Tuesday, June 11, 2013

Đ/úy Nguyễn Hữu Cầu tù cải tạo đã 38 năm


 Đại úy Nguyễn Hữu Cầu tù đã 38 năm

 
Trích và tóm tắt từ Ngô Đ Tựu's email

 
Đại úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu là tù cải tạo đã bị giam cầm suốt 38 năm qua từ 1975 cho đến nay. Anh đã bị giam từ lúc còn trai trẻ khỏe mạnh, đến nay anh đã tàn tật bị mù một mắt và mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ.

Những tên VC chiêu dụ anh làm đơn xin ân xá để được thả, nhưng tất cả bằng thừa với tinh thần bất khuất của anh, đâu thua gì anh hùng Trần Bình Trọng bị giặc Tàu bắt khi xưa đã khí khái rằng: "Ta thà làm quỉ nước
Nam còn hơn làm vương đất Bắc".

 
Trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1), qua sự phỏng vấn của phóng viên Chim Quốc Quốc VNCH là Nguyễn Nam Phong với chị Nguyễn Anh Thư, con gái của anh Cầu. Xin quý vị nghe những lời chân tình của Anh Thư:

- Dạ, ba con có lời cám ơn đến các bác các cô trong diễn đàn đã quan tâm đến ba con... Mỗi lần con vô thăm đều có nói các cô các bác ở nước ngoài đã hỏi thăm ba, thì ba mừng lắm... Hiện tại ba cũng khỏe, nhưng một con mắt thì nó đui, một con thì còn thấy lờ mờ mười phần trăm...


 
Con thấy tinh thần của ba rất là vững... Hồi ba con đi cải tạo con được 4 tuổi... Dạ hình như hổng có cái Tết nào ba ăn Tết với gia đình, con có nhớ một cái năm đó vào Tết Trung Thu, ba có về ba làm lồng đèn cho con một lần... Đầu tháng 8 ba về, tới Tết Trung Thu thì ba bị bắt lại... Thì cái lồng đèn ba làm lần cuối cùng cho con thì ba bị bắt lại đó...

 
Dạ, hồi ba con đi học tập cải tạo năm 1975, đầu năm 76 mẹ lập gia đình với người đàn ông khác mang đi theo đứa em trai con 2 tuổi và đổi tên họ, con bị mất liên lạc ...

 
Lúc đó mẹ tách 2 chị em con ra và mẹ nói con ở với bà nội là phần của ba nuôi, Đến khi con 15 tuổi thì bà nội mất. Con làm việc nhà cho người này, mai làm cho người khác. Những đồng tiền cắt củm để dành thì đưa cho bà nội đi thăm ba...

 
Mỗi lần bà nội đi thăm ba là bà nội dắt con đi theo. Một năm như vậy, bà nội có đi thăm ba 2 lần... Hồi bà nội còn sống, ở Rạch Gía, Kiên Giang, đi lên chỗ ba một ngày đường mới tới lận... 9 tiếng đồng hồ hay 10 tiếng... Lúc đó là ba ở Xuân Lộc Đồng Nai...

 
Gạo bà nội rang lên nói chung lúc đó làm cực lắm... Nên mỗi lần đi thăm ba, những con cá khô bằng ngón tay út vầy nè, bà nội rang với gạo... Nội nói, rang lên rồi xay, để đưa vô đó cho ba... Nói chung ra là đậu, nội rang lên rồi nội xay... Những thứ này nó rẻ tiền, nhưng vô trong đó, ba ăn nó được no lâu hơn...

 
Đến lúc con lớn, ý thức được vấn đề thì nghe ba nói rằng, "ba ở tù như vậy đó con, nhưng ba không có làm điều gì tội lỗi hết đó..." Con cũng tự hào về ba chớ không có mắc cở gì hết... Ba hổng làm gì có tội hết á, nhưng mà ba bị oan, người ta nhốt ba trong đây thôi... Nghe ba nói như vậy, con cũng nhận thức được vấn đề rồi...

 
Năm con 18 tuổi, ba mới hướng dẫn cho con làm đơn rồi gởi đi các nơi... Con với một người bà con làm xuyên suốt bao nhiêu năm, nhưng cứ thơ đi không thấy thơ về... Làm cũng gởi tới, chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ gì đó, một năm như vậy là gởi mấy đợt thơ đi nhưng không bao giờ thấy thơ về... Cứ một lần vô thăm ba, ba nói con có gởi thơ chứ? Dạ thưa có chứ, nhưng thư đi không có thư về (khóc)...

 
Dạ, con có ôm ba vào lòng và con khóc và con hun ba hoài à... nhưng vô đó thấy ba tội lắm... (khóc) con không bao giờ cầm được nước mắt hết á...(khóc).

 
Bây giờ con thấy ba đỡ rồi. Hồi xưa con có làm ra tiền gì đâu... Đi nuôi ba thấy ba khổ sở trong đó (khóc)... mỗi lần vô là không cầm được nước mắt, ôm ba khóc nức nở...

 
Con nghe lời của ba nói, con cũng nhận thức được nhiều, tuy rằng tiếp xúc với ba không nhiều, nhưng nói chuyện với ba, con thấy con tự hào về ba nhiều lắm. Con người của ba không cướp của, giết người, hay là làm cái chuyện gì vô đạo đức...

 
Ba tranh đấu cho lẽ sống của riêng ba, nên con ủng hộ ba con thôi. Ba con nói là, "ba nói thật với con đó, ba thà là chết vinh hơn sống nhục." Ba con năm nay là 64 tuổi, lúc ba con đi tù chắc là 30...

 
Sức khỏe ba con cũng yếu, nhưng tinh thần yêu đời lắm... Phải nói con tự hào ba con một điều, ở trong đó, trong chốn lao tù đó, trong 4 bức tường chẳng có cái gì gọi là hết, ba con vẫn yêu đời, vẫn nói rằng: "sống, nhìn cây cỏ để mà sống, nhìn côn trùng để mà sống... Nó còn biết sống, nó tự hào về nó... Cây cỏ cũng vậy đó, nhìn nó mà sống, còn ba có một thân xác, bằng da bằng thịt đàng hoàng...

 
Ba nói thật với con, ba sống, ba biết con người của ba, ba sống vì lẽ sống của ba, vì cái chân lý của ba, ba sống về cái đường lối của ba đi, nên ba không có nhục nhã gì về lối sống của ba hết... Con cứ yên tâm đi, ba ở trong tù nhưng thật ra ba rất tự hào về mình, đường đường, chính chính.

 
Ba nói thật với con, những người nào ở ngoài kìa, họ làm ông này bà nọ, nhưng ba không coi họ ra cái gì hết, tuy rằng ba là cái thằng tù nhưng ba rất tự hào về ba, bởi vì ba làm cái chuyện có ích chứ không phải vô ích...

 
Con sẽ đi thăm ba Tết này, lúc nào con cũng động viên ba hết, con nói thật với ba, ba nghĩ sao cũng được, con cũng ủng hộ ba hết trơn á...

 
Ba nói, ba ở trong này hoài mà không về với tụi con, con có buồn không? Dạ hông, tại vì ba làm cái gì chắc có lẽ ba thấy đúng ba mới làm, đúng không? Nếu vậy, thì con gái sẽ ủng hộ ba 2 tay và 2 chân luôn... Lúc nào con vô, con cũng ủng hộ tinh thần của ba... Con nói sao cho ba vững tinh thần, ba cứ đi cái đường của ba thôi...
Trước khi phóng viên Nguyễn Nam Phong chấm dứt cuộc phỏng vấn đã chia xẻ với cô Anh Thư một câu rất đặc biệt:

Thưa quý vị, thưa chị Anh Thư: tất cả quý vị khán thính giả gởi rất nhiều đóa hoa hồng gởi đến cho chị, bằng từ trai tim, lòng thành của mình và Phong nghe chị nói hôm nay, đã không dằn được nỗi xúc động và các quý vị trong diễn đàn cũng quá xúc động đã khóc theo chị.

 
Ngày hôm nay, Phong có một yêu cầu nho nhỏ với chị, lần sau,chị đi vào tù gặp chú Nguyễn Hữu Cầu, hãy mang những đóa hoa hồng và những tấm lòng này gởi đến cho chú và nói với chú Cầu rằng, những người hải ngoại đang hướng về chú và mong chú hãy kiên cường để một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ gặp nhau... Chị làm điều này cho Nguyễn Nam Phong được không chị?
- Dạ được ạ... Dạ con không biết nói gì hơn, từ nảy đến giờ, con nghe những tấm lòng của các bác, các chú, các cô như vậy, con cũng an ủi phần nào... Những tấm lòng đã hướng về thương ba con như vậy, con cảm ơn ạ (khóc)... Cho con gởi lời chúc tốt đẹp đến các bác, các cô, các chú... có nghĩ đến ba con thì coi con cũng như là con, cũng như là cha, là chú. Nếu nảy giờ mà con, vì hồi nhỏ tới lớn con hổng có đi học... nếu có gì mà sơ suất mà bỏ qua cho con.

Đọc những lời chân tình đầy nước mắt của cô bé Anh Thư này, không một ai có thể kềm chế được nỗi xúc động, nước mắt sao cứ tuông trào, xen nỗi căm phẫn, uất hận...

 
Tất cả chúng ta đã và đang mắc nợ những người chiến sĩ kiên cường, tuy nằm trong ngục tối những vẫn không quên nhiệm vụ của một công dân yêu nước.

 
Một trong những người chiến sỹ đó, phải là anh đại úy của quân lực VNCN Nguyễn Hữu Cầu. Khoảng 5000 đô la quyên góp hôm nay trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) không bao giờ đủ cho chúng ta trả món nợ nước 36 năm tranh đấu trong nhà tù này. 5000 đô la quyên góp hôm nay, có lẽ chỉ là một tấm lòng xin dâng đến anh Cầu, để có thể an ủi anh Cầu và gia đình một phần nào cho những sự mất mát vô cùng to lớn.
Nhắc đến anh Cầu, không ai có thể quên được một câu chuyện đầy thương tâm đối với con trai của anh tên Trần Ngọc Bích đi theo mẹ lúc 2 tuổi. Sau này Bích học hành ra trường với mảnh bằng sư phạm và làm việc trong ngành giáo dục. Đầu năm 2004, giáo viên Trần Ngọc Bích được Chi Bộ Đảng cho biết sự thật không phải là con ruột của ông Trần Văn Phụng mà là con của tội phạm Nguyễn Hữu Cầu.

 
Bích đã về hỏi mẹ mới biết rõ thân thế của mình đã bị giấu kín trong suốt 27 năm trời, và Bích đã đi tìm lại người chị ruột bị thất lạc, đó là Nguyễn Anh Thư trong một bối cảnh trùng phùng đầy nước mắt. Điểm đặc biệt ở đây, là Bích và Anh Thư đã đi thăm cha trong tù để tỏ lòng kính mến người cha của mình, và không màng đến vấn đề vào Đảng.

 
Ở đây, chúng ta thấy rõ hành động thú vật, rất là man rợ của cái gọi là Chi Bộ Đảng, VC không phải là con người được chứng minh một lần nữa. Bích muốn tiến thân phải vào Đảng, nhưng anh lại là con của một "tên ngụy", đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu. "Giải phóng" 29 năm qua, vẫn còn kỳ thị thành phần "ngụy quân", "ngụy quyền" ư ?

 
Đây là sự thật cho những ai tin vào luận điệu gọi là hòa hợp hòa giải của VC. Nếu họ chịu hòa hợp hòa giải, tại sao họ còn tiếp tục giam cầm người chiến sỹ quân lực VNCH trên suốt 36 năm? Nếu họ chịu hòa hợp hòa giải sao còn đập phá Bia Tưởng Niệm của đồng bào vượt biển bên Mã Lai và Indonesia?

Nhắc đến anh Cầu, phải nhắc đến trên 500 lá đơn kêu oan được gởi khắp mọi nơi có thẩm quyền để có thể được cứu xét trong suốt hàng chục năm qua, nhưng tất cả đều vô vọng, thư có đi nhưng chẳng bao giờ thấy hồi âm. Câu hỏi được đặt ra, lương tâm của những tên cầm quyền đâu rồi? Hỏi xong mới sực nhớ cái lũ VC nó chẳng phải là con người thì làm gì có lương tâm. Họa may chúng chỉ có lương tháng và lươn lẹo để sống trên nỗi đau khổ của cả một dân tộc.

Nhắc đến anh Cầu, phải nhắc đến bài Trường Ca Con Bò Kéo Xe mà anh đã sáng tác trong tù và anh luật sư Nguyễn Bắc Truyển đã phổ biến bằng giọng ca chân tình: (BaiCaNguyenHuuCau.mp3).


 
Phải dùng với chữ "tuyệt" cho bài ca này mới đúng. Qúy vị nghe đi, để có thể đánh gía, bài ca mang âm hưởng của miền Nam, tiếng nhạc lúc hùng lúc bi, lúc êm dịu lúc mạnh bạo, có thể liệt vào thể loại "nhạc lạ". Chữ "lạ" ở đây không có nghĩa là Tàu phù đâu nhá, mà là thể loại nhạc chúng ta chưa từng nghe, thế thôi. Bài ca được bắt đầu như sau:

"Hóa ra như con bò kéo xe, hóa ra như con bò kéo xe. Mai mốt ta về, ta mua một con bò, rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao. Mai mốt ta về, ta đóng cái quan tài, rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau. Hóa ra như con bò kéo xe, hóa ra như con bò kéo xe.."

 
Cũng trong bài ca này qúy vị có thể lắng nghe một đoạn thơ phổ nhạc để tố cáo tội ác kinh hoàng của VC. Đây là câu chuyện có thật xảy ra lúc VC cưỡng chiếm miền Nam sau 1975:

Nếu có một ngày, ai có đến Tiền Giang .


Hãy lắng nghe một câu chuyện đau lòng
Chuyện kể rằng ngày Rằm tháng 7 Vu Lan
Ủy Ban Quân Quản Tiền Giang giết người
Ma Vương hô hố tiếng cười
Sau khi chúng giết 2 người thành 3
Bào thai 8 tháng không tha
Bào thai 8 tháng mang ra tử hình
Tiền Giang ơi hởi Tiền Giang
Tiền Giang ơi hởi đau lòng Huệ Lan


Bài thơ này đã ghi lại một câu chuyện thật, đã xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, 2 vợ chồng anh Huệ và chị Lan đã phát tán 200 tờ truyền đơn phục quốc, đã bị bắt giam và mang bản án tử hình, trong lúc chị Lan đang mang thai 8 tháng. Trong lúc đó có 7 đếm 10 nhà sư đã ký vào một cái đơn xin cho mạng sống của em bé vô tội, nhưng Ủy Ban Quân Quản của Tiền Giang vẫn thi hành bản án vào ngày Rằm Tháng 7. Tên tuổi 2 người được ghi lại trong cuộc băng Asia Cánh Hoa Thời Loạn.

Có người đặt câu hỏi, tại sao anh Nguyễn Hữu Cầu bị giam lâu quá như vậy? Một số bài viết về anh Cầu cho biết lý do là anh Cầu đã dám tố giác những tên như thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và Đại Tướng Lê Hồng Anh đã làm những chuyện tội ác tại tỉnh Kiên Giang.


Ngoài ra, có một câu chuyện cũng lý thú trong trại tù mà anh Nguyễn Hữu Cầu đã ở. Chúng ta có thể nghe lời tường thuật của anh luật sư Nguyễn Bắc Truyển như sau:

 
"Một cặp bò, nó hay đi kéo nước cho chúng tôi uống, nhưng rất ngộ là đến đúng 5 giờ chiều, khi nghe tiếng kẻng hết lao động, 2 con bò này nó sẽ đứng im, nó không thèm đi luôn. Làm gì làm, đánh đập cách mấy, nó cũng không chịu đi, cuối cùng rồi phải tháo cái ách của nó ra, dẫn về chuồng, rồi sáng mai, quay trở lại thì nó bắt đầu nó kéo. Rồi cũng đúng 5 giờ, là nó đứng im, không kéo nước nữa. Hai con bò này nó cũng sống tới mười mấy năm rồi đó qúy vị. Nó cũng ở tù chung thân đó, nó còn ở tù nhiều hơn chúng tôi nữa. Riêng tôi ở tù chỉ 3 năm 6 tháng, còn 2 con bò nó ở tù mười mấy năm trời đó qúy vị."

Chuyện 2 con bò được kể ở trên, ít nhiều cũng phản ảnh sự thật vô cùng bi thảm xảy ra trên quê hương Việt Nam, đến nỗi con bò còn bị ở tù chung thân khổ sai, huống gì con người, huống gì anh Nguyễn Hữu cầu.

 
Sống dưới chế độ VC là thế đấy, những tên VC chúng mang hình dáng của một con người nhưng mang con trái tim của một con ác thú.


Mylinhng@aol.com

Xin phổ biến tự do

 

No comments:

Post a Comment