Tàu Cộng Vi Phạm Luật
Biển 1982
Lợi dụng khi Hoa Kỳ và Âu châu đang bận rộn trừng phạt Nga
Sô xâm chiếm Crimea và Ukrain, thì Tàu Cộng đã đặt giàn khoan dầu nổi Hải Dương
811 chỉ cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, 110 hải lý nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam vào ngày 6 tháng Năm 2014.
Tàu Cộng đã vi phạm Điều 77 của Công ước Luật biển 1982 quy
định các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Nếu quốc gia đó
chưa thăm dò, khai thác thì không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được
sự đồng ý của quốc gia ven biển này.
Dưới đây là bài viết của Quốc Việt kể lại những khó khăn khi
VN tham gia ký kết Luật biển 1982:
Cựu Đại Sứ Võ Anh Tuấn là trưởng đoàn đàm phán VN ở Liên Hiệp
Quốc nói rằng thế nước hồi ấy đang rất khó khăn với cuộc chiến biên giới phía Bắc
và Campuchia, nhưng VN vẫn dành tâm sức tham gia ký kết Luật biển 1982 một cách
sáng suốt. Dựa trên căn cứ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển này, tất cả
tranh chấp biển đảo với VN hiện nay đều hoàn toàn không có cơ sở và bất hợp
pháp.
Những phiên họp nóng về biển:
Mùa đông năm 1982, tiết trời Mỹ khá lạnh, nhưng đoàn VN tham gia hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật biển lúc nào cũng cảm thấy nóng bức. Khối lượng quá lớn công việc khiến họ không còn thời gian để nghỉ ngơi.
Kể từ khi thành lập (năm 1945), Liên Hiệp Quốc đã ba lần tổ chức hội nghị chuyên đề về biển. Hai hội nghị đầu được tổ chức năm 1958 và năm 1960 đã có nhiều phiên thảo luận kéo dài, nhưng không thành công vì chưa soạn thảo được văn kiện pháp lý quốc tế được tất cả các nước chấp nhận. Năm 1973, hội nghị về Luật biển lần thứ ba được tổ chức. Đây là hội nghị kỷ lục của Liên Hiệp Quốc vì nó kéo dài đến năm 1982 mới kết thúc thành công.
Thời kỳ đầu, VN vẫn đang trong tình trạng tập trung chiến tranh nên chưa thể tham gia ngay được, mặc dù là quốc gia có bờ biển dài. Đến khóa họp thứ 6 của hội nghị ở New York từ ngày 23-5 đến 15-7-1977, VN mới bắt đầu tham dự.
Hồi tưởng những ngày tham gia các phiên họp nội dung Luật biển quốc tế, ông Tuấn tâm sự đó là một trong những lần hiếm hoi vào thời kỳ ấy hội nghị quốc tế không phân biệt “phe ta, phe họ”. Trước đây, VN đi họp quốc tế thường nhìn vào “khối xã hội chủ nghĩa” để tìm sự hậu thuẫn của bạn đối với mình hoặc ngược lại.
Nhưng lần này, quyền lợi chính đáng của quốc gia đã được đặt lên trên hết. Không còn phía cộng sản, tư bản gì nữa, các “nhóm quyền lợi” mới xuất hiện với các quốc gia ven biển như VN, Ấn Độ, Pháp..., nhóm quốc gia quần đảo như Nhật Bản, Indonesia, Philippines..., nhóm quốc gia không biển như Lào, Mông Cổ, Nepal..., các quốc gia có thềm lục địa rộng như Mỹ, Canada, Sri Lanka...VN tuy đi sau, họp muộn, không dự hai đợt hội nghị trước nhưng cũng cảm nhận rõ rệt không khí tranh luận nóng của các buổi họp dai dẳng.
Trung Quốc tự đưa ra nhiều cơ sở biển đảo vô lý, không được quốc tế công nhận. Mỹ và các nước lớn có thềm lục địa rộng cũng đặt nhiều yêu sách cho mình. Các nước nhỏ cũng không kém cạnh khi thượng tôn quyền lợi quốc gia...
Ông Tuấn cho biết ông và các thành viên trong đoàn VN luôn nhắc nhở nhau về quyền lợi chính đáng của quốc gia có bờ biển. Với các nước đã tham dự ngay từ hội nghị đầu, công việc nhẹ nhàng hơn. Còn đoàn VN chỉ riêng nghiên cứu hàng ngàn trang nội dung thảo luận của các hội nghị trước cũng hết cả thời gian.
Bên hành lang phiên họp, đoàn còn phải tranh thủ tìm hiểu thái độ và vận động các nước khác. Tình hình VN lúc ấy rất phức tạp, khi quốc gia láng giềng là Trung Quốc từ bạn bè trở thành đối đầu với chiến tranh biên giới ác liệt.
Ở Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tranh thủ bảo vệ mình và tìm mọi cách xuyên tạc, ngăn chặn quyền lợi của chúng ta. Tuy nhiên, lúc ấy VN tuy là nước nhỏ nhưng lại đang ở thế lớn, được nhiều nước quan tâm lắng nghe, vì vừa chiến đấu và chiến thắng những đối thủ nặng ký nhất thế giới...
Ngày ký kết lịch sử
“Năm 1977 cũng là lần đầu tôi công tác ở Mỹ, đối mặt với nhiều cái khó, từ tiền bạc đến cả vấn đề an ninh, bảo mật”, ông Tuấn cười kể thời làm đại sứ ở quốc gia thân thiện như Cuba, ngoại giao đoàn VN được bạn bao cấp tất cả. Nhưng qua Mỹ, tất cả đều phải móc tiền túi trong khi đất nước đang khan hiếm ngoại tệ. Cán bộ đi nước ngoài phải tính toán tiết kiệm từng đồng. Thậm chí, có lần ông Tuấn đi trình quốc thư mà chỉ đi một mình để tiết kiệm.
Chi phí ở Mỹ lại đắt đỏ, đoàn VN chỉ dám thuê vài phòng khách sạn đàng hoàng một chút để ở ghép. Khi có người trong nước qua họp hành phải nhồi người thêm. Chật chội quá thì kiếm khách sạn hạng rẻ hơn để thuê thêm vài phòng. Mọi người lúc nào cũng ăn mặc tươm tất, nhưng đâu ai biết họ đã tranh thủ mua đồ giảm giá ở vỉa hè.
An ninh ở quốc gia vừa mới chạm súng trên chiến trường cũng là vấn đề của đoàn VN. Thời kỳ đầu, phái đoàn VN bị giới hạn đi lại trong bán kính 25 dặm tính từ tòa nhà Liên Hiệp Quốc ởNew
York . Muốn đi xa hơn phải xin phép cụ thể.
Trải qua nhiều phiên họp căng thẳng, cuối cùng hội nghị Luật biển cũng kết thúc thành công. VN là một trong những nước đầu tiên ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Nó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu chính đáng của đất nước, bác bỏ hoàn toàn những tranh chấp chủ quyền bất hợp pháp sau này. “Anh em ngoại giao đoàn chúng tôi đặt bút ký kết được Luật biển 1982 mà thở phào nhẹ nhõm vì cảm thấy mình đã hoàn thành trách nhiệm với Tổ quốc!
Nó chính là cơ sở pháp lý được thế giới công nhận, để chúng ta bảo vệ chủ quyền chính đáng biển đảo, thềm lục địa hiện nay của mình” ông Võ Anh Tuấn xúc động kết thúc câu chuyện.
Quốc Việt
Những phiên họp nóng về biển:
Mùa đông năm 1982, tiết trời Mỹ khá lạnh, nhưng đoàn VN tham gia hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật biển lúc nào cũng cảm thấy nóng bức. Khối lượng quá lớn công việc khiến họ không còn thời gian để nghỉ ngơi.
Kể từ khi thành lập (năm 1945), Liên Hiệp Quốc đã ba lần tổ chức hội nghị chuyên đề về biển. Hai hội nghị đầu được tổ chức năm 1958 và năm 1960 đã có nhiều phiên thảo luận kéo dài, nhưng không thành công vì chưa soạn thảo được văn kiện pháp lý quốc tế được tất cả các nước chấp nhận. Năm 1973, hội nghị về Luật biển lần thứ ba được tổ chức. Đây là hội nghị kỷ lục của Liên Hiệp Quốc vì nó kéo dài đến năm 1982 mới kết thúc thành công.
Thời kỳ đầu, VN vẫn đang trong tình trạng tập trung chiến tranh nên chưa thể tham gia ngay được, mặc dù là quốc gia có bờ biển dài. Đến khóa họp thứ 6 của hội nghị ở New York từ ngày 23-5 đến 15-7-1977, VN mới bắt đầu tham dự.
Hồi tưởng những ngày tham gia các phiên họp nội dung Luật biển quốc tế, ông Tuấn tâm sự đó là một trong những lần hiếm hoi vào thời kỳ ấy hội nghị quốc tế không phân biệt “phe ta, phe họ”. Trước đây, VN đi họp quốc tế thường nhìn vào “khối xã hội chủ nghĩa” để tìm sự hậu thuẫn của bạn đối với mình hoặc ngược lại.
Nhưng lần này, quyền lợi chính đáng của quốc gia đã được đặt lên trên hết. Không còn phía cộng sản, tư bản gì nữa, các “nhóm quyền lợi” mới xuất hiện với các quốc gia ven biển như VN, Ấn Độ, Pháp..., nhóm quốc gia quần đảo như Nhật Bản, Indonesia, Philippines..., nhóm quốc gia không biển như Lào, Mông Cổ, Nepal..., các quốc gia có thềm lục địa rộng như Mỹ, Canada, Sri Lanka...VN tuy đi sau, họp muộn, không dự hai đợt hội nghị trước nhưng cũng cảm nhận rõ rệt không khí tranh luận nóng của các buổi họp dai dẳng.
Trung Quốc tự đưa ra nhiều cơ sở biển đảo vô lý, không được quốc tế công nhận. Mỹ và các nước lớn có thềm lục địa rộng cũng đặt nhiều yêu sách cho mình. Các nước nhỏ cũng không kém cạnh khi thượng tôn quyền lợi quốc gia...
Ông Tuấn cho biết ông và các thành viên trong đoàn VN luôn nhắc nhở nhau về quyền lợi chính đáng của quốc gia có bờ biển. Với các nước đã tham dự ngay từ hội nghị đầu, công việc nhẹ nhàng hơn. Còn đoàn VN chỉ riêng nghiên cứu hàng ngàn trang nội dung thảo luận của các hội nghị trước cũng hết cả thời gian.
Bên hành lang phiên họp, đoàn còn phải tranh thủ tìm hiểu thái độ và vận động các nước khác. Tình hình VN lúc ấy rất phức tạp, khi quốc gia láng giềng là Trung Quốc từ bạn bè trở thành đối đầu với chiến tranh biên giới ác liệt.
Ở Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tranh thủ bảo vệ mình và tìm mọi cách xuyên tạc, ngăn chặn quyền lợi của chúng ta. Tuy nhiên, lúc ấy VN tuy là nước nhỏ nhưng lại đang ở thế lớn, được nhiều nước quan tâm lắng nghe, vì vừa chiến đấu và chiến thắng những đối thủ nặng ký nhất thế giới...
Ngày ký kết lịch sử
“Năm 1977 cũng là lần đầu tôi công tác ở Mỹ, đối mặt với nhiều cái khó, từ tiền bạc đến cả vấn đề an ninh, bảo mật”, ông Tuấn cười kể thời làm đại sứ ở quốc gia thân thiện như Cuba, ngoại giao đoàn VN được bạn bao cấp tất cả. Nhưng qua Mỹ, tất cả đều phải móc tiền túi trong khi đất nước đang khan hiếm ngoại tệ. Cán bộ đi nước ngoài phải tính toán tiết kiệm từng đồng. Thậm chí, có lần ông Tuấn đi trình quốc thư mà chỉ đi một mình để tiết kiệm.
Chi phí ở Mỹ lại đắt đỏ, đoàn VN chỉ dám thuê vài phòng khách sạn đàng hoàng một chút để ở ghép. Khi có người trong nước qua họp hành phải nhồi người thêm. Chật chội quá thì kiếm khách sạn hạng rẻ hơn để thuê thêm vài phòng. Mọi người lúc nào cũng ăn mặc tươm tất, nhưng đâu ai biết họ đã tranh thủ mua đồ giảm giá ở vỉa hè.
An ninh ở quốc gia vừa mới chạm súng trên chiến trường cũng là vấn đề của đoàn VN. Thời kỳ đầu, phái đoàn VN bị giới hạn đi lại trong bán kính 25 dặm tính từ tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở
Trải qua nhiều phiên họp căng thẳng, cuối cùng hội nghị Luật biển cũng kết thúc thành công. VN là một trong những nước đầu tiên ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Nó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu chính đáng của đất nước, bác bỏ hoàn toàn những tranh chấp chủ quyền bất hợp pháp sau này. “Anh em ngoại giao đoàn chúng tôi đặt bút ký kết được Luật biển 1982 mà thở phào nhẹ nhõm vì cảm thấy mình đã hoàn thành trách nhiệm với Tổ quốc!
Nó chính là cơ sở pháp lý được thế giới công nhận, để chúng ta bảo vệ chủ quyền chính đáng biển đảo, thềm lục địa hiện nay của mình” ông Võ Anh Tuấn xúc động kết thúc câu chuyện.
Quốc Việt
No comments:
Post a Comment