm y tế, và bắt buộc tất cả các hãng bảo hiểm phải cung cấp bảo hiểm cho tất cả mọi người, bất kể họ đang bị bệnh nặng đến đâu.
Vấn đề là làm thế nào để vượt qua những khó khăn, rắc rối thực tế.
Vấn đề thứ nhất là có nhiều người hiện đang bị bệnh nặng, các hãng bảo hiểm tính mức rủi ro chữa trị quá cao, do đó, từ chối không cấp bảo hiểm cho họ. Đây hiển nhiên là điều không chấp nhận được trên phương diện nhân đạo. Nhưng về kinh tế, bắt các hãng bảo hiểm phải nhận họ, sẽ đưa đến hai tình trạng. Một là phải tăng bảo phí toàn diện cho tất cả mọi người, kể cả những người không ốm đau gì hết, và như vậy, không phải ai cũng có tiền mua bảo hiểm với giá cao.
Luật cải tổ y tế, với cái tên chính thức tạm dịch là Luật Bảo Vệ Và Chăm Sóc Bệnh Nhân (Patient Protection and Affordable Care Act – ACA) được TT Obama ban hành cuối năm 2009 sau cả năm trời tranh cãi sôi nổi.
Luật bị khối đối lập Cộng Hòa và nhóm bảo thủ trong đảng Dân Chủ chống đối mạnh. Tuy luật chưa thực sự được thi hành trọn vẹn cho đến năm 2014, nhưng đã có nhiều hậu quả vì các hãng bảo hiểm, nhà thương, bác sĩ đã có những biện pháp chuẩn bị thi hành và đối phó với các hậu quả bất lợi cho họ.
Hai mươi sáu tiểu bang đã đưa đơn thưa chính quyền liên bang vi phạm Hiến Pháp, đi quá quyền hạn của mình trong việc ép buộc tất cả mọi người dân phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Sau khi các tòa cấp dưới quyết định khác biệt nhau, vấn đề được đưa lên Tối Cao Pháp Viện, và cuộc thảo luận đã bắt đầu. Người ta dự đoán Tòa sẽ có phán quyết trong Tháng Sáu, 2012.
Đây là một bộ luật cực kỳ phức tạp, dầy cả ngàn trang, có tác dụng đảo lộn toàn diện hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế của Mỹ, với những hậu quả trường kỳ và chi phí cả ngàn tỷ. Hệ thống y tế Mỹ nói chung đã có nhiều tiến bộ dưới thời các TT Johnson (Medicare) và Bush 43 (Medicare Part D), nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Nổi bật nhất là ba chục triệu người vẫn chưa có bảo hiểm y tế, hoặc vì không muốn mua, hay đắt quá không mua nổi, hay bị bệnh nặng các hãng bảo hiểm từ chối không chịu bảo hiểm, hay là thường trú nhân bất hợp pháp.
Đó chính là một trong những bi kịch lớn nhất của Mỹ, một nước văn minh tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mà vẫn có cả triệu người không được bảo vệ về y tế. Nhu cầu bảo hiểm y tế toàn dân chẳng những không có gì mới lạ, mà còn hoàn toàn được chấp nhận bởi tất cả mọi người, mọi khuynh hướng chính trị, cấp tiến cũng như bảo thủ, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa (xin nhắc lại TT Cộng Hoà Nixon là người đề xướng bảo hiểm y tế toàn dân nhưng bị quốc hội do Dân Chủ kiểm soát bác bỏ năm 1972). Không một ai chủ trương bỏ mặc cả chục triệu người này. Nhưng vẫn chưa ai thực hiện được.
Điều này nói lên tính cực kỳ phức tạp của vấn đề. Không phải giản dị như một số tuyên truyền thô thiển kiểu Dân Chủ muốn giúp người ốm đau bệnh tật, Cộng Hoà muốn bảo vệ nhà giàu.
Luật cải tổ y tế của TT Obama dựa trên hai vế chính: bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm y tế, và bắt buộc tất cả các hãng bảo hiểm phải cung cấp bảo hiểm cho tất cả mọi người, bất kể họ đang bị bệnh nặng đến đâu.
Vấn đề là làm thế nào để vượt qua những khó khăn, rắc rối thực tế.
Vấn đề thứ nhất là có nhiều người hiện đang bị bệnh nặng, các hãng bảo hiểm tính mức rủi ro chữa trị quá cao, do đó, từ chối không cấp bảo hiểm cho họ. Đây hiển nhiên là điều không chấp nhận được trên phương diện nhân đạo. Nhưng về kinh tế, bắt các hãng bảo hiểm phải nhận họ, sẽ đưa đến hai tình trạng. Một là phải tăng bảo phí toàn diện cho tất cả mọi người, kể cả những người không ốm đau gì hết, và như vậy, không phải ai cũng có tiền mua bảo hiểm với giá cao.
Vấn đề thứ hai là nếu không tăng thì các hãng bảo hiểm sẽ phá sản, và lâu dài, chẳng ai
còn có bảo hiểm y tế nữa. Cuối cùng, Nhà Nước sẽ phải cung cấp bảo hiểm và dịch
vụ y tế như trong các chế độ xã hội chủ nghiã.
Ở đây, các hãng bảo hiểm dĩ nhiên chống đối mạnh, và Nhà Nước chỉ có cách là ra luật một mặt bắt các hãng này phải nhận, mặt khác, sẽ trợ cấp phần nào tiền bảo phí cho những người lợi tức thấp. Nhưng như vậy, sẽ đưa đến hậu quả là chi phí y tế của Nhà Nước sẽ tăng mạnh, một ngàn tỷ trong mười năm tới. Nhà Nước chỉ có hai cách giải quyết. Một là tăng thuế. Hai là cắt giảm trợ cấp Medicare hay Medicaid để chia sẻ cho những người mới được bảo hiểm.
Ở đây, các hãng bảo hiểm dĩ nhiên chống đối mạnh, và Nhà Nước chỉ có cách là ra luật một mặt bắt các hãng này phải nhận, mặt khác, sẽ trợ cấp phần nào tiền bảo phí cho những người lợi tức thấp. Nhưng như vậy, sẽ đưa đến hậu quả là chi phí y tế của Nhà Nước sẽ tăng mạnh, một ngàn tỷ trong mười năm tới. Nhà Nước chỉ có hai cách giải quyết. Một là tăng thuế. Hai là cắt giảm trợ cấp Medicare hay Medicaid để chia sẻ cho những người mới được bảo hiểm.
Một miếng bánh có thêm
người ăn, tất nhiên phần mỗi người sẽ phải giảm. Kế hoạch của TT Obama chưa nói
đến tăng thuế, nhưng Medicare sẽ bị cắt giảm khoảng nửa tỷ đô để chuyển qua
Medicaid dành cho cả triệu người mới được trợ cấp.
Ngoài ra, những người hiện không được trợ cấp sẽ phải xì tiền túi nhiều hơn để mua bảo hiểm với giá cao hơn. Đó sẽ là gánh nặng lớn cho giới trung lưu.
Vấn đề thứ hai là luật cung cầu. Nước Mỹ có đủ bệnh viện, bác sĩ, thuốc men để lo cho thêm mấy chục triệu người nữa không?
Ở Mỹ, kinh nghiệm thực tế cho thấy, với những người có bảo hiểm, nếu có chuyện gì là được chữa trị ngay, với đầy đủ phương tiện tối tân nhất, bác sĩ giỏi nhất, thuộc men hiệu nghiệm nhất, chăm sóc chu đáo nhất. Nói về phẩm, không có nước nào có thể so sánh được với Mỹ. Lấy một ví dụ tầm thường, muốn đi soi ruột và đốt mụn trong ruột, chỉ cần đi bác sĩ, lấy hẹn, trong vòng vài ngày là xong.
Âu Châu và Gia Nã Đại là những nơi được coi như tiến bộ hơn Mỹ rất xa về chuyện bảo hiểm y tế toàn dân. Nhưng quý độc giả có thân nhân, bạn bè sống tại các nơi này đều biết, muốn đi mổ là phải chờ giấy phép của công chức Nhà Nước, và phải chờ đến phiên mình. Một bà bác của tác giả sống bên Canada, cần phải thay xương chậu, đã phải chờ sáu tháng. Sau khi thay, vẫn bị đau, phải chờ sáu tháng nữa mới được đi chỉnh lại. Trong cả năm trời, ngày nào cũng uống thuốc cầm đau, lết đi một cách cực kỳ khó khăn và đau đớn.
Một sớm một chiều, nếu có thêm ba chục triệu người cần được chữa trị, thì làm sao xây kịp cả trăm nhà thương, đào tạo được cả ngàn bác sĩ, chế thêm đủ thuốc? Tất nhiên sẽ có nhiều hy vọng Mỹ sẽ rơi vào tình trạng Canada, với thiên hạ chờ đợi dài người mới được chữa trị.
Vấn đề kế tiếp là trong những người không có bảo hiểm, có rất nhiều người không muốn mua bảo hiểm vì cảm thấy không có nhu cầu, chỉ tốn tiền vô ích. Đây là trường hợp của đại đa số giới trẻ, tự cho là mình khỏe mạnh, chưa đến tuổi có vấn đề về sức khỏe. Tại sao Nhà Nước có quyền bắt họ mua bảo hiểm y tế khi họ không cần và không muốn?
Dưới khiá cạnh kinh tế, họ cho rằng nếu họ mua bảo hiểm thì tức là họ đã giúp tăng thu nhập cho các hãng bảo hiểm để các hãng này bù đắp lại những chi phí y tế quá cao của những người già yếu bệnh hoạn. Nói cách khác, họ chính là những người tài trợ phần nào chi phí bảo hiểm y tế cho những người già yếu. Lý luận theo kiểu tư bản: họ bỏ tiền ra mà không mua được gì cho mình hết, mà là mua hàng (bảo hiểm) cho người khác (người già) xài.
Không kể đến những vấn đề chính, cực kỳ rắc rối vừa nêu, những thủ tục cực kỳ nhiêu khê để thi hành luật mới và chi phí khổng lồ, luật cải tổ y tế đặt lại một vấn đề có tính cơ bản, nền tảng của xã hội chính trị Mỹ: quyền hạn của Nhà Nước đi xa tới đâu?
Ở đây, ta thấy ngay mâu thuẫn to lớn giữa hai khối cấp tiến/Dân Chủ và bảo thủ/Cộng Hòa. Đối với khối cấp tiến, trong những vấn đề an sinh cũng như trong mọi lãnh vực khác, Nhà Nước có cánh tay rất dài. Đối với khối bảo thủ, nước Mỹ đặt nền tảng trên tự do cá nhân, chứ không phải trên một hình thức Nhà Nước vú em, phải săn sóc chu đáo cho mỗi người dân từ ngày trong nôi cho đến khi xuống huyệt. Trên phương diện kinh tế, quan điểm này là quan điểm nặng mùi xã hội chủ nghiã đã thất bại, hoàn toàn trái ngược với triết lý tư bản là chủ thuyết nền tảng của nước Mỹ này.
Đây chính là vấn đề mà Tối Cao Pháp Viện trong những ngày tháng tới sẽ phải quyết định: Nhà Nước có quyền bắt buộc tất cả mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế hay không? Và nếu họ không mua, Nhà Nước có quyền phạt họ không?
Trên căn bản, Nhà Nước có quyền ra luật chỉ đạo một hành động, sinh hoạt –activity- nào đó của người dân. Nhưng vấn đề ở đây là người dân không mua bảo hiểm, tức là không có hành động, như vậy Nhà Nước có thể ra luật về chuyện “không có hành động” –inactivity- gì hay không? Bắt người dân phải có hành động? Lấy ví dụ cụ thể, Nhà Nước có luật giao thông, quản lý việc thiên hạ đi tới đi lui trong trật tự nếu họ quyết định ra đường đi tới đi lui. Bây giờ có người không ra đường, Nhà Nước ra luật bắt họ phải ra đường. Nhà Nước có quyền đó không?
Chính quyền Obama lập luận cần bắt người dân mua bảo hiểm vì có lợi cho họ và có lợi cho cả xã hội qua việc giảm chi phí y tế chung cho cả xã hội. Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã đặt câu hỏi như vậy Nhà Nước có quyền bắt mọi người ăn rau cải để có sức khỏe tốt không? Có quyền bắt mọi người mua điện thoại di động để đề phòng trường hợp khẩn cấp không? Tất cả đều có lợi cho họ và cho xã hội mà. Lý luận như vậy thì quyền hạn của Nhà Nước đến đâu mới hết? Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bất cứ những gì Nhà Nước muốn, thậm chí báo chí của Nhà Nước hay của “đảng”, hàng quốc doanh…? Có nặng mùi xã hội chủ nghiã quá không?
Nhiều người đặt câu hỏi thế tại sao Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bảo hiểm xe hơi? Ở đây hai vấn đề hoàn toàn khác. Bảo hiểm xe hơi cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng tài trợ việc mua xe, và bảo vệ quyền lợi của đệ tam nhân trong trường hợp gây tại nạn thiệt hại cho họ. Bảo hiểm y tế chỉ liên quan đến cá nhân người mua bảo hiểm.
Chính quyền Obama cũng lập luận mua bán bảo hiểm y tế là một dịch vụ thương mại liên tiểu bang –interstate commerce-, do đó theo Hiến Pháp, lập pháp có quyền ra luật để điều hành sinh hoạt đó. Cụ thể là người dân có quyền mua bán cái gì, giá cả thế nào, cạnh tranh ra sao, phẩm chất thế nào, mua bao nhiêu, …
Nhưng trên nguyên tắc pháp lý, nếu một người không mua một món hàng, thì không có giao dịch thương mại, do đó, luật thương mại liên tiểu bang không áp dụng, Nhà Nước không có quyền ra luật gì liên quan đến chuyện “không mua” hàng, và Nhà Nước không có quyền phạt một người nếu người đó không tham gia vào một sinh hoạt thương mại, tức là không mua một món hàng. Ở đây, chính quyền Obama đã dùng luật giao dịch thương mại để áp dụng vào một người chưa tham gia vào một giao dịch thương mại.
Chính quyền Obama lập luận là “không tham gia” vào một giao dịch thương mại cũng có nghiã là đã gián tiếp tham gia rồi, vì việc không tham gia đó sẽ có ảnh hưởng đến giá cả món hàng. Nghiã là bảo phí sẽ tăng nếu nhiều người không mua bảo hiểm.
Đây là những vấn đề pháp lý cơ bản cực kỳ phức tạp mà kẻ viết này không có khả năng đào sâu, mà chỉ lập lại vài lý luận chính. Ngay cả những luật gia thượng thặng của Mỹ cũng đang bù đầu tranh luận. Cho đến nay, chưa ai biết quyết định cuối cùng sẽ như thế nào, tuy có nhiều hy vọng điều luật bắt buộc mọi người mua bảo hiểm sẽ bị xét là vi hiến và sẽ phải thu hồi. Nếu trường hợp này xẩy ra thì sao?
Có thể là riêng điều luật này sẽ bị thu hồi, nhưng luật cải tổ vẫn được duy trì, đặc biệt luật bắt buộc các hãng bảo hiểm phải nhận những người đã có bệnh. Trường hợp này sẽ đưa đến đại họa là thiên hạ không bị bệnh sẽ không mua bảo hiểm y tế vì không còn bị bắt buộc, mà đợi đến khi mắc bệnh mới mua, chữa bệnh xong là lại bỏ không đóng bảo hiểm nữa. Ta sẽ rơi ngay vào vòng xoáy: thu nhập bảo hiểm thì ít mà chi phí thì quá cao bắt buộc phải tăng bảo phí, mà bảo phí tăng thì lại thêm nhiều người không mua bảo hiểm, khiến bảo phí lại tăng thêm nữa, … Cho đến một lúc nào đó thì cả hệ thống sẽ xụp đổ, tất cả hãng bảo hiểm phá sản.
Đưa đến tình trạng có thể toàn thể bộ luật phải bị thu hồi và đợi sau bầu cử, hoặc là TT Obama, hoặc là tân tổng thống Cộng Hòa, cứu xét lại.
Trên phương diện chính trị, đây sẽ là một thảm bại cho TT Obama. Sau gần bốn năm nắm quyền, ông sẽ ra tranh cử lại với hai bàn tay trắng, không có gì là thành tích xứng đáng được bầu lại. Trong ba bộ luật lớn mà ông đã thông qua, tất cả đều thất bại.
Ngoài ra, những người hiện không được trợ cấp sẽ phải xì tiền túi nhiều hơn để mua bảo hiểm với giá cao hơn. Đó sẽ là gánh nặng lớn cho giới trung lưu.
Vấn đề thứ hai là luật cung cầu. Nước Mỹ có đủ bệnh viện, bác sĩ, thuốc men để lo cho thêm mấy chục triệu người nữa không?
Ở Mỹ, kinh nghiệm thực tế cho thấy, với những người có bảo hiểm, nếu có chuyện gì là được chữa trị ngay, với đầy đủ phương tiện tối tân nhất, bác sĩ giỏi nhất, thuộc men hiệu nghiệm nhất, chăm sóc chu đáo nhất. Nói về phẩm, không có nước nào có thể so sánh được với Mỹ. Lấy một ví dụ tầm thường, muốn đi soi ruột và đốt mụn trong ruột, chỉ cần đi bác sĩ, lấy hẹn, trong vòng vài ngày là xong.
Âu Châu và Gia Nã Đại là những nơi được coi như tiến bộ hơn Mỹ rất xa về chuyện bảo hiểm y tế toàn dân. Nhưng quý độc giả có thân nhân, bạn bè sống tại các nơi này đều biết, muốn đi mổ là phải chờ giấy phép của công chức Nhà Nước, và phải chờ đến phiên mình. Một bà bác của tác giả sống bên Canada, cần phải thay xương chậu, đã phải chờ sáu tháng. Sau khi thay, vẫn bị đau, phải chờ sáu tháng nữa mới được đi chỉnh lại. Trong cả năm trời, ngày nào cũng uống thuốc cầm đau, lết đi một cách cực kỳ khó khăn và đau đớn.
Một sớm một chiều, nếu có thêm ba chục triệu người cần được chữa trị, thì làm sao xây kịp cả trăm nhà thương, đào tạo được cả ngàn bác sĩ, chế thêm đủ thuốc? Tất nhiên sẽ có nhiều hy vọng Mỹ sẽ rơi vào tình trạng Canada, với thiên hạ chờ đợi dài người mới được chữa trị.
Vấn đề kế tiếp là trong những người không có bảo hiểm, có rất nhiều người không muốn mua bảo hiểm vì cảm thấy không có nhu cầu, chỉ tốn tiền vô ích. Đây là trường hợp của đại đa số giới trẻ, tự cho là mình khỏe mạnh, chưa đến tuổi có vấn đề về sức khỏe. Tại sao Nhà Nước có quyền bắt họ mua bảo hiểm y tế khi họ không cần và không muốn?
Dưới khiá cạnh kinh tế, họ cho rằng nếu họ mua bảo hiểm thì tức là họ đã giúp tăng thu nhập cho các hãng bảo hiểm để các hãng này bù đắp lại những chi phí y tế quá cao của những người già yếu bệnh hoạn. Nói cách khác, họ chính là những người tài trợ phần nào chi phí bảo hiểm y tế cho những người già yếu. Lý luận theo kiểu tư bản: họ bỏ tiền ra mà không mua được gì cho mình hết, mà là mua hàng (bảo hiểm) cho người khác (người già) xài.
Không kể đến những vấn đề chính, cực kỳ rắc rối vừa nêu, những thủ tục cực kỳ nhiêu khê để thi hành luật mới và chi phí khổng lồ, luật cải tổ y tế đặt lại một vấn đề có tính cơ bản, nền tảng của xã hội chính trị Mỹ: quyền hạn của Nhà Nước đi xa tới đâu?
Ở đây, ta thấy ngay mâu thuẫn to lớn giữa hai khối cấp tiến/Dân Chủ và bảo thủ/Cộng Hòa. Đối với khối cấp tiến, trong những vấn đề an sinh cũng như trong mọi lãnh vực khác, Nhà Nước có cánh tay rất dài. Đối với khối bảo thủ, nước Mỹ đặt nền tảng trên tự do cá nhân, chứ không phải trên một hình thức Nhà Nước vú em, phải săn sóc chu đáo cho mỗi người dân từ ngày trong nôi cho đến khi xuống huyệt. Trên phương diện kinh tế, quan điểm này là quan điểm nặng mùi xã hội chủ nghiã đã thất bại, hoàn toàn trái ngược với triết lý tư bản là chủ thuyết nền tảng của nước Mỹ này.
Đây chính là vấn đề mà Tối Cao Pháp Viện trong những ngày tháng tới sẽ phải quyết định: Nhà Nước có quyền bắt buộc tất cả mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế hay không? Và nếu họ không mua, Nhà Nước có quyền phạt họ không?
Trên căn bản, Nhà Nước có quyền ra luật chỉ đạo một hành động, sinh hoạt –activity- nào đó của người dân. Nhưng vấn đề ở đây là người dân không mua bảo hiểm, tức là không có hành động, như vậy Nhà Nước có thể ra luật về chuyện “không có hành động” –inactivity- gì hay không? Bắt người dân phải có hành động? Lấy ví dụ cụ thể, Nhà Nước có luật giao thông, quản lý việc thiên hạ đi tới đi lui trong trật tự nếu họ quyết định ra đường đi tới đi lui. Bây giờ có người không ra đường, Nhà Nước ra luật bắt họ phải ra đường. Nhà Nước có quyền đó không?
Chính quyền Obama lập luận cần bắt người dân mua bảo hiểm vì có lợi cho họ và có lợi cho cả xã hội qua việc giảm chi phí y tế chung cho cả xã hội. Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã đặt câu hỏi như vậy Nhà Nước có quyền bắt mọi người ăn rau cải để có sức khỏe tốt không? Có quyền bắt mọi người mua điện thoại di động để đề phòng trường hợp khẩn cấp không? Tất cả đều có lợi cho họ và cho xã hội mà. Lý luận như vậy thì quyền hạn của Nhà Nước đến đâu mới hết? Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bất cứ những gì Nhà Nước muốn, thậm chí báo chí của Nhà Nước hay của “đảng”, hàng quốc doanh…? Có nặng mùi xã hội chủ nghiã quá không?
Nhiều người đặt câu hỏi thế tại sao Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bảo hiểm xe hơi? Ở đây hai vấn đề hoàn toàn khác. Bảo hiểm xe hơi cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng tài trợ việc mua xe, và bảo vệ quyền lợi của đệ tam nhân trong trường hợp gây tại nạn thiệt hại cho họ. Bảo hiểm y tế chỉ liên quan đến cá nhân người mua bảo hiểm.
Chính quyền Obama cũng lập luận mua bán bảo hiểm y tế là một dịch vụ thương mại liên tiểu bang –interstate commerce-, do đó theo Hiến Pháp, lập pháp có quyền ra luật để điều hành sinh hoạt đó. Cụ thể là người dân có quyền mua bán cái gì, giá cả thế nào, cạnh tranh ra sao, phẩm chất thế nào, mua bao nhiêu, …
Nhưng trên nguyên tắc pháp lý, nếu một người không mua một món hàng, thì không có giao dịch thương mại, do đó, luật thương mại liên tiểu bang không áp dụng, Nhà Nước không có quyền ra luật gì liên quan đến chuyện “không mua” hàng, và Nhà Nước không có quyền phạt một người nếu người đó không tham gia vào một sinh hoạt thương mại, tức là không mua một món hàng. Ở đây, chính quyền Obama đã dùng luật giao dịch thương mại để áp dụng vào một người chưa tham gia vào một giao dịch thương mại.
Chính quyền Obama lập luận là “không tham gia” vào một giao dịch thương mại cũng có nghiã là đã gián tiếp tham gia rồi, vì việc không tham gia đó sẽ có ảnh hưởng đến giá cả món hàng. Nghiã là bảo phí sẽ tăng nếu nhiều người không mua bảo hiểm.
Đây là những vấn đề pháp lý cơ bản cực kỳ phức tạp mà kẻ viết này không có khả năng đào sâu, mà chỉ lập lại vài lý luận chính. Ngay cả những luật gia thượng thặng của Mỹ cũng đang bù đầu tranh luận. Cho đến nay, chưa ai biết quyết định cuối cùng sẽ như thế nào, tuy có nhiều hy vọng điều luật bắt buộc mọi người mua bảo hiểm sẽ bị xét là vi hiến và sẽ phải thu hồi. Nếu trường hợp này xẩy ra thì sao?
Có thể là riêng điều luật này sẽ bị thu hồi, nhưng luật cải tổ vẫn được duy trì, đặc biệt luật bắt buộc các hãng bảo hiểm phải nhận những người đã có bệnh. Trường hợp này sẽ đưa đến đại họa là thiên hạ không bị bệnh sẽ không mua bảo hiểm y tế vì không còn bị bắt buộc, mà đợi đến khi mắc bệnh mới mua, chữa bệnh xong là lại bỏ không đóng bảo hiểm nữa. Ta sẽ rơi ngay vào vòng xoáy: thu nhập bảo hiểm thì ít mà chi phí thì quá cao bắt buộc phải tăng bảo phí, mà bảo phí tăng thì lại thêm nhiều người không mua bảo hiểm, khiến bảo phí lại tăng thêm nữa, … Cho đến một lúc nào đó thì cả hệ thống sẽ xụp đổ, tất cả hãng bảo hiểm phá sản.
Đưa đến tình trạng có thể toàn thể bộ luật phải bị thu hồi và đợi sau bầu cử, hoặc là TT Obama, hoặc là tân tổng thống Cộng Hòa, cứu xét lại.
Trên phương diện chính trị, đây sẽ là một thảm bại cho TT Obama. Sau gần bốn năm nắm quyền, ông sẽ ra tranh cử lại với hai bàn tay trắng, không có gì là thành tích xứng đáng được bầu lại. Trong ba bộ luật lớn mà ông đã thông qua, tất cả đều thất bại.
Luật kích động kinh tế đã chẳng giải quyết được nạn thất nghiệp
và kinh tế trì trệ. Luật cải tổ tài chánh thì chẳng ai nhìn thấy kết quả cụ thể
nào, các đại tập đoàn tài chánh thủ phạm khủng hoảng gia cư vẫn lớn mạnh hơn
bao giờ hết, các tài phiệt vẫn lãnh lương khủng khiếp, hàng chục triệu người vẫn
trong tình trạng đã hay đang bị đe dọa mất nhà.
Nói đi cũng phải nói lại, TT Obama cũng có thể sẽ khai thác tối đa những thất bại của mình để đổ thừa vì bị Cộng Hòa phá đám, để kích động khối cử tri cấp tiến chống Cộng Hòa mạnh hơn nữa, giúp TT Obama đắc cử thêm một nhiệm kỳ, bầu đa số Dân Chủ vào quốc hội, để bổ nhiệm thêm thẩm phán cấp tiến vào Tối Cao Pháp Viện.
Nếu Tối Cao Pháp Viện chấp nhận luật cải tổ y tế của TT Obama thì coi như ông ít ra cũng đã có được một bộ luật để đời, dù chưa ai biết chắc sẽ có lợi hay có hại như thế nào. Nhưng nếu luật bị bác, khó biết được sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu cử. (1-4-12 )
Nói đi cũng phải nói lại, TT Obama cũng có thể sẽ khai thác tối đa những thất bại của mình để đổ thừa vì bị Cộng Hòa phá đám, để kích động khối cử tri cấp tiến chống Cộng Hòa mạnh hơn nữa, giúp TT Obama đắc cử thêm một nhiệm kỳ, bầu đa số Dân Chủ vào quốc hội, để bổ nhiệm thêm thẩm phán cấp tiến vào Tối Cao Pháp Viện.
Nếu Tối Cao Pháp Viện chấp nhận luật cải tổ y tế của TT Obama thì coi như ông ít ra cũng đã có được một bộ luật để đời, dù chưa ai biết chắc sẽ có lợi hay có hại như thế nào. Nhưng nếu luật bị bác, khó biết được sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu cử. (
No comments:
Post a Comment